[justify]Nhớ dai như… thực vật[/justify]
Cây bident thù dai |
[justify]Một thời gian sau, những "vết thương" đã hoàn toàn bình phục. Nhưng theo bạn, chúng sẽ quên hết những vết kim châm chỉ vì chút thức ăn nhỏ đó sao? Không hề. Bằng chứng là chúng không thèm tăng trưởng… Theo các nhà nghiên cứu, cây bident không phải là trường hợp ngoại lệ mà còn có rất nhiều loại thực vật khác đã không thèm lớn nếu bị đối xử không tốt.[/justify]
[justify]Thực vật “buôn dưa lê” với nhau?[/justify]
[justify]Có khi nào bạn nghe thấy cây cối "nói chuyện" không? Chắc chắn là không, ngay cả khi bạn đi giữa một rừng cây. Tuy nhiên, các nhà thực vật học lại cho rằng cây cối giao tiếp và kêu cứu đồng loại theo cách riêng của chúng mà thường xuyên nhất là trong trường hợp báo động có nguy hiểm. Chẳng hạn, sau khi bị sâu bọ tấn công, cây cà chua ngấm ngầm báo cho họ hàng biết bằng cách giải phóng một số phân tử mùi vào không khí. Bức thông điệp này được các nhà thực vật học xác định là có mùi của thảm cỏ mới bị xén. Ngay sau khi nhận được cảnh báo trên, các cây hàng xóm chuẩn bị đối phó với sự tấn công của những kẻ phá hoại bằng cách dùi mài vũ khí hóa học của chúng.[/justify]
[justify]Không chỉ có các loại cây trồng mới biết cảnh báo nguy hiểm cho nhau hay “buôn dưa lê” mà trong vùng thảo nguyên Nam Phi, các cây keo khi bị những chú koudou, loài động vật họ hàng với linh dương, tấn công ngay lập tức cảnh báo cho các cây xung quanh bằng bức thông điệp khí. "Tiếng kêu cứu" này giúp cho các cây khác tìm cách bảo vệ lá của chúng bằng cách tập trung toàn bộ chất tanin có vị chua chát lên lá. Đây là cách phòng thủ hữu hiệu để đẩy lùi những kẻ thù ăn lá.[/justify]
[justify]Chiến thuật chống hạn của thực vật[/justify]
[justify]Để chống lại cái nóng, con người biết lắp điều hòa không khí, vậy thực vật sẽ phản ứng như thế nào để tránh được “stress” về nước?[/justify]
[justify]Thông thường thực vật giữ lại trong mình rất ít nước hút được từ đất. Khi nhựa cây đi từ dưới rễ lên ngọn, nó chứa 98% là nước. Lượng nước này khi tới lá cây sẽ được bốc hơi thông qua các lỗ khí cực nhỏ trên bề mặt lá. Tuy nhiên, cây sẽ bị "stress" về nước nếu khối lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng nước mà cây hút được từ đất. Để tránh tình trạng này, trong quá trình phát triển, thực vật tiến hành áp dụng rất nhiều phương pháp nhằm tiết kiệm nước.[/justify]
[justify]“Khi rễ cây cảm nhận được tình trạng khan hiếm nước trong lòng đất, lập tức nó tổng hợp ra một loại hoóc môn gây stress. Đó là axit abscissique. Chất hóa học này theo nhựa cây lên đóng các lỗ khí bốc hơi nước trên bề mặt lá lại. Như vậy hạn chế được lượng nước bốc hơi” - Thierry Simonneau, nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm sinh lý môi trường thực vật chịu stress thuộc Viện Nông học Montpellier (Pháp) giải thích.[/justify]
[justify]Một số loài thì "chống hạn" bằng cách cuộn lá lại như cây ngô hoặc làm héo lá như cây hướng dương… Tuy nhiên như vậy cây sẽ chậm phát triển.[/justify]
[justify]Khả năng ngụy trang của động vật[/justify]
[justify]Không chỉ có con người chúng ta mới biết ngụy trang, phát hiện độc đáo của nhóm nghiên cứu động vật học người Đức khi quan sát những ứng xử trong giao cấu của loài kiến Cardiocondyla obscurior sinh sống tại vùng khí hậu nhiệt đới cho thấy, những con kiến đực thuộc loài này cũng biết sử dụng tới trò ngụy trang, để đánh lừa đồng loại, giả làm kiến chúa.[/justify]
[justify]Nghệ thuật cải trang của chúng tài tình tới mức một số con đực khác bị đánh lừa và còn đòi giao cấu với “cô em này”. Sở dĩ có trò đánh lừa nhau như vậy là do ở loài kiến Cardiocondyla obscurior, những con đực đánh nhau chí mạng để giành được tình cảm của kiến chúa. Sau những trận chiến, thương vong vô số. Trong các cuộc chiến đó, kẻ nào thông minh nhất sẽ giành quyền ưu tiên trong sự duy trì nòi giống.[/justify]
[justify]Loài kiến Cardiocondyla obscurior là loài vật đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện chúng có khả năng giả trang hoàn toàn đánh lạc hướng được những đối thủ khác, mà không hề mất đi vẻ quyến rũ của chúng trước những con kiến chúa.[/justify]
[justify]Trong khi đó, để trốn chạy kẻ thù, chồn Ermine có tên khoa học là Mustela erminea, sinh sống ở những cánh rừng ở Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á, cũng sử dụng tới chiêu thức cải trang. Loại chồn này thường chỉ thích sống một mình. Là loài thú săn rất điệu nghệ. Chúng có thể giết con mồi chỉ bằng một cú đớp mạnh và chính xác vào ngay sau cổ con mồi. Song nếu gặp nguy hiểm, con chồn khôn ranh này biết tiết ra mùi hôi khó chịu từ những tuyến ở đuôi để xua đuổi kẻ thù. Bình thường lông trên lưng của loài chồn này màu nâu, bên dưới bụng màu vàng hay trắng ngà, nhưng về mùa đông, ở những vùng lạnh giá, bộ lông của con vật này chuyển sang màu trắng để ngụy trang.[/justify]
[justify]Cũng liên quan tới hành động giả dạng, loài chim cu non ký sinh có khả năng nhại giọng siêu việt để sinh tồn. Trong một chiếc tổ của chim chích bông lau có 4 con chim chích con và một con chim cu ký sinh. Sẽ chẳng có điều gì xảy ra nếu chú chim cu con này ăn giống như 4 con chim chích con kia.[/justify]
[justify]Chim chích bông nuôi con theo hai tiêu chí: một là độ mở miệng của chim con và hai là số tiếng kêu của chim con đòi ăn. Và vì miệng của một con chim cu non rộng gấp đôi miệng của một con chim chích con và số tiếng kêu của chúng lại nhiều hơn hai lần số tiếng kêu của chim chích con, do vậy chim chích bố mẹ chỉ mang về một lượng thức ăn đủ cho 4 con non ăn và như vậy trong thời gian đầu chú chim cu non phải chịu đói. Nhưng ngay sau đó, nó đã biết điều chỉnh tiếng kêu và độ mở miệng của mình sao cho giống hệt những chú chim chích bông và cuối cùng chúng đã đánh lừa chim bố mẹ nuôi.[/justify]
[justify]Kỹ năng toán học của loài chim sâm cầm[/justify]
[justify]Để tránh phải ấp hộ đẻ thuê cho những kẻ chuyên đi đẻ trứng vào ổ kẻ khác nhờ ấp giùm, loài chim sâm cầm ở Bắc Mỹ đã thiết lập một hệ thống bảo vệ hết sức đặc biệt. Đó là khả năng đếm được số trứng trong tổ của chúng trước khi đi kiếm mồi, cũng như khi trở về. Có thể nói đây là một phát hiện khá độc đáo vì từ trước tới giờ, chưa một khẳng định khoa học nào cho rằng khả năng trên có ở loài lông vũ biết bay.[/justify]
[justify]Trong số cả chục quả trứng để lẫn lộn trong chiếc tổ của mình, một số loài sâm cầm có khả năng xác định được hai quả có lấm chấm đen, giống y như trứng của chúng được các nhà nghiên cứu cố tình để vào. Ngạc nhiên hơn, sau khi phát hiện “vật lạ”, chim sâm cầm đã đẩy hai quả trứng này ra bên rìa tổ, thậm chí chúng còn giấu những quả trứng lạ trên vào thành tổ để chúng không được hưởng bất cứ sự sấy nóng nào và như vậy những quả trứng này sẽ bị ung.[/justify]