S.E.X là chủ đề muôn thuở của mọi thế hệ, mọi xã hội. Dù có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này nhưng cần phải khẳng định rằng, loài người sẽ không thể sinh tồn nếu như không có tình dục.
1.“Ba đêm cấm động phòng” của người Chăm
Là một dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ, người Chăm ở Việt Nam sinh sống nhiều tại các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai… Người Chăm được biết tới với tập tục “trai lớn ở rể, gái lớn cưới chồng”.
Một đám cưới truyền thống của người Chăm.
Ngay sau nghi thức đón rể trong đám cưới Chăm truyền thống là lễ nhập phòng the. Trước khi “động phòng”, cô dâu chú rể được ông mai bà mối căn dặn rằng: trong ba ngày đêm đầu tiên, vợ chồng mới cưới không được đụng chạm vào nhau và tuyệt đối kiêng kị “chuyện ấy”.
Để ngăn cách những cử chỉ thân mật của họ, ông mai bà mối cũng sắp xếp một cỗ mâm tơ hồng gồm trầu cau, nến sáp cháy suốt ngày đêm, đặt vào chính giữa giường của hai vợ chồng. Xung quanh các góc tường, trên gối ở phòng the, người Chăm cũng đều yểm bùa linh thiêng.
Qua lời kể của những người Chăm cao tuổi, trong ba đêm này, đối với người mới cưới dài đằng đẵng như ba năm. Tuy nhiên, hai người ở gần nhau nhưng chỉ được nhìn nhau, phải nhắc nhở mình làm chủ bản thân.
Nếu cặp vợ chồng nào vượt qua họ sẽ yêu nhau mãnh liệt, đắm say hơn rất nhiều. Kết thúc ba ngày này, ông mai bà mối sẽ làm một lễ nhỏ, tháo gỡ các bùa chú trên giường chiếu và cho phép hai vợ chồng gần gũi nhau.
Vượt qua 3 đêm đầu tiên, cô dâu chú rể sẽ có một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi
Thực ra, tục ba đêm cấm động phòng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nhiều người còn kể rằng, tục này được ghi trong sách Kamasutra cổ đại vì người Ấn Độ xưa rất coi trọng đời sống tình dục sau khi cưới nên xem đây là một nét đẹp trong tình yêu lứa đôi.
2. Tục “ngủ thảo” của người Raglai
Raglai là một dân tộc thiểu số thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai - Polynesia cư trú chủ yếu ở Ninh Thuận, Khánh Hòa và Bình Thuận. Tộc người này có một phong tục cực kỳ độc đáo, đó là “ngủ cùng nhưng cấm quan hệ”.
Tên chính xác của luật tục này là “ngủ thảo”, nó chỉ áp dụng cho các đôi nam nữ còn trẻ đang yêu và muốn tiến tới hôn nhân. Theo đó, người Raglai quan niệm hôn nhân mà không có tình yêu thì chắc chắn sẽ dẫn tới đau khổ. Do vậy, tục “ngủ thảo” ra đời nhằm thử thách tình cảm của các đôi trai gái.
Một ngôi nhà sàn truyền thống của người Raglai.
Cụ thể, các đôi trai, gái từ 20 tuổi trở lên nếu thực sự yêu thương và muốn tiến tới hôn nhân có thể tự do lựa chọn “ngủ thảo” như là cách để ra mắt cả bản làng. Việc “ngủ thảo” này sẽ diễn ra ở một nhà dài truyền thống và trong khi ngủ, các đôi lứa không được phép làm chuyện ấy. Điều duy nhất họ có thể làm ấy là nắm tay nhau trong khi ngủ.
Theo tục này, nếu cả hai thành công, họ sẽ được phép cho kết hôn với nhau. Ngược lại, nếu chuyện ân ái xảy ra, họ có thể bị phạt hàng chục con lợn, gà, trâu, bò để chuộc lỗi với xóm làng.
Tục "ngủ nhưng không sex" kiểu này cũng xuất hiện tương tự ở một số dân tộc anh em thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.
3. XXX trong ngày "đèn đỏ", người chồng có thể bị ngồi tù - Uruguay
Người dân ở các quốc gia Nam Mỹ thường nổi tiếng với sự tự do và thoải mái. Thế nhưng, vẫn có những điều luật chặt chẽ trong một số trường hợp nhất định. Điển hình là ở Uruguay, người ta cấm các ông chồng không được quan hệ với vợ mình trong những ngày "đèn đỏ".
Theo đó, chuyện ân ái trong những ngày người vợ có kinh nguyệt bị coi là cấm tuyệt đối. Nếu như vi phạm và người vợ báo cáo với chính quyền, người chồng sẽ phải chịu phạt nặng, thậm chí là ngồi tù.
Tuy nhiên, điều luật này có chỗ trái khoáy khi đồng thời lại cho phép người chồng thỏa mãn nhu cầu sinh lý của bản thân trong những ngày cấm tại các… khu đèn đỏ không quá 20 lần/tuần.
Vào những ngày này, dù chồng có muốn nhưng vợ cũng không cho phép.
Nhiều ông chồng đã tìm tới các phố đèn đỏ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
Dưới góc nhìn khoa học, thực sự đây là một luật tục hợp lý. Trong những ngày kinh nguyệt, niêm mạc tử cung rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Làm “chuyện ấy” trong thời gian này có thể dẫn tới rách và làm viêm nhiễm niêm mạc tử cung.
4. Sự thờ ơ với sex của người Nhật
Nhật Bản nổi tiếng thế giới với ngành công nghiệp phim người lớn, thế nhưng thật oái ăm khi hiện nay, giới trẻ Nhật Bản dường như thờ ơ, không mấy quan tâm tới “chuyện ấy”. Chưa hẳn là tục lệ, nhưng lối sống này đang ăn sâu và gây nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của xứ sở hoa anh đào.
Cụ thể, hội chứng “thích độc thân” hiện nay đang lan truyền khắp Nhật Bản. Hàng triệu thanh niên Nhật không còn hứng thú với hẹn hò, tình yêu cũng như ham muốn thể xác nữa. Theo khảo sát dân số học năm 2011, 61% nam giới và 49% nữ giới ở Nhật không có bất cứ mối quan hệ lãng mạn nào.
Theo dự đoán của chính phủ, 1/4 số phái yếu ở độ tuổi 20 nước này sẽ không kết hôn. Điều đó khiến Nhật trở thành nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ sinh thấp. Ước tính, vào năm 2060, dân số Nhật nhiều khả năng chỉ còn 1/3 hiện nay.
Dân số Nhật Bản ngày một già đi.
Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải bởi nhiều yếu tố cấu thành. Theo truyền thống, một gia đình Nhật chuẩn mực đòi hỏi một ông chồng làm công ăn lương và một người vợ nội trợ 24/7. Điều này trở nên khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế cũng như sự vươn lên của nữ quyền. Nhiều người trẻ Nhật cảm thấy bế tắc trước áp lực nặng nề của truyền thống.
Ngoài ra, sự khủng hoảng niềm tin với quan niệm “Hôn nhân là mồ chôn hạnh phúc” cùng việc thế giới ảo lên ngôi ở xứ hoa anh đào cũng là một nguyên cớ gây nên thái độ sống như trên.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: The Guardian, Encyclo, Wikipedia…