[justify]Biểu tình phản đối chiến tranh cũng nude, biểu tình đòi quyền được khỏa thân trong phố cũng nude, biểu tình đòi quyền bình đẳng cũng… nude. Có lẽ, tất tần tật đều được họ qui ra… khỏa thân để gây sức ép.[/justify]
[justify]1. Khỏa thân vì động vật[/justify]
Khẩu hiệu của PETA: Thà không mặc gì còn hơn mặc áo lông thú
[justify]Từ lâu chương trình bảo vệ động vật của PETA và khẩu hiệu ‘thà ở trần còn hơn mặc áo lông thú’ đã thu hút được sự đồng tình của hàng trăm triệu người yêu động vật trên thế giới. Chính vì vậy mà tổ chức này hàng năm đã tổ chức một cuộc chạy khỏa thân nhằm cổ động cho phong trào không giết hại động vật hoang dã. Và mỗi năm cuộc chạy này lại được tổ chức ở một nước trên thế giới. Vào năm nay, người dân Tây Ban Nha đã được ‘mãn nhãn’ khi hàng trăm người trong trang phục adam và eva chạy trên các con phố lớn ở thủ đô Madrid để biểu tình phản đối lễ hội săn bắn San Fermin ở Pamplona, Tây Ban Nha. Rất nhiều người đã đổ xô ra đường và hưởng ứng cũng như cổ vũ cho cuộc chạy thú vị này. Tuy nhiên đây chỉ là một hình thức mang tính tượng trưng, bởi lễ hội săn bắn vẫn được diễn ra và qui mô ngày càng… hoành tráng.[/justify]
[justify]2. Khỏa thân trên nóc ô tô[/justify]
Người tài xế gần như bất lực khi yêu cầu cô gái rời khỏi nóc xe của mình
[justify]Một người phụ nữ đã khỏa thân ở trên nóc xe ô tô trước cột đèn giao thông gần tòa nhà quốc hội Mỹ. Sau khi kêu gào phản đối chiến tranh ở Afghanistan và đòi chính phủ rút quân khỏi nước này trong khoảng 1 tiếng, có lẽ do đã thấm mệt nên người phụ nữ này bèn ngồi im lặng theo tư thế… tập yoga trên nóc xe ô tô. Cuối cùng cảnh sát đã được huy động tới để di chuyển người phụ nữ này đi nơi khác còn người tài xế lái xe thì bị phạt tiền vì tôi… để cho người phụ nữ khỏa thân đó trèo lên. “Thật là một hình phạt quá oan ức đối với tôi” – người tài xế có chiếc xe ‘đen đủi’ trên đã phàn nàn với báo chí.[/justify]
[justify]3. Khỏa thân đòi phụ nữ được… cởi trần giống đàn ông[/justify]
'Ức chế' vì đàn ông được cởi trần còn phụ nữ thì không
[justify]Một chiến dịch đòi quyền lợi bình đẳng đã được nổ ra một cách rầm rộ tại các nước Phương Tây và Mỹ. Hàng nghìn người phụ nữ đã để ngực trần đứng trước tòa nhà quốc hội đòi yêu cầu bãi bỏ lệnh cấm phụ nữ phải… mặc áo tại nơi công cộng. “Thật vô lí hết sức khi đàn ông được cởi trần đi lại trên phố, nằm ngủ ngang nhiên tại các bãi cỏ trong khi đó chúng tôi phải mặc quần áo trên người. Chúng ta đang sống trên một đất nước mà quyền tự do bình đẳng bị hạ thấp đến thế sao” – một người trong đoàn biểu tình phẫn nộ nói với báo chí. Và ngay lập tức một phiên họp bất thường đã được diễn ra tuy nhiên cho đến nay vẫn đề mặc hay không mặc vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi và đau đầu đối với chính phủ các nước.[/justify]
[justify]4. Khỏa thân phản đối việc tăng giá xăng[/justify]
Khỏa thân đi mua xăng để phản đối chính phủ tăng giá xăng
[justify]Tại thủ đô của nước Đức, sau khi bộ tài chính và công thương quyết định tăng giá xăng dầu trong dịp lễ Phục Sinh đã có rất nhiều người dân phản đối việc này. Và họ quyết định biểu tình bằng cách… khỏa thân khi đi mua xăng. Và lí do được đưa ra là: “Chính quyền tăng giá xăng lên cao khiến chúng tôi không đủ tiền mua, phải bán quần áo để mua xăng. Nên vì thế làm gì có quần áo để mặc”.[/justify]
[justify]Cuộc biểu tình phản đối ngầm nhưng lại có sức mạnh khủng khiếp này sau một thời gian ngắn diễn ra đã khiến chính phủ Đức phải… thu hồi lại lệnh tăng giá xăng trong lễ Phục Sinh. [/justify]
[justify]5. Khỏa thân vì… ghét cái thái độ ‘còi to cho vượt’[/justify]
Khỏa thân để phản đối thái độ 'tinh vi' của lái xe ô tô đối với người đi xe đạp
[justify]Vào ngày 13 tháng 3 năm nay, tại thành phố Lima đã diễn ra một cuộc biểu tình khỏa thân vô cùng qui mô và rộng lớn. Hàng nghìn người đổ ra đường và đi xe đạp trong tình trạng khỏa thân. Và cuộc biểu tình này mang một ý nghĩa, đó là yêu cầu chính phủ dành ra một số con đường cho xe đạp đi. Bởi mỗi lần xe đạp đi trong thành phố thường bị những người điều khiển xe ô tô bấm còi inh ỏi phía sau khiến họ khó chịu. “Tôi ghét cái thái độ còi to cho vượt của họ. Đừng tưởng đi xe ô tô là được quyền… bấm còi khi gặp xe đạp” – một người trong đoàn biểu tình… hồn nhiên bày tỏ ý kiến.[/justify]
[justify]Tuy nhiên sau đó chính quyền Lima đã phải để ra một số con đường hạn chế xe ô tô đi vào để dành đường cho người đi xe đạp.[/justify]