[justify] [/justify]
[justify]Ném em bé cầu may[/justify]
[justify]Trong suốt 500 năm qua, những người theo đạo Hồi ở phía tây của Ấn Độ vẫn luôn duy trì truyền thống ném em bé từ độ cao 15 mét xuống mặt đất để cầu may. Đây là dịp mà những em bé sơ sinh được đưa lên trên nóc của một tòa nhà và thả cho rơi xuống phía dưới, nơi đã có sẵn một chiếc giường bạt được căng sẵn ra. Có em bé được chọn làm nhân vật chính cho nghi lễ truyền thống lâu đời này luôn luôn là niềm tự hào to lớn dành cho cha mẹ cũng như tất cả gia đình. Với việc được thả cho rơi xuống từ độ cao 15 mét, mọi người tin tưởng rằng sức khỏe tốt, may mắn, sự can đảm và tuổi thọ lâu dài sẽ đến với em bé.[/justify]
[justify]Treo mình trên lưỡi câu sắc lẻm[/justify]
[justify]“Garudan Thookkam” là một tục lệ khá nổi tiếng được thực hiện tại đền Kali ở phía nam Ấn Độ. Những người tham gia sẽ ăn vận giống như Garuda (đức Chúa của đạo Hindu), họ cùng nhảy và cuối cùng là màn biểu diễn rùng rợn với việc tự treo mình lên khỏi mặt đất thông qua các lưỡi câu sắc lẻm móc vào phần da trên lưng. Thỉnh thoảng, những người đàn ông này còn ẵm theo cả các em bé trên tay của mình. Trong khi bị treo đầy đau đớn trên các lưỡi câu này, họ sẽ được đưa vòng quanh ngôi đền như một hành động biểu hiện lòng thành kính với đức Chúa. Mặc dù mọi thứ có vẻ an toàn đối với em bé song việc bị rơi từ trên độ cao 15 mét xuống mặt đất sẽ luôn khiến những người xung quanh cảm thấy phải "thót tim".[/justify]
[justify]Thiên táng[/justify]
[justify]Thiên táng là một tập tục chôn cất của những người Tây Tạng. Theo quan niệm của người dân nơi đây, người chết chỉ thực sự được siêu thoát khi mà thân xác họ được để trên đỉnh núi và bị động vật ăn thịt. Như ở trong hình, thi hài của người chết được phơi “trần trụi” giữa thiên nhiên. Thậm chí, người nhà của người chết còn xẻ thịt của họ ra và phơi các bộ phận trong cơ thể họ ra ngoài để thu hút thú ăn thịt, chủ yếu là “kền kền” đến ăn. Phần lớn người Tây Tạng tôn sùng đạo Phật, họ quan niệm thân thể con người giống như một con tàu và có thể bị bỏ đi khi người đó không còn sống nữa. HIện nay, tập tục này bị cấm vì quá “kinh dị”, tuy nhiên một số gia đình vẫn cho phép đám tang của người thân được thực hiện theo nghi thức này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]