Teen 24h 2008-08-31 09:17:52

Những tấn văn B52 của học trò =))


[size=2]“Em xin các thầy các cô chấm bài của em cho em xin 6 điểm, có 6 điểm thi môn văn em mới đậu. Nếu lần này em rớt nữa, bố em sẽ giết chết em mất. Mong thầy cô cứu em với”. Đó là lời khẩn cầu "xót xa nỗi lòng" của một thí sinh viết bằng chữ in to tướng ở cuối bài làm của mình. Sau kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh cao đẳng, đại học các năm gần đây, trên một số tờ báo có những bài viết dẫn ra [/size][size=3]nhiều lỗi chính tả, cách diễn đạt, câu văn ngây ngô, không hiểu nổi, đọc lên cười ra nước mắt của các sĩ tử[/size][size=2] trong bài thi môn Văn.[/size]
[size=3]♥..Những vần thơ lạc bước mây bồng..♥[/size]
- Không ít những trường hợp các sĩ tử thay vì viết văn để lột tả nội dung, ý nghĩa của văn bản đề thi yêu cầu thì lại chơi nguyên tràng "văn khấn" cốt mong cho giám khảo "nương bút giùm". Hay hài hước hơn là làm "thơ chế" để "mua vui vài trống canh", và đây là một điển hình của thể thi văn trên đc phát hiện ở Hội đồng chấm thi tỉnh Quảng Ngãi trong kì thi tốt nghiệp THPT lần 2:
Câu 2 (3,0 điểm) (Đề 1)
[size=3]Trong bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của Huy Cận có đoạn:[/size]

[size=3]Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bấy giờ mặt vẫn chau.
[/size](Theo Văn học 12, tập một, trang 125, NXB Giáo dục-2006)
[size=3][size=5]. [/size]Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa nội dung đoạn thơ trên?[/size]
–> Không biết rằng có phải thí sinh này có óc khôi hài quá hay không mà đã viết một bài thơ "con cóc sốc hàng" như sau:
Thay áo thư sinh choàng áo lính
Đổi đường sung sướng lấy gió sương

Trai không sương gió đời không sạch
Gái không giọt lệ thiếu tình thương


Tội nghiệp tao lắm chăn ơi
Vì mày sấu lắm nên tao phải làm
Tao làm chẳng dám kêu oan
Vuốt ve cẩn thẩn cái màn vẫn nhăn
Tại màn hay tại cái chăn
Từ nay chăn bảy, chăn đừng
Mầy mà còn sấu đời tao còn buồn


Nằm bệ ngắm như nằm khách sạn
Ngắm mục tiêu như ngắm bước em
Tình của lính nằm trong hộp tuýp đạn
Khoá an toàn như cầm chắc trong tay

Ngày nay con gái ghét lính ghê
Nó bảo lính nghèo nó chẳng mê
Mai sau con trai đi lính cả
Hỏi rằng con gái ghét hay mê

Anh nhìn em qua khe thước ngắm
Mục tiêu anh đã chuyển động từ lâu
Cự ly xa xôi không nói nên lời
Đường ngắm đúng ô cuộc đời xa quá

_____******_____
[size=2]:::Chuẩn bị ra trận..:::[/size]
Câu 3 (5,0 điểm) ( đề 2)

[size=3]Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu:[/size][size=3]
Ta về, mình có nhớ ta
[/size][size=3]…..Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.[/size]
(Theo Văn học 12, tập một, trang 246, NXB Giáo dục-2006)
–> Vâng, vẫn với vốn "văn thơ lai láng như cái máng heo ăn", thí sinh này không hề phân tích đoạn thơ trên như đề thi yêu cầu, mà đã họa lại một bức tranh rất đỗi "trữ tình kinh vãi con chim én" vỏn vẹn chỉ 2 đoạn nho nhỏ. Với 4 câu đầu, ta còn thấy chất thi ca lãng mạn nồng nàn của tình yêu đôi lứa; sang đến đoạn còn lại, chất thi ca trên đã biến thành nồi cầy tơ thơm ngào ngạt! Xin đc trích dẫn:
Đố ai định nghĩa tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Có cô gánh nước bên bờ suối
Thấy em đẹp quá thế là yêu.

Anh mơ ước có một thảo nguyên đầy chó
Một nông trường đầy lá mơ xanh
Một dãy trường sơn đầy riềng, sả, ớt
Một đầm lầy đầy nước mắn tôm
Một dòng sông đầy rượu pha cồn
Để anh đây ngày đêm tu luyện.

♥..[size=3]Dị bản + cải biên + sex + bình loạn =???[/size]..♥
- Dưới ngòi bút "bom nả đạn bắn" của các sĩ tử, ngay đến tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - 1 kiệt tác văn học xuất sắc của nền văn xuôi kháng chiến chống Pháp - cũng đc nâng lên 1 tầm cao mới: cổ tích hiện đại.
"Vào đêm thứ 3, A Phủ bị trói Mị đã nghĩ đến việc sẽ cứu A Phủ, cả nhà đã ăn cơm, và uống rượu xong, Mị để dành một nắm cơm khi đã về khuya, Mị ra chỗ A Phủ ăn, rồi Mị cởi trói cho A Phủ. Được cứu A Phủ đã rủ Mị đi cùng nhưng Mị không đủ sức để đi nữa. Những tưởng rằng hai vợ chồng chịu khó làm ăn là có thể trả nợ được nhưng đâu ngờ khi chưa lấy nhau họ đã nghèo bây giờ lại càng nghèo hơn khi phải nuôi thêm mấy đứa con nữa. Gia đình Mị ngày ngày chăm chỉ làm ăn mong sớm có tiền để trả nợ nhưng đến khi mẹ của Mị qua đời gia đình cô vẫn không thể trả được nợ, thậm chí không có tiền để làm tang cho mẹ, từ đó mấy bố con Mị nương tựa vào nhau để sống. Mị cảm thấy rất đau khổ cho số phận nhỏ bé của mình, cô còn tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Nhưng trên đôi vai bé nhỏ của cô vẫn còn gánh nặng về người cha già và em nhỏ của cô nữa, cô rất thương cha và em nên cô đã cam tâm làm thân trâu ngựa cho nhà thống lý".
[size=2]:::Sẵn sàng !:::[/size]
Một thí sinh khác viết: "Màn đêm buông xuống bao phủ cả không gian. Mị chạy đến bên A Phủ, và bảo A Phủ là tỉnh dậy đi mau lên, ta đến cứu chàng đây. Mị cắt dây thừng cởi trói cho A Phủ. A phủ nói thế nàng không đi sao. Nếu tôi đi thì nàng ở đây sẽ bị họ tra tấn dã man lắm đấy. Hãy đi cùng tôi, tôi sẽ che chở cho nàng…".
Và đến xuyên tạc tác phẩm: "Vì đánh nhau với A Sử nên A Phủ đã bị bắt vào nhà thống lý khi được biết tin A Phủ bị bắt Mị rất lo lắng, không biết làm thế nào để cứu thoát cho A Phủ vì A Phủ là người tình của Mị. Hai người yêu nhau say đắm thì họ bị bắt vào nhà thống lý và họ đã lâu không gặp nhau… Sau khi cởi trói cho A Phủ hai người ôm nhau khóc, hai người chẳng biết làm thế nào để thoát, bí quá hai người nghĩ đến con đường bỏ trốn”.
Không dừng lại ở đó, trong ngày thi 23-6 vừa qua ở ĐH Thái Nguyên, Hội đồng chấm thi đã phát hiện 1 bài văn "sex" trong số các bài dự thi vào khối D. Theo nét chữ người ta đoán rằng thí sinh này là nam và đã dùng những lời lẽ nhạo báng trong bài thi. Đặc biệt, tại câu 2, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" đã được viết thành chuyện "sex" hết sức thô tục. Cuối bài viết, thí sinh còn vẽ một khuôn mặt cười với lời nhắn gửi: “Kính gửi Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, bài thi của tôi xứng đáng nhận điểm 10”!
[size=2]:::Dzô nèo !:::[/size]
Bên cạnh "Vợ chồng A Phủ", câu thơ trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng cũng đc một bạn thí sinh "cách điệu" rất tài tình:
[size=2]"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo cởi bao giờ”…[/size]
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình không phân ban) năm học 2007-2008 có hai đề, thí sinh được chọn một. Trong đó, đề I, câu 3 yêu cầu như sau : [size=3]Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm[/size].
"Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả".
Khi đọc lại SGK Ngữ Văn 12, ai cũng thấy khi giới thiệu bài thơ "Bên kia sông Đuống", các tác giả soạn SGK đã ghi rõ:
+ [size=3]Chó ngộ:[/size] chó dại+ [size=3]Đàn lợn âm dương[/size][size=3]:[/size] tranh lợn làng Hồ có xoáy âm dương xanh đỏ - tượng trưng loại lợn giống tốt, hay ăn chóng lớn. Ngày Tết, người ta treo tranh lợn âm dương để mong chăn nuôi phát đạt!
Đằng này bằng bút pháp tinh xảo của mình, các bạn ý đã viết những lời bình rất ư là độc đáo. Xin được trích dẫn:
[size=5]1.[/size] Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu. Những con chó thì kiệt sức, mệt mỏi, không phải một hay hai con mà từng đàn “lưỡi dài lê sắc máu” chúng chỉ còn chờ chết, chúng đã cùng đường không còn lối thoát “kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”!Tiếp đến là: Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa đôi ngả. Lợn là một loài được mệnh danh là động vật ăn tạp và dễ nuôi, thế mà mẹ con đành phải đôi ngã chia ly, âm dương cách biệt!
[size=5]2.[/size] Tuy đọc qua chỉ thấy toàn là hình ảnh của những con vật nhưng cũng gây sốc đối với độc giả.Những đàn chó thì bị sức ép của bom đạn hay mũi giày của Pháp khiến cho chúng thương tích đầy người “lưỡi dài lê sắc máu”. Những con lợn con đang vui đùa bên mẹ, nhưng bỗng chốc lại mồ côi, mẹ mất con, con mất mẹ, từ nay sống hai bên âm dương thế giới.
[size=5]3.[/size] Bọn giặc quá tàn bạo hung dữ cả xúc vật “chó ngộ một đàn” - chúng giết chó bằng thuốc độc, tàn sát chúng thảm hại “lưỡi dài lê sắc máu”. Còn đàn lợn con chưa biết gì thì cướp đi người mẹ của chúng. Thương thay cho đàn lợn con vì phải chia lìa mẹ, âm dương cách biệt đôi ngã.
[size=5]4.[/size] Nhìn những chú chó ngày nào còn quây quần bên chủ được ăn những bữa ăn ngon và cùng quấn quít bên người chủ nó mà giờ đây lại ngộ một đàn. Dường như chúng ta bây giờ có thể tưởng tượng ra được những gương mặt đáng thương, hoảng loạn của những chú chó đó.
[size=5]5.[/size] Bọn giặc còn đàn áp “mẹ con đàn lợn” vào ngõ cụt không còn lối thoát, phải “chia cắt âm dương”, “chia lìa đôi ngả”.
[size=5]6.[/size] Tàn bạo hơn nữa là những đàn chó dễ thương kia, chúng có tội gì đâu mà giờ đây lại “lưỡi dài lê sắc máu”!
[size=5]7.[/size] Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu/Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang. Ba câu thơ trên muốn nói đàn chó chạy hỗn loạn, chạy mệt đến nổi “lưỡi dài lê sắc máu”, cuối cùng kiệt sức ở “ngõ thẳm bờ hoang”!
[size=5]8.[/size] Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu. Những chú chó cũng thật tội nghiệp, lưỡi dài lê thê đẫm đầy máu!
[size=5]9.[/size] Khi kéo quân vào thì bọn giặc đã làm cho nhân dân trở nên khổ sở đau thương, ruộng thì khô, nhà thì cháy, chó thì đã chia lìa, lưỡi lê thì đẫm máu của nhân dân!
[size=5]10.[/size] Mẹ con đàn lợn đang sống hạnh phúc bên nhau, chỉ vì bọn giặc kéo đến đã làm thay đổi mọi thứ, mẹ con đàn lợn từ đây mỗi người một ngã, âm dương cách biệt!…
[size=2]:::Á à..ko đẹp nhớ :::[/size]

[size=3]♥..Từ "râu ông nọ cắm cầm bà kia"..♥[/size]
- Học sinh Hà Nội có phần khấm khá hơn so với các bạn trong cả nước, nhưng vẫn còn một số rất chi "bay bướm bắt bông". Lui Aragông rõ ràng là người Pháp nhưng có bạn vẫn "hồn nhiên cây chuối chiên" ghi rằng đó là người Nga, quê ở Sông Đông cùng với Sôlôkhốp. Nếu ko phải Sôlôkhốp thì có bạn lại vô tư thay quê quán Mácxim Goócki vào Lui Aragông, hoặc "cao tay" hơn là trích tác phẩm Mácxim Goócki nhưng lại đề tác giả là Lui Aragông…Còn "trường phái" khác nữa là xào nấu Lui Aragông với Êxênin theo công thức: một nửa ông này ( năm sinh, năm mất thui nhé! ), một nửa ông kia ( lai lịch, thành tựu, tác phẩm cho đậm đà ).
Và có bạn "nhõng nhẽo" hơn, đề cho rành rành "Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân", sau một hồi viết lan man, bạn ý "tung hứng" tác phẩm "Vợ nhặt" sang cho Nguyễn Tuân. Thậm chí có bạn miêu tả rất "ấn tượng khó phai" về nạn đói nhưng nói chắc như đinh đóng cột đó là nạn đói năm 2000 chứ ko phải nạn đói năm 1945…
[size=2]:::Nhầm lẫn là thế:::[/size]
Hay trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu, có bạn đã liên tưởng tới câu thơ trong bài "Cuối thu" của Hàn Mặc Tử, và đây là kết quả:
"Cây gì mảnh khảnh run cầm cập/ Đợi gió đông về gầy xác xơ"…
[size=3]♥..Nội công thâm hậu..♥[/size]
- Viết về người lái đò trên sông Đà, Nguyễn Tuân dùng từ "ông đò" để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì lại có những bạn dùng "lão lái đò", một từ để gọi nhân vật khi ko có thiện cảm.
[size=2]:::Xong rùi, mịt wé :::[/size]
Có bạn viết: "lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ" hay là "bọn đá gầm ghè", trong khi có những bạn còn phóng tác: “ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì". Kể cả văn phong của các phim cổ trang kiếm hiệp cũng đc các bạn ý vận dụng triệt để trong bài thi tốt nghiệp THPT của mình: "ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết nó".
Trong tác phẩm "Việt Bắc" có hình ảnh "kẻ ở người đi" đó là người chiến sĩ Cách mạng & chiến khu Việt Bắc. Nhưng vấn đề ở đây là: từ tình cảm mộc mạc nhưng sâu sắc gắn bó ấy, có bạn đã "mùi mẫn hóa" thành tình cảm của một cặp vợ chồng. Thế là bao nhiêu nỗi nhớ nhung da diết, tình cảm mặn nồng thiết tha của người phụ nữ ở nơi quê nhà nhớ về chồng đã đc bạn ý sáng tạo đáng nể…
[size=2]:::Rất sáng tạo:::[/size]
[size=3]♥..Đến bịa hoàn toàn..♥[/size]
- Hiểu câu " Trám bùi để rụng, măng mai để già" như thế nào, có những bạn viết rất thâm thúy như sau: “trái măng là những sản vật đặc sắc của núi rừng Việt Bắc. Ngoài cơm chấm muối các chiến sĩ còn được thưởng thức những “củ” trám ngọt bùi, những miếng măng luộc thơm phức của người dân Việt Bắc. Nay các chiến sĩ trở về Hà Nội, người dân Việt Bắc không nỡ ăn mà vẫn “để phần” cho các chiến sĩ cách mạng đến mức rụng cả đi".
[size=2]:::Tiếc nuổi…:::[/size]
Hơn cả thế, có bạn đã mạnh dạn thay đổi người tình cho nhân vật Chí Phèo khi nói đến tình huống độc đáo của "Vợ nhặt". Cụ thể sự tình như sau: "Trong văn học VN, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ.Ví dụ những chuyện tình cảm của Chử Đồng Tử và Công chúa hay tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt" ( Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu ). Có bạn lại "cách mạng hóa" rằng "Rừng xà nu" đc viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp…
[size=2]:::Làm sao có thể thay thế đc tình iu mà Thị Nở dành cho Chí Phèo??:::[/size]
[size=3]♥..Lỗi nằm ở đâu?..♥[/size]
[size=4]1.[/size] Lỗi chính tả
- Đây là phần lỗi mà các bạn ý "ưa chuộng" nhứt, như đây: "Mị cắt dây cởi chói & tự lấy dây chói mình vào cột chịu chết thay cho A Phủ" hay là "Mị phải làm lô lệ cho nhà thống lý Pá Cha không biết đến bao giờ mới ra được".
[size=2]:::Nhìn hình các bạn cũng bít sai ở đâu zồi nhỉ:::[/size]
[size=4]2.[/size] Lỗi thêm bớt
- Đứng ở vị trí thứ 2 là cái lỗi này đây, do uống Cô gái Hà Lan nên trí tưởng tượng của các bạn ý bay xa lắm lắm:
[size=4]. [/size]"Chao ôi, nghệ thuật không phải là ánh trăng lửa đỏ, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là không đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than".
[size=4].[/size] "Khi Hoàng Cúc biết tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh hủi, đã sang cửa hàng mua một tấm thiệp để gửi, trong tấm thiệp có lá trúc, hàng cau trong đó có ghi "Chúc chư huynh sớm khỏi bệnh " mà không ký tên gửi cho Hàn Mặc Tử".
[size=4]. [/size]"Quản ngục khum khum đến ngồi bên cạnh Huấn Cao".
[size=4].[/size] "Ba con người chụm đầu vào nhau để xem chữ".
[size=4]. "[/size]Vì trong ngục ẩm ướt, suốt ngày muỗi rệp quản ngục gãi lưng cho Huấn Cao để mong đc xin chữ".
[size=4]. [/size]"Không có tiền buộc anh phải làm thuê cho Pa Tra, A Phủ được giao cho một đàn ngựa để chăn, nhưng một sự cố bất ngờ đã xảy ra với anh là cả đàn ngựa bỗng dưng bị một con hổ ăn thịt, anh bị bắt trói vào cột cho đến khi người nhà Pa Tra tìm thấy con ngựa nếu không A Phủ sẽ phải chết thay. Van xin một hồi rằng mình có thể tìm thấy con hổ đã ăn thịt con ngựa kia, nhưng không được chấp nhận A Phủ đành chờ chết".
[size=4].[/size]"Mị là người con gái trẻ đẹp nhất vùng, góc giường mà Mị nằm có những chàng trai yêu Mị, mến Mị thường hay lui tới cho nên mòn cả chân giường".
[size=4].[/size]"A Sử bước vào buồng Mị không ngần ngại với thúng dây đay trói đứng Mị ở góc nhà, A Sử còn cột cả tóc Mị vào đầu để Mị đỡ ngọ nguậy, thật độc ác!".
[size=4].[/size]"Trong một thời gian ngắn Mị đã quyết định cắt dây trói cho A Phủ Mị chỉ kịp nấc lên một tiếng "Đi ngay" nhưng A Phủ đã quá yếu, nhưng đứng trước cái chết có thể đến nơi, A Phủ vùng lên lao về phía trước lăn xuống dốc".
[size=4].[/size]"Trong đêm tối không còn một bóng người Mị sẵn sàng quên mình để cứu A Phủ, trước khi A Phủ đi Mị dặn với theo: A Phủ hãy chạy đi đừng quay lại với bọn dã man này".
[size=2]:::Đừng nên thêm mắm muối:::[/size]
[size=4]3.[/size] Lỗi diễn đạt
- Xếp thứ 3, đó là đồng chí này. Các bạn ý đa phần là thiên về hướng viết lan man, diễn đạt dài dòng, câu cú lủng củng, ko hiểu đúng tác phẩm, hiểu sai câu thơ, đoạn thơ. Điển hình thế này:
[size=4].[/size]"Mùa thu trong thơ Xuân Diệu cũng vắng vẻ không có sự xuất hiện của con người, mùa thu có thể nói đó là mùa mà dường như các loài cây cũng đang lim dim ngủ”.
[size=4].[/size]"Tác giả dùng từ hơn để nói lên số lượng nhiều, nhiều loài hoa đã rụng cành, nghĩa là xuân sắp trôi đi, hoặc là xuân sắp qua, mùa xuân hoa nở, khi hoa hé nở thì xuân đã về. Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh".
[size=4].[/size]"Xuân Diệu cảm nhận xuân bằng mắt, tai nghe, sử dụng từ láy run rẩy rung rinh những luồng gió bay xa cùng mùa xuân, ta cảm nhận được thơ Xuân Diệu thật say mê".
[size=4].[/size]"Vậy mà lúc này thì "Gió theo lối gió mây đường mây", vì sao thế? Có lẽ đã có chuyện gì xảy ra mà chúng xa nhau như thế. Dòng nước thì buồn thiu, buồn thối thế mà ven sông nơi phù sa bồi đắp hoa bắp lại đung đưa, lay qua lay lại như muốn cợt trêu người".
[size=2]:::Ngắn gọn nhưng lắng đọng…:::[/size]
[size=4]4.[/size] Lỗi không mạch lạc, tư duy lộn xộn
- Cái này hay bị nhầm lắm đây…
"Nhìn thấy A Phủ, Mị thương người lại nghĩ đến thân, Mị hiểu rằng có áp bức thì có đấu tranh, tức nước vỡ bờ, đấu tranh là hạnh phúc, hành động của Mị đã khẳng định mọi người đều có quyền tự do và bình đẳng. Vợ chồng A Phủ đã khẳng định một bản án đanh thép giáng xuống kẻ thù. Con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng sẵn sàng hy sinh xương máu để đổi lấy tự do. Mị sợ nếu bỏ trốn theo A Phủ thì bị mang tiếng là đi theo trai nên đã ở lại"…

[size=2]:::Nên suy nghĩ rành mạch rõ ràng..:::[/size]
[size=2]:::Trao đổi bài nhau sau giờ thi:::[/size]
-:¦:-[size=3] [/size][size=3]P/s[/size]: [size=3]Để lý giải cho những bài văn trên, có một vị nữ giám khảo cho rằng do học sinh nắm chưa vững kiến thức, học chưa sâu, chưa kĩ, chưa chăm, học vội vàng nên lú lẫn..dù chương trình Ngữ Văn lớp 12 không khó. Một phần nữa là do học sinh đã quá quen với ngôn ngữ đối đáp rút gọn, ngôn ngữ khi nói chuyện với bạn bè, khẩu ngữ…nên sự diễn đạt trong văn chương chưa gãy gọn, trôi chảy dẫn đến câu có câu mất. Vẫn có hàng ngàn lí do việc học sinh "xuất khẩu thành văn" những bài viết như trên, và dù có dùng mọi biện pháp để khắc phục, trên hết vẫn là [size=4]niềm đam mê học hỏi[/size] của các bạn.[/size]
[size=2]:::Niềm đam mê là quan trọng nhất:::[/size]
[size=2] [/size]

[size=5]–*HOPE U ENJOY IT*–[/size]

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)