Những lỗi khó chiụ nhưng phổ biến khiến blog không được ai quan tâm tìm đọc, mà đôi khi chính chủ nhân cũng không hề hay biết.
[size=3]Không được bình luận trong blog[/size] [justify] [/justify]
[justify]Bạn sẽ khó chịu đến nhường nào nếu đọc một bài viết thú vị, muốn bình luận nhưng .. phần bình luận (comment) đã bị tắt? Tệ hơn, bạn hăm hở gõ vài dòng comment, nhưng khi nhấn “gửi” lại bị đòi hỏi điền địa chỉ email hoặc .. đăng kí làm thành viên dịch vụ. Ở Việt Nam, Yahoo! 360 là ngoại lệ do nhà nhà, người người dùng Yahoo Messenger để chat, do đó ít người để ý đến tầm quan trọng của mục comment. Nhưng nếu mới chuyển từ Y!360 sang dịch vụ khác, đặc biệt là các dịch vụ blog trong nước, bạn cần đảm bảo “ngôi nhà mới” cho phép độc giả “chat chit” với mình dễ dàng.[/justify]
[justify] [/justify]
[size=3]“Xào nấu” từ blog khác[/size] [justify] [/justify]
[justify]Các blogger lười viết nhưng thích lang thang trên mạng thường thói quên “vác” bài người khác về blog mình. Nhưng trong nhiều trường hợp, blogger thản nhiên “bê nguyên” bài viết về mà “quên” mất tên tác giả, tin tưởng “ở trên mạng nào biết mình là ai”. Một số blogger khác “nhặt nhạnh” rồi “xào nấu” thêm vào nội dung gốc, sau đó đề tên mình làm tác giả. Cách này có thể che mắt người đọc một thời gian, nhưng họ sẽ nhanh chóng bỏ rơi blog nếu phát hiện sự thật.[/justify]
[size=3]Nhồi nhét quá nhiều link vào bài viết[/size] [justify] [/justify]
[justify]Một số blog “nhái” theo phong cách báo chí “nửa mùa”, nhồi nhét hàng tá đường dẫn đến site, diễn đàn v.v.. để tăng sức nặng cho bài viết của mình. Rất tiếc, không ai đủ thời gian và kiên nhẫn đi theo tất cả đường dẫn đó - vài câu ngắn gọn tóm tắt ý là quá đủ.[/justify]
[size=3]Khiếu thẩm mĩ tồi tệ[/size] [justify] [/justify]
[justify]Nhiều blogger trẻ cố gắng nhồi nhét vô số font chữ lạ mắt, các ảnh nền blog sặc sỡ và rất nhiều mặt cười rối rắm vào blog, khiến ảnh nền và chữ lẫn lộn. Blog dạng này có thể thu hút các bạn trẻ “xì tin”, nhưng làm phần lớn còn lại khó chịu. Không phải ngẫu nhiên các blogger nổi tiếng đều chọn màu nền đen, chữ có tông màu ấm dịu, với kich thước font chữ lớn hơn bình thường một chút.[/justify]
[size=3]“Tôi bận quá, hôm nay không có bài viết nào mới”[/size] [justify] [/justify]
[justify]Thực tế, blog không nhất thiết phải có bài đều đặn - blogger cũng là người có cuộc sống riêng tư bận bịu. Nhưng nếu viết hẳn một entry chỉ để “thanh minh” khiến người đọc vào xem và “mừng hụt”, bạn đang gây khó chịu cho người đọc.[/justify]
[size=3]Kể lể đời tư lên blog[/size] [justify] [/justify]
[justify]Đây thường là những tin quá cá nhân không ai quan tâm, như “tôi đi mua giày mới, tôi đi mua quần áo mới”. Blog chỉ tập trung những thông tin cá nhân vô nghĩa như thế sẽ không bao giờ có người đọc (tất nhiên, trừ trường hợp bạn chỉ viết giải trí mà không cần người khác quan tâm mình viết gì).
Blog không có sẵn RSS hoặc bất cứ cách thức cập nhật bài viết thuận tiện nào khác
Công cụ đọc tin RSS được nhiều người dùng hơn vẫn tưởng, thậm chí ngay trình duyệt Firefox cũng có khả năng nhận diện RSS feed tự động. Nếu bạn đầu tư viết blog thay vì viết lan man, việc đầu tiên cần làm là giúp người đọc cập nhật tin trên “trang chủ” của mình một cách dễ dàng.[/justify]
[size=3]Blogger “không tên không tuổi”[/size] [justify] [/justify]
[justify]Không phải ai cũng thích viết vào phần comment, đặc biệt nếu blog được viết theo hướng cập nhật tin tức liên tục, hoặc tin có chiều sâu. Những tin tức “nóng nhất” sẽ do độc giả mang tới các nhà báo-blogger qua nickname Yahoo Messenger được đặt trên blog. Những ý kiến trao đổi có giá trị nhất cũng sẽ đến từ các email của người đọc.[/justify]
[justify]Những kinh nghiệm trên chỉ hữu dụng với các blogger viết bài cung cấp thông tin cho độc giả, thay vì viết cho bản thân “xả stress” hoặc chỉ dành cho người thân, bạn bè v.v.. Bạn hoàn toàn có thể phớt lờ chúng nếu …không có nhu cầu đổi mới blog, hoặc không muốn sản phẩm tinh thần của mình được nhiều người biết tới![/justify]