Dù đã xuất hiện hàng chục năm nay nhưng tàu sân bay vẫn khẳng định vị trí là bá chủ của đại dương. Điều này được thể hiện qua việc hầu hết các nước lớn đều thèm muốn được sở hữu tàu sân bay trong tay. Bất chấp những tranh cãi ngày càng tăng về giá thành, chi phi cũng như tính thích hợp của những chiếc tàu sân bay, lực lượng hải quân trên khắp thế giới vẫn tiếp tục bổ sung vào kho vũ khí của mình những chiếc tàu sân bay với tốc độ nhanh chưa từng thấy kể từ sau thế chiến II.
Hiện tại, đang có 9 cường quốc sở hữu tổng số 21 tàu sân bay hoạt động trên thế giới.
Mỹ
Mỹ là nước có số lượng tàu sân bay nhiều nhất thế giới và cũng là nước sở hữu những chiếc tàu sân bay tối tân nhất thế giới. Mỹ đang có trong tay 11 chiếc tàu sân bay. Tất cả những chiếc tàu này đều là siêu tàu sân bay chạy bằng năng luợng hạt nhân với trọng lượng nước rẽ đều từ hơn 90.000 tấn trở lên. USS Enterprise là chiếc tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới và 10 chiếc tàu sân bay khác của Mỹ thuộc lớp Nimitz. Những chiếc pháo đài nổi này đã trở thành xương sống của sức mạnh Hải quân Mỹ từ sau thế chiến II, thể hiện sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ trên khắp thế giới.
[/size]
Tàu USS George Washington |
Tàu USS George Washington - một trong những chiếc tàu sân bay lớn nhất thế giớ của Mỹ, hiện đang được triển khai ở Yokosuka, Nhật Bản, gần với Trung Quốc.
Dù đang sở hữu số lượng tàu sân bay nhiều hơn của tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại nhưng Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi việc sản xuất thêm những chiếc tàu sân bay tối tân để củng cố sức mạnh vượt trội của Hải quân nước này.
Hải quân Mỹ dự kiến sẽ “trình làng” tàu Gerald R. Ford, tàu chỉ huy thuộc nhóm 3 siêu tàu sân bay lớp mới, vào năm 2015. Mỗi chiếc siêu tàu sân bay này có trị giá khoảng 9 tỉ USD.
Nga
Là một trong hai cường quốc vũ khí hàng đầu thế giới, Nga không thể không có trong tay loại tàu chiến được mệnh danh là bá chủ của đại dương. Thừa hưởng hầu hết di sản vũ khí quân sự từ thời Liên Xô, Nga đang sở hữu một chiếc tàu sân bay mang tên Đô đốc Kuznetsov với trọng tải lên tới hơn 67.000 tấn. Tàu Đô đốc Kuznetsov được hạ thủy từ đầu những năm 1990, hiện được triển khai trong Hạm đội Biển Bắc. Chiếc Kuznetsov có chiều dài 300m, chở được 26 chiến đấu cơ và 24 trực thăng. Tuy nhiên, tàu sân bay của Nga kém hiện đại hơn tàu sân bay Mỹ rất nhiều. Trong khi tàu sân bay của Nga vẫn còn chạy bằng động cơ hơi nước thì các tàu của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.
[/size]
Nga đã từng từ bỏ ý định đóng tàu sân bay vì thiếu kinh phí. Tuy nhiên, gần đây Nga bất ngờ tuyên bố sẽ theo đuổi kế hoạch đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Và chiếc tàu đầu tiên loại này của Nga sẽ được đưa vào biên chế của Hải quân năm 2023.
Anh
Anh là một trong những cường quốc đầu tiên sở hữu tàu sân bay. Tuy nhiên, hiện tại nước này chỉ còn sở hữu duy nhất một chiếc tàu sân bay mang tên HMS Illustrious có trọng tải 22.000 tấn.
[/size]
Trước năm 2005, Anh sở hữu 3 chiếc tàu sân bay gồm Invincible, Royal Ark và HMS Illustrious R06. Cả 3 tàu chiến này đều được chế tạo từ năm 1977 và 1981 nên đã trở nên lạc hậu, thua xa những chiếc tàu sân bay hiện đại của các nước khác. Chính vì thế, tháng 8/2005, Anh đã loại chiếc tàu sân bay Invincible ra khỏi biên chế phục vụ trước thời hạn. Đến đầu năm ngoái, Anh tiếp tục loại thêm chiếc Royal Ark. Hiện tại, với việc chỉ còn sở hữu duy nhất tàu HMS Illustrious R06, Hải quân Anh rơi vào cuộc khủng hoảng tàu sân bay thực sự, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tác chiến của lực lượng này.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, Anh đã bắt tay vào sản xuất 2 chiếc tàu sân bay mới: HMS Queen Elizabeth và HMS Prince ở Wales, mỗi chiếc có trọng tải 65.000 tấn. Trọng tải của một tàu mới này lớn gần gấp ba lần trọng tải của tàu sân bay hiện có trong hạm đội của Anh. Theo kế hoạch, hai tàu sân bay mới của Anh sẽ được đưa vào biên chế phục vụ trong hai năm 2014 và 2016.
Pháp
Hải quân Pháp hiện đang sở hữu một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Con tàu này được đặt tên theo cố Tổng thống Pháp - Charles de Gaulle. Dù chỉ có một tàu sân bay nhưng tàu sân bay của Pháp rất hiện đại và là chiếc lớn nhất châu Âu. Tàu này có thể triển khai được 40 máy bay chiến đấu, với quân số lên tới 1.150 thủy thủ, trang bị hệ thống công nghệ hiện đại.
[/size]
Với những trang thiết bị tối tân, hiện đại nhất, Charles de Gaulle có khả năng hoạt động liên tục 45 ngày trên biển mà không cần nhận tiếp tế nhu yếu phẩm.
Pháp đang có kế hoạch đóng thêm một chiếc tàu sân bay mới.
Các nước khác sở hữu tàu sân bay
Ngoài 4 nước lớn trên, câu lạc bộ các nước sở hữu tàu sân bay còn có Italia, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil. Italia có 2 tàu sân bay đang hoạt động gồm: tàu Giuseppe Garibaldi có trọng tải 14.000 tấn và tàu Gavour có trọng tải 27.000 tấn. Cả hai tàu sân bay của Italia đều thuộc loại STOVL (loại tàu sân bay dành cho những máy bay cất cánh trên đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng).
Cũng giống như Italia, Tây Ban Nha có hai tàu sân bay gồm tàu Principe de Asturias có trọng tải 17.000 tấn vào tàu Juan Carlos I có trọng tải 27.000 tấn. Mặc dù Hải quân Tây Ban Nha chỉ gọi tàu Juan Carlos I là tàu tấn công đổ bộ nhưng tàu này có đường băng dành cho những chiếc máy bay cất cánh trên đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
[/size]
Tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ. |
Ấn Độ chỉ có duy nhất một chiếc tàu sân bay mang tên INS Viraat. Đây là chiếc tàu chiến được New Delhi mua về từ Anh. Tuy nhiên, Ấn Độ đang có kế hoạch mua và đóng thêm tàu sân bay.
Thái Lan là nước đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu một chiếc tàu sân bay. Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet được đóng bởi một công ty đóng tàu Tây Ban Nha. Con tàu này cũng thuộc loại STOVL.
Brazil cũng là nước sở hữu duy nhất một chiếc tàu sân bay mang tên Sao Paulo. Brazil đã mua chiếc tàu chiến này từ Pháp năm 2000.[/size]
Theo Vnmedia