[size=6]Tinh nhuệ, thiện chiến, gan lỳ, bí mật… những lực lượng biệt kích được sinh ra chỉ để thực hiện “nhiệm vụ bất khả thi” với mức độ nguy hiểm và bất ngờ không ai có thể lường trước được.[/size]
Đối với mỗi quốc gia, các lực lượng biệt kích thường được tổ chức theo cơ cấu, mô hình và tên gọi khác nhau nhưng tựu trung họ có một điểm rất giống nhau là được sinh ra để thực hiện những nhiệm vụ bí mật, khó khăn và nguy hiểm nhất.
Dưới đây là danh sách 10 lực lượng biệt kích nổi danh và được cho là tinh nhuệ, “sát thủ” nhất thế giới.
1.SEAL(Mỹ)
Mặc dù là một lực lượng đặc biệt thuộcHải quân MỹnhưngSEAL(viết tắt từ các chữ Sea – biển, Air – không và Land – mặt đất) phải thực hiện các nhiệm vụ rất đa dạng bao gồm cả chiến đấu dưới nước, chống khủng bố, giải cứu con tin, đột kích vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ kẻ địch. Các chiến binh củaSEALđược huấn luyện và rèn luyện khả năng thích ứng rất cao và có thể chiến đấu trên bất kỳ địa hình, môi trường nào.
Dẫu vậy, cũng giống như các lực lượng biệt kích của các quốc gia khác trên thế giới, hầu hết các chiến công củaSEALđều bị giấu kín giống như danh tính, nguồn gốc và thân nhân của họ.
2. NhómAlpha(Nga)
Được thành lập từ năm 1974 với nhiệm vụ duy nhất là chống khủng bố nhưng hiện nayAlphađã lớn mạnh rất nhiều với khoảng 700 thành viên thiện chiến. Điều đáng nói là nhómAlphađã gần như không suy suyển hay bị ảnh hưởng nhiều bất chấp thời kỳ biến động vì sự sụp đổ của Liên Xô trước kia.
Trận đánh nổi tiếng nhất của nhómAlphalà vụ giải cứu 1.200 con tin, đa phần là trẻ em và phụ huynh của trường tiểu học Beslan hồi năm 2004. Khi đó, nhân ngày trường tổ chức lễ khai giảng, các tay súng thuộc tổ chức ly khai ở Chechen đã bao vây toàn bộ ngôi trường và bắt tất cả làm con tin để yêu cầu Chính phủ Nga nhượng bộ các yêu cầu ly khai của chúng.
3. The Kaibiles (Guatemala)
Trong giới biệt kích, những chiến binh “đã đứt dây thần kinh sợ hãi” củaGuatemalacòn là những bậc thầy hàng đầu thế giới về chiến thuật chiến đấu trong rừng rậm.
The Kaibiles được thành lập từ năm 1975 và nổi danh với câu khẩu hiệu: “Nếu tôi tiến lên, hãy theo tôi. Nếu tôi dừng lại, hãy thúc giục tôi và nếu tôi bỏ chạy, hãy giết tôi đi”.
4. Sayeret Matkal (Israel)
Đây là một đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Israel. Nổi tiếng là những chiến binh thiện chiến nhờ được trang bị vũ khí nhỏ gọn, giỏi võ thuật và cũng rất thạo trong việc thu thập tin tức tình báo hay hoạt động ngầm ở rất sâu trong lãnh thổ của kẻ thù. Tuy nhiên, ngày nay Sayeret Matkal hầu như chỉ còn được giao các nhiệm vụ chống khủng bố hay giải cứu con tin.
5. Kopassus (Indonesia)
Được thành lập năm 1952, Kopassus nhanh chóng trở nên khét tiếng với vai trò là lực lượng chuyên thực hiện các chiến dịch quân sự mũi nhọn và quan trọng của chính phủ.
6. Nhóm đặc nhiệm SSG (Pakistan)
Được thành lập với chức năng chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như đột nhập phá hoại, thu thập tin tức tình báo, chiến đấu cận chiến và gián điệp.
Trận đánh nổi tiếng nhất: Năm 1994, SSG được giao nhiệm vụ giải cứu các con tin gồm 74 học sinh và 8 giáo viên trên một chiếc xe bus bị bắt cóc bởi nhóm khủng bố người Afghanistan. Khi các cuộc đàm phán không mang lại kết quả, SSG đã sử dụng một vụ nổ giả để đánh lạc hướng chú ý của những kẻ bắt cóc rồi bí mật đột nhập vào trong xe, bắn chết 3 tên khủng bố và cứu thoát toàn bộ số con tin.
7. Delta Force (Mỹ)
Đây là một lực lượng đặc biệt khác cũng thuộc quân đội Mỹ với tên gọi Lực lượng đặc biệt số 1 Delta. Năm 2003, khi Mỹ quyết định tấn công, đánh chiếm Iraq và lật đổ chế độ Saddam Hussein, Delta đã được giao nhiệm vụ thâm nhập trước vào Baghdad để hướng dẫn cho các cuộc oanh kích của không quân và do thám tình hình quân đội Iraq thông qua mạng viễn thông của nước này.
8. SAS (Anh)
SAS là lực lượng chuyên chống bạo loạn, âm mưu lật đổ và cách mạng của Anh. Địa bàn hoạt động chủ yếu của SAS là những dãy núi hiểm trở, những cánh rừng và khu nông thôn hẻo lánh. Điểm đặc biệt là rất nhiều sĩ quan của SAS đã trở nên nổi tiếng nhờ… viết sách khi về hưu. Những cuốn sách kể về cuộc đời biệt kích của họ hầu hết đều thuộc nhóm “best-selling” (bán rất chạy).
Năm 1980, SAS được giao nhiệm vụ giải quyết vụ khủng hoảng con tin ở Đại sứ quán Iran ở London. Họ đã sử dụng lựu đạn khói và gây choáng nhằm đánh lạc hướng của những kẻ khủng bố rồi bất ngờ đột nhập, hạ gục 5 trong số 6 tên khủng bố để cứu thoát 16 con tin.
9. Eko Cobra (Áo)
Đơn vị chống khủng bố này của Áo chỉ có khoảng 200 chiến binh nhưng đặc biệt được ngưỡng mộ bởi tài leo trèo cũng như khả năng chiến đấu đa năng giống như trong những bộ phim hành động của tài tử Arnold Schwarzenegger ở Hollywood.
10. SASR – Trung đoàn không quân đặc biệt
Đây là đơn vị biệt kích không quân của Australia nhưng có chức năng, nhiệm vụ gần giống với đội SAS của Anh. Họ được chia thành 3 đơn vị riêng biệt và thực hiện các nhiệm vụ như chống khủng bố, theo dõi, trinh sát hay các chiến dịch ám sát.