1. Những tai họa từ chiếc xe của Jame Deans
[justify]Tháng 9/1955, tài tử điện ảnh Mỹ Jame Deans thiệt mạng trong một tai nạn giao thông kinh hoàng khi đang lái chiếc xe hơi thể thao Porsche của anh. Sau sự cố, chiếc xe được xem là vật vô cùng đen đủi.[/justify]
[justify]Khi chiếc Porsche được kéo khỏi hiện trường tai nạn và đưa tới một garage, động cơ xe đột nhiên rơi ra ngoài và đè lên một thợ cơ khí, cán nát cả hai chân người này. Cuối cùng, một bác sĩ đã mua lại động cơ xe và lắp nó vào xe đua của ông. Thật không may, vị bác sĩ này đã mất mạng không lâu sau đó trong một cuộc đua. Cũng tại cuộc đua này, một tay đua khác đã chết trong chính chiếc xe lắp trục truyền động lấy từ xế hộp của Jame Deans.[/justify]
[justify]Một thời gian sau, khi người ta quyết định tái sửa chữa chiếc xe Porsche đen đủi, garage chứa nó đã bị hoả hoạn. Khi xe được đem đi trưng bày ở Sacramento, nó bất ngờ trượt khỏi bục và làm vỡ mông một trẻ vị thành niên.[/justify]
[justify]Tại Oregon, xe moóc chở chiếc Porsche của Jame Deans đã tuột khỏi moóc kéo và đâm nát phần trước một cửa hiệu. Cuối cùng, vào năm 1959, chiếc Porsche xấu số đột nhiên vỡ vụn thành 11 mảnh một cách khó hiểu trong lúc vẫn nằm trong khung đỡ bằng thép.[/justify]
2. Hai lần thoát nạn nhờ cùng một người
[justify]Vào khoảng những năm 1930 ở Detroit, một bà mẹ trẻ (có lẽ vô cùng bất cẩn) chắc chắn phải hàm ơn suốt đời một người đàn ông có tên Joseph Figlock. Khi Figlock đang đi bộ xuống phố, đứa con của người mẹ trẻ đã ngã từ một cửa sổ ở trên cao xuống trúng người ông. Và Figlock đã nhanh tay chặn đứng hậu quả có thể khủng khiếp của tai nạn. Cả ông và đứa trẻ được cứu không bị tổn hại gì.[/justify]
[justify]Một năm sau, sự việc trên lặp lại một cách khó hiểu khi chính đứa bé đó lại ngã từ cửa sổ xuống người Figlock khi ông một lần nữa đang đi ngang qua phía dưới. Và thần may mắn lại mỉm cười với họ khi cả hai đều sống sót an toàn qua sự cố.[/justify]
3. Đạn găm trúng đích sau vài năm
[justify]Nhiều người biết chuyện của Henry Ziegland đều cho rằng ông trời đã đùa cợt với số phận của anh. Năm 1883, Ziegland chia tay bạn gái khiến cô này quá đau khổ và tìm tới cái chết. Anh trai của cô gái xấu số rất tức giận và đã truy đuổi, rồi dùng súng bắn hạ Ziegland. Tin là mình đã giết được kẻ làm khổ em gái, người anh lập tức chĩa súng vào mình tự sát. Tuy nhiên, Ziegland chưa bị bắn chết.[/justify]
[justify]Trong thực tế, viên đạn chỉ sượt qua mặt anh và găm vào một cái cây gần đó. Ziegland chắc chắn đã nghĩ anh quả là một người may mắn. Tuy nhiên, vài năm sau, Ziegland quyết định đốn hạ cây to có găm viên đạn trong đó (mà anh không biết). Công việc dường như khó khăn đến mức Ziegland buộc phải dùng một vài thanh thuốc nổ để cho nổ tung cái cây. Vụ nổ đã làm nảy viên đạn khỏi thân cây và găm vào đầu Ziegland, giết chết anh tại chỗ.[/justify]
4. Hai kẻ sinh đôi, một số phận
[justify]Câu chuyện về số phận gần giống nhau của các cặp sinh đôi thường rất đáng kinh ngạc, nhưng có lẽ không có trường hợp nào gây sửng sốt hơn câu chuyện về hai anh em song sinh ở Ohio. Hai cậu bé bị chia tách nhau ngay lúc mới chào đời và được các gia đình khác nhau nhận nuôi. Không hề hay biết về sự tồn tại của đứa trẻ song sinh còn lại, cả hai gia đình đều đặt tên các cậu bé là James. Và đây mới chỉ là khởi đầu của các sự trùng lặp.[/justify]
[justify]Cả hai cậu bé James đều có tài vẽ kỹ thuật và thành thạo nghề mộc. Khi lớn lên, cả hai cùng theo học ngành luật và cưới vợ có cùng tên Linda. Cả hai đều sinh con trai, một được đặt tên là James Alan, một là James Allan. Về sau, hai anh em song sinh đều li dị vợ và cưới những người phụ nữ mới cùng tên Betty. Thêm một điểm đặc biệt nữa là cả hai cùng sở hữu những chú chó được đặt tên là Toy. 40 năm sau cuộc chia ly thời thơ ấu, hai anh em đã có cơ hội tái hợp và cùng chia sẻ những điểm tương đồng đáng kinh ngạc trong cuộc sống của họ.[/justify]
5. Chuyện đời giống tiểu thuyết
[justify]Vào thế kỷ thứ 19, cây bút viết truyện kinh dị nổi tiếng Egdar Allan Poe đã viết một cuốn sách nhan đề “Chuyện kể của Arthur Gordon Pym”. Nội dung tiểu thuyết kể về 4 người sống sót trong một vụ đắm tàu. Họ phải lênh đênh trên một chiếc thuyền phụ giữa biển khơi trong nhiều ngày trước khi quyết định sẽ giết và ăn thịt cậu bé phục vụ dưới tàu có tên Richard Parker để duy trì sự sống.[/justify]
[justify]Một vài năm sau, năm 1884, con thuyền hai cột buồm Mignonette bị chìm ngoài khơi và chỉ có 4 người sống sót phải lênh đênh trên một chiếc thuyền phụ trong nhiều ngày. Cuối cùng 3 thành viên lớn tuổi hơn trong số họ đã giết và ăn thịt cậu bé phục vụ. Tên của nạn nhân cũng là Richard Parker.[/justify]
6. Anh em song sinh chết cùng ngày tháng
[justify]Năm 2002, hai anh em song sinh 27 tuổi đã chết cách nhau vài giờ đồng hồ sau các vụ tai nạn riêng rẽ trên cùng một con đường ở phía bắc Phần Lan. Người đầu tiên trong cặp sinh đôi thiệt mạng khi cậu bị một chiếc xe tải nghiến phải khi đang đạp xe ở Raahe, cách thủ đô Helsinki 600km về phía bắc. Hai giờ đồng hồ sau, người anh em trai của cậu cũng bị giết chết cách đó 1,5km.[/justify]
[justify]“Đây thực sự là một sự trùng hợp mang tính lịch sử. Mặc dù con đường này rất đông đúc nhưng tai nạn thường không xảy ra hàng ngày. Tôi đã dựng cả tóc gáy khi biết hai nạn nhân là anh em song sinh. Nó khiến tôi nghĩ rằng có thể ai đó ở trên cao xanh kia đã có tiếng nói dàn xếp trong sự cố này”, nữ cảnh sát Marja-Leena Huhtala phát biểu với Reuters.[/justify]
7. Ba lần tự tử bất thành vì một thầy tu
[justify]Joseph Aigner là một họa sĩ vẽ chân dung tương đối nổi tiếng ở nước Áo thế kỷ 19 nhưng ông rõ ràng là một người không hạnh phúc. Aigner đã nhiều lần tìm cách tự tử. Nỗ lực tìm tới cái chết lần đầu tiên của ông được thực hiện năm 18 tuổi bằng cách treo cổ. Tuy nhiên, hành động điên rồ đã bị ngăn chặn bởi sự xuất hiện đầy khó hiểu của một thầy tu dòng Francis. Đến năm 22 tuổi,Aigner lại cố treo cổ tự vẫn lần nữa và lại được chính vị thầy tu lần trước cứu kịp thời.[/justify]
[justify]8 năm sau, Aigner bị kết án treo cổ vì các hoạt động chính trị của mình. Một lần nữa, anh lại được cứu sống nhờ sự can thiệp của vị thầy tu năm xưa. Đến năm 68 tuổi, danh hoạ cuối cùng thành công trong việc tự tử khi kết liễu đời mình bằng một khẩu súng lục. Và người cử hành lễ tang củaAigner không ai khác chính là vị thầy tu dòng Francis – người mà tới chết Aigner thậm chí vẫn không biết tên.[/justify]
8. Hai cha con bạc bịp
[justify]Năm 1858, tay cờ bạc bịp khét tiếng Robert Fallon bị bắn chết do hành động trả thù của những người từng chơi bài Poker với ông ta. Họ tuyên bố, Fallon đã thắng 600 USD nhờ gian lận trong ván bài. Trong khi ghế của Fallon còn trống và không một tay chơi nào khác sẵn lòng đặt cược 600 USD (con số hiện được coi là đen đủi) thì một người trẻ tuổi xuất hiện. Người này ngồi ngay vào chỗ của Fallon và đặt cược 600 USD bằng số tiền của người chết.[/justify]
[justify]Vào thời điểm cảnh sát tới để điều tra vụ sát hại Fallon thì tay chơi mới đã biến 600 USD đặt cược ban đầu thành 2.200 USD tiền thắng bạc. Cảnh sát yêu cầu chuyển 600 USD ban đầu cho người thân thích của Fallon và rồi phát hiện ra rằng tay chơi trẻ tuổi hoá ra là con trai của ông ta. Hai cha con đã không gặp nhau suốt 7 năm qua.[/justify]
9. Cuốn tiểu thuyết vô tình miêu tả điệp viên ở kế bên
[justify]Khi tiểu thuyết gia Mỹ Norman Mailer bắt đầu viết cuốn “Bờ biển Barbary”, ông không có ý định tạo dựng một nhân vật là một điệp viên người Nga. Tuy nhiên, trong quá trình viết, ông đã đưa hình tượng điệp viên Nga ở Mỹ thành một nhân vật phụ. Về sau, người điệp viên lại trở thành nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết.[/justify]
[justify]Sau khi cuốn sách hoàn thành, Cục quản lý nhập cư Mỹ đã bắt giữ một người đàn ông sống ở tầng phía trên căn hộ của Mailer. Kẻ bị bắt giữ là Đại tá Rudolf Abel, tình nghi là điệp viên hàng đầu của Nga đang làm việc ở Mỹ vào thời điểm đó.[/justify]
10. Mark Twain và sao chổi Halley
[justify]Nhà văn Mỹ danh tiếng Mark Twain chào đời năm 1835 đúng vào ngày xuất hiện sao chổi Halley. Ông từ giã trần thế cũng đúng vào ngày sao chổi Halley xuất hiện lần tiếp theo vào năm 1910. Bản thân nhà văn cũng từng dự đoán vào năm 1909 rằng: “Tôi xuất hiện cùng với sao chổi Halley vào năm 1835. Nó chắc chắn sẽ tái xuất vào năm tới và tôi chờ đợi được ra đi cùng với nó”.[/justify]
11. Ba người xa lạ trên một chuyến tàu
[justify]Trong những năm 1920, 3 người Anh đi riêng rẽ bằng tàu hoả qua Peru. Vào thời điểm làm quen với nhau, họ là 3 người duy nhất có mặt trong toa tàu hoả. Việc giới thiệu hoá ra thú vị hơn nhiều so với những gì họ có thể tưởng tượng được. Một người có họ là Bingham. Người thứ hai có họ là Powell. Và họ của người thứ ba đáng ngạc nhiên lại là Bingham – Powell. Cả 3 người khẳng định chẳng có quan hệ gì với nhau.[/justify]
12. Hai anh em chết vì cùng một lái xe taxi
[justify]Năm 1975, trong khi đang lái xe máy ở Bermuda, một người đàn ông đột nhiên bị một chiếc xe taxi đâm phải và cán chết. Một năm sau đó, em trai của người đàn ông xấu số cũng thiệt mạng trong tình huống giống hệt. Trong thực tế, lúc tử nạn người em đang lái chiếc xe máy của người anh quá cố. Điều đặc biệt gây sửng sốt là, thủ phạm lần này lại chính là lái xe taxi lần trước. Ông ta đang lái chiếc xe từng giết chết người anh và thậm chí đang chở cùng một người khách lần trước.[/justify]
13. Đồ bỏ quên của hai người bạn trong khách sạn
[justify]Năm 1953, phóng viên truyền hình Irv Kupcinet có mặt ở London để đưa tin về lễ đăng quang của Nữ hoàng Ellizabeth II. Trong một ngăn kéo ở phòng nghỉ tại khách sạn Savoy, anh phát hiện một số thứ mà qua nhận dạng thuộc về người đàn ông có tên Harry Hannin. Trùng hợp là, Harry Hannin – ngôi sao bóng rổ trong đội Harlem Globetrotters nổi tiếng là một người bạn tốt của Kupcinet. Tuy nhiên, câu chuyện còn một tình tiết thú vị khác. Chỉ hai ngày sau, trước khi có thể kể cho Hannin nghe khám phá may mắn của mình, Kupcinet nhận được một bức thư từ Hannin. Trong lá thư, Hannin thông báo cho Kupcinet biết rằng, trong khi nghỉ tại khách sạn Meurice ở Paris, anh đã tìm thấy trong ngăn kéo một chiếc cà vạt có thêu tên Kupcinet trên đó.[/justify]
14. Hai ông Brysons cùng một phòng khách sạn
[justify]Trong một chuyến công tác vào cuối những năm 1950, ông George D. Bryson đã dừng chân và đăng ký phòng ở khách sạn Brown tại Louisville, Kentucky. Sau khi ký tên nhận chìa khoá phòng 307, ông tới bàn để thư để xem có bức thư nào gửi cho ông hay không. Cô gái đưa thư trao cho ông một phong bì đề người nhận là Ngài George D. Bryson, phòng 307. Mọi chuyện chẳng có gì đặc biệt ngoại trừ việc bức thư không dành cho ông mà là cho người thuê phòng 307 trước đó, một người cũng có tên đầy đủ là George D. Bryson.[/justify]
15. Anh em song sinh cùng chết vì đau tim
[justify]John và Arthur Mowforth là hai anh em sinh đôi sống cách nhau gần 130km ở Anh. Vào buổi tối ngày 22/5/1975, cả hai đều rất mệt vì bị đau ngực. Gia đình cả hai người hoàn toàn không hay biết về việc người kia bị ốm. Cả hai anh em được đưa vào các bệnh viện khác nhau gần như cùng một thời điểm. Và cả hai đã chết vì đau tim không lâu sau khi nhập viện.[/justify]
16. Số phận bị kịch của tàu Titanic
[justify]Năm 1898, nhà văn nổi danh người Mỹ Morgan Robertson viết cuốn tiểu thuyết “Sự phù phiếm”. Nội dung cuốn sách miêu tả cuộc hành trình đầu tiên của một con tàu chở khách xuyên Thái Bình Dương sang trọng có tên gọi Titan. Mặc dù được ca ngợi là không thể chìm, tàu Titan đã đâm phải một tảng băng và bị đắm. Nhiều người có mặt trên tàu đã bỏ mạng giữa biển khơi.[/justify]
[justify]Năm 1912, tàu Titanic – một tàu chở khách sang trọng xuyên Thái Bình Dương được đông đảo tung hô là không thể chìm cũng đâm vào một tảng băng và bị đắm trong chuyến đi đầu tiên, kéo theo cái chết của rất nhiều hành khách và thành viên thuỷ thủ đoàn. Trong tiểu thuyết, tháng xảy ra vụ tai nạn là tháng 4 – trùng với thời điểm của sự kiện có thật. Cuốn sách viết có 3.000 hành khách trên tàu trong khi đời thực là 2.207. Trong sách, tàu gặp nạn có 24 xuồng cứu hộ dự trữ còn đời thực con số này là 20.[/justify]
[justify]Vài tháng sau khi tàu Titanic bị chìm, một tàu chở hàng chạy bằng hơi nước di chuyển qua khu vực Thái Bình Dương đầy sương mù chỉ với một chàng trai trẻ trực gác hoa tiêu. Đột nhiên chàng trai nghĩ rằng con tàu của anh ta đang ở vị trí mà tàu Titanic từng bị chìm. Anh ta càng cảm thấy hoảng sợ khi nhớ tới tên con tàu của mình là Titanian. Thần hồn nát thần tính, chàng trai lên tiếng báo động. Con tàu dừng lại, vừa kịp lúc một tảng băng khổng lồ lù lù xuất hiện sau màn sương mù, án ngữ ngay đường tiến của con tàu. Như vậy, tàu Titanian đã được giải cứu.[/justify]
17. Tìm thấy sách từ thuở thơ ấu
[justify]Trong khi cây bút viết tiểu thuyết Mỹ Anne Parrish đang lục lọi tại các hiệu sách ở Paris trong những năm 1920, cô tình cờ nhìn thấy một cuốn sách từng nằm trong danh mục yêu thích của mình thời thơ ấu có nhan đề “Jack Frost và các câu chuyện khác”. Cô nhặt quyển sách cũ lên và đưa nó cho chồng, rồi kể cho anh nghe về cuốn sách mà mình đặc biệt thích từ hồi còn nhỏ. Chồng cô cầm quyển sách, lật mở từng trang và thấy trên trang để trắng đầu cuốn sách có dòng chữ “Anne Parrish, 2009 đường N. Weber, Colorado Springs”. Đó chính là cuốn sách cũ thuộc sở hữu của Anne.[/justify]
18. Bánh pudding mận của nhà văn
[justify]Năm 1805, nhà văn Pháp Émile Deschamps được một người lạ mặt tự xưng Monsieur de Fortgibu thết đãi một ít bánh pudding mận. 10 năm sau, ông lại nhìn thấy món bánh pudding mận trong thực đơn của một nhà hàng ở Paris và muốn gọi một ít. Tuy nhiên, người bồi bàn nói với ông rằng chiếc bánh cuối cùng đã được dùng để phục vụ một người khách khác – quý ông de Fortgibu năm nào. Một thời gian dài sau đó, vào năm 1832, Émile Deschamps đi ăn tối và một lần nữa được mời ăn bánh pudding mận. Ông nhớ lại sự cố xảy ra trước đó và nói với bạn bè rằng chỉ còn thiếu mỗi ông de Fortgibu thì mọi việc sẽ trở nên hoàn hảo. Và gần như đúng lúc ấy, ông de Fortgibu nay đã già yếu đột ngột bước vào phòng.[/justify]
19. Bản sao của Vua Umberto I
[justify]Tại Monza, Italia, Vua Umberto I tới một nhà hàng nhỏ để ăn tối với một sĩ quan tuỳ tùng là Tướng Emilio Ponzia-Vaglia. Khi chính người chủ nhà hàng ra phục vụ Vua Umberto, ngài nhận thấy bản thân và người này trông như hai bản sao về khuôn mặt và vóc dáng. Cả hai bắt đầu trò chuyện và phát hiện thấy giữa họ còn có nhiều điểm tương đồng thú vị hơn: Cả hai sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm (14/3/1844), tại cùng một thị trấn. Họ đều cưới vợ có cùng tên Margherita. Người chủ nhà hàng khai trương cơ sở của ông đúng vào ngày Vua Umberto làm lễ đăng quang. Ngày 29/7/1900, Vua Umberto được thông báo rằng người chủ nhà hàng đã chết đúng vào hôm đó trong một tai nạn đi săn bí ẩn. Và trong lúc bày tỏ niềm thương tiếc của mình, Vua Umberto bị một kẻ chủ trương vô chính phủ trong đám đông ám sát.[/justify]
20. Ngày đen đủi của Vua Louis XVI
[justify]Khi Vua Louis XVI của nước Pháp còn là một đứa trẻ, ngài được một nhà chiêm tinh cảnh báo luôn phải đi cùng đội cận vệ vào ngày thứ 21 mỗi tháng. Điều này khiến Vua Louis khiếp sợ đến mức ngài chưa bao giờ đi công cán vào ngày hôm đó. Tuy nhiên, đáng tiếc là không phải lúc nào nhà vua cũng để đội cận vệ tháp tùng. Ngày 21/6/1791, sau cuộc Cách mạng Pháp, Vua Louis cùng Hoàng hậu bị bắt giữ ở Varennes khi đang tìm cách trốn khỏi Pháp. Ngày 21/9/1791, Pháp bãi bỏ thể chế quân chủ và tuyên bố là một quốc gia Cộng hoà. Cuối cùng, vào ngày 21/1/1793, Louis XVI bị hành hình trên máy chém.[/justify]