[justify]
[/justify] Nghi vấn siêu Mặt trăng gây thảm hoạ cho Trái đất |
[/justify]
[justify]Vào 19h35' tối thứ 7, ngày 5/5 theo giờ GMT (tức 2h35' sáng 6/5 theo giờ Việt Nam), Mặt trăng tròn sẽ hiện ra lớn và sáng hơn bình thường. Tại thời điểm đó, Mặt trăng sẽ tiến vào điểm gần Trái đất nhất, cách 357.000km. Hiện tượng này được gọi là siêu Mặt trăng. Chênh lệch giữa điểm gần Trái đất nhất của Mặt trăng so với điểm xa nhất là khoảng 50.000km. Mặt trăng khi tiến gần Trái đất nhất sẽ to hơn 14% và sáng hơn 30% so với khi ở điểm xa nhất. Đồng thời, lực tác động lên thủy triều sẽ mạnh hơn 42%. Và như vậy, chính ở thời điểm gần Trái đất nhất, Mặt trăng sẽ khiến thủy triều dâng cao nhất. Hiện tượng này liệu có gây thảm họa cho loài người trên Trái đất?[/justify]
[justify]Tuy nhiên, Cơ quan Dự báo Thời tiết của Mỹ cho biết, không có gì phải lo lắng cả, bởi lực hút của Mặt trăng tại thời điểm tiến gần Trái đất nhất cũng chỉ làm thủy triều dâng lên thêm vài centimét so với thông thường và có thể tiếp diễn thêm vài ngày sau đó.[/justify]
[justify]Theo Space.com, để xem được hình ảnh đẹp nhất của siêu Mặt trăng, chỉ nên xem khi Mặt trăng đã lên cao hoặc trước khi lặn xuống gần đường chân trời. Lúc ấy, bạn sẽ thấy Mặt trăng phía sau các toà nhà hay các lùm cây, tạo ra hiệu ứng quang học làm cho Mặt trăng trông to hơn so với kích thước thật, và tạo nên một cảnh tượng đẹp mê hồn.[/justify]
[justify]Dailymail cho hay, trái ngược với những lời đồn sẽ xảy ra thảm hoạ khi Mặt trăng tiến gần Trái đất, đã có những báo cáo cho thấy siêu Mặt trăng hoàn toàn vô hại. Ví dụ, tháng 3/1983 hay tháng 12/2008 cũng xuất hiện siêu Mặt trăng nhưng không hề có thảm hoạ nào xảy ra.[/justify]
(Nguồn tham khảo: NASA/Space/Dailymail)
Bạn có thể xem thêm: Update siêu Mặt trăng, mưa sao băng ở Việt Nam đêm 5/5
[justify]
[/justify] Tìm thấy dấu vết cổ nhất về máu người trên người băng Otzi 5.300 tuổi |
[/justify]
[justify]Các nhà khoa học nghiên cứu hài cốt của Otzi, người bị đóng băng từ thời tiền sử nằm lại trên dãy Alps từ 5.300 năm trước, nói rằng họ đã tìm thấy dấu vết cổ nhất về máu của con người. Các nhà khoa học Đức và Italy cho biết, họ sử dụng kính hiển vi nguyên tử để kiểm tra các tế bào tại vết thương trên tay của người đàn ông ở thời Đồ Đồng do bị tên bắn.[/justify]
[justify]"Mẫu máu được nhìn thấy tương tự như mẫu máu hiện đại ngày nay" GS. Albert Zink, giám đốc Viện Nghiên cứu Xác ướp và Người băng ở Molzano, nói. “Cho tới nay, đây là bằng chứng rõ ràng nhất về tế bào máu có tuổi đời lớn nhất. Kỹ thuật mới này cũng có thể dùng để nghiên cứu các xác ướp cổ ở Ai Cập”. [/justify]
Dấu vết cổ nhất về máu của con người được tìm thấy trong người băng Otzi.
[justify]Otzi là tên tiếng Đức của khu vực mà người đàn ông này được tìm thấy. Otzi có mái tóc nâu, nhóm máu O, và được cho là đã chết ở tuổi 45 vì bị mũi tên bắn trúng trong lúc đang leo núi cách đây 5.300 năm. Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị công nghệ nano để quét bề mặt các lớp tế bào với đầu dò siêu nhỏ. Khi thiết bị này di chuyển trên bề mặt, các cảm biến đã đo đạc bất kỳ thay đổi rất nhỏ nào trên đầu dò, tạo nên một hình ảnh ba chiều. Các tế bào máu được tìm thấy có hình dạng chiếc bánh rán truyền thống, tương tự như của người khỏe mạnh ngày nay. [/justify]
(Nguồn tham khảo: National Geographic)
[/justify] Nghiên cứu về tác dụng tốt khi con người nghĩ tới cái chết |
[justify]Biết rằng cái chết là không tránh khỏi giúp mọi người hiểu ra cuộc sống của họ rất giá trị và nhận ra những thứ to lớn hơn chính mình, đó chính là quốc gia và tôn giáo. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ vừa được xuất bản trên tạp chí Personality and Social Psychology Review. Các nhà khoa học gọi đây là lý thuyết quản lý nỗi khiếp sợ.[/justify]
Trước đây, phần lớn nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào các hệ quả tiêu cực của ý nghĩ cái chết. Ví dụ, ý nghĩ đó làm tăng thái độ thù địch đối với những người có niềm tin và giá trị khác, làm tăng sự ích kỷ và thái độ phân biệt chủng tộc.
Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy việc quản lý nỗi khiếp sợ cũng mang lại nhiều tác động có ích, nhà nghiên cứu Kenneth Vail ở ĐH Missouri (Mỹ) cho biết. Ví dụ, những thảm họa lớn như vụ khủng bố 11/9, làm tăng nỗi khiếp sợ và nhận thức về cái chết của nhiều người cả dưới khía cạnh tích cực và tiêu cực.
“Các phương tiện truyền thông đại chúng và các nhà nghiên cứu đều tập trung vào phản ứng tiêu cực đối với các hành động khủng bố, như bạo lực và kỳ thị những người theo đạo Hồi, nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau những vụ khủng bố như thế mọi người nâng cao sự biết ơn, hy vọng, lòng tốt và khả năng lãnh đạo", Vail nói.
Theo các tác giả, ý thức về cái chết có thể khuyến khích mọi người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe thể chất và tập trung hoàn thành những mục tiêu cá nhân. Còn những người thường không nghĩ đến cái chết lại sống theo niềm tin và tiêu chuẩn tích cực, xây dựng những mối quan hệ tích cực, tham gia nhiệt tình vào cộng đồng, ủng hộ sự chung sống hòa bình và làm giàu cuộc sống.
(Nguồn tham khảo: Livescience/Khoahoc)
[justify]
[/justify] Hoa nở nhanh hơn vì biến đổi khí hậu |
Nhiều loại cây cối có hoa nở với tốc độ nhanh hơn nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Điều này có thể gây ra nhiều tác động xấu đối với chuỗi thức ăn và hệ sinh thái trên hành tinh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Califorina San Diego và một số viện nghiên cứu khác ở Mỹ, hàm lượng carbon dioxit (CO2) trong khí quyển do đốt nhiên liệu hóa thạch có thể ảnh hưởng tới cơ chế cây cối nhả khí oxy, làm tăng nhiệt độ Trái đất và thay đổi lượng mưa, kiểu mưa, từ đó ảnh hưởng tới hành vi của sinh vật. Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu thực vật vì cách phản ứng của cây cối đối với biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới các chuỗi thức ăn và dịch vụ sinh thái như thụ phấn, chu trình dinh dưỡng và cung cấp nước.
Tác động của tình trạng cây cối đang nở hoa nhanh hơn do biến đổi khí hậu chưa được đánh giá đúng mức
Nghiên cứu trên 1.634 loài thực vật, các nhà khoa học đã tìm ra rằng một số thí nghiệm trước đây không đánh giá hết tác động của tình trạng hoa nở nhanh hơn 8,5 lần bình thường và lá phát triển nhanh hơn 4 lần bình thường. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai nên được thiết kế để dự đoán cơ chế thực vật phản ứng với biến đổi khí hậu.
[/justify]