[justify]Khi bạn mua một loại thẻ cào (điện thoại, v.v…) mới, đừng cào lớp phủ bạc trực tiếp bằng móng tay của bạn, vì lớp phủ bạc đó có chứa Silver Nitro Oxide là nguyên nhân gây ra UNG THƯ DA.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]*Và:[/justify]
[justify]- Trả lời điện thoại với tai bên trái, tránh nghe quá nhiều bằng một tai, có thể dẫn tới điếc một bên tai[/justify]
[justify]- Khi pin điện thoại còn quá ít, nằm ở vạch cuối cùng, đừng trả lời điện thoại vì tần sóng lúc này mạnh hơn 1000 lần so với thông thường, sẽ gây hại trực tiếp lên não của bạn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sóng điện thoại di động: Vô hại hay nguy cơ với sức khỏe?[/justify]
[justify]WHO công bố báo cáo cho rằng họ có bằng chứng rằng sóng di động “có thể là chất sinh ung thư với con người”. Tuy nhiên, các nhà khoa học của cơ quan này cũng khẳng định cần có thêm nghiên cứu bởi “chất sinh ung thư với con người” còn gồm cả chì, cà phê hay khí ga…[/justify]
[justify]
Điện thoại di động độc hại hơn ta tưởng
[/justify]
[justify]Sự đồng thuận duy nhất: cần nghiên cứu thêm[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Một ngày bình thường với Jonathan Hirshon, chuyên gia quan hệ công chúng ở San Francisco, là dành khoảng 2-3 tiếng để nghe và gọi trên điện thoại iPhone.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Điều gì khiến anh ta lo lắng trong khi sử dụng điện thoại? Anh ta hy vọng mình có thể thực hiện cuộc đàm thoại mà không bị rớt sóng, anh ta cũng hy vọng chất lượng thoại đủ rõ để người bên kia cuộc gọi có thể hiểu mình, và anh ta hy vọng nhà mạng không từ bỏ gói cước dữ liệu không giới hạn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Bạn có thể sẽ không ngạc nhiên khi biết Jonathan Hirshon, người dùng di động Motorola StarTAC từ năm 1996, không lo lắng nhiều về việc sử dụng điện thoại di động nhiều sẽ làm anh ta ung thư não.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“Có lo lắng không? Có thể”, Jonathan nói, “Nhưng với tôi, tôi cần sử dụng điện thoại. Và cho đến khi tôi thấy một số bằng chứng đã được xác nhận bởi 5 nguồn uy tín cho rằng tôi sẽ ung thư não trong tương lai thì tôi vẫn không thể thay đổi được hành vi của mình”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học và những người bảo vệ người tiêu dùng đã đặt câu hỏi về sự an toàn của điện thoại di động. Các nhà khoa học biết rằng con người hấp thụ sóng từ điện thoại di động nhưng liệu sóng đó có gây ra các nguy cơ với sức khỏe như ung thư hay không thì còn chưa rõ ràng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tại sao vẫn chưa rõ ràng? Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đưa ra kết quả mâu thuẫn nhau, có nghiên cứu sử dụng dữ liệu lỗi thời, hoặc đôi khi được thực hiện bởi những nhóm công nghiệp có mục đích làm nhẹ vấn đề và cũng có một số nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia y tế nhạy cảm tới mức không hợp lý đối với vấn đề sóng di động. Và chỉ có một điều mà các nhà nghiên cứu đến nay đồng thuận là họ cần tiếp tục nghiên cứu thêm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chính vì vậy, đến nay chưa quốc gia nào chính thức thừa nhận sóng điện thoại di động có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một số nước như Phần Lan và Pháp cảnh báo người dân không nên cho trẻ em dùng điện thoại di động. Ở Mỹ, một vài bang như San Francisco yêu cầu các nhà sản xuất phải in thông tin về mức độ phát xạ của ĐTDĐ trên sản phẩm mặc dù đòi hỏi này cũng không nhận được sự đồng thuận.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Kiện tụng về ảnh hưởng của sóng di động[/justify]
[justify]Vào năm 2000, chuyên gia thần kinh Christopher Newman người Mỹ đã phát đơn kiện hãng sản xuất Motorola và nhà mạng Verizon. Newman cho rằng việc sử dụng ĐTDĐ đã khiến ông bị ung thư não vào năm 1998.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Newman đã sử dụng ĐTDĐ khoảng 343 giờ trong thời gian từ tháng 10/1992 đến tháng 3/1998, thời điểm ông bị chẩn đoán ung thư não. Trung bình mỗi tuần, ông Newman đàm thoại khoảng 1 đến 2 giờ trên ĐTDĐ. Newman cho biết ông nghe điện thoại ở bên tai phải, khu vực khối u não phát triển.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nhưng tương tự như vụ kiện vào năm 1993 bởi David Reynard, người dân sống ở bang Florida của Mỹ cho rằng ĐTDĐ đã gây ra bệnh u não ở người vợ của mình, Christopher Newman thua kiện.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sau hai năm thụ lý vụ kiện, tòa án phán quyết không có đủ bằng chứng khoa học cho rằng bệnh ung thư của Christopher Newman gây ra là do việc sử dụng điện thoại di động. Vụ án này kết thúc vào năm 2002 và Newman từ trần vào năm 2006, thọ 47 tuổi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Từ đó, ngành viễn thông tiếp tục tuyên truyền rằng điện thoại di động là an toàn. Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) và Cục quản lý Dược và thực phẩm Mỹ (FDA), hai cơ quan quản lý dịch vụ di động, cũng đồng tình như vậy.[/justify]
[justify]
Đến thời điểm này, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng liệu điện thoại di động có phải là nguy cơ với sức khỏe hay không?
[/justify]
[justify]Sóng phát xạ từ điện thoại di động có tần số rất thấp nhưng liệu bức xạ ở tần số thấp như điện thoại di động có gây ra thay đổi sinh học nào ở con người không thì vẫn chưa rõ ràng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Song thực tế là điện thoại di động thường được giữ rất gần cơ thể, việc suốt ngày đặt nó trong túi hay bên hông đã khiến một số nhà nghiên cứu tin rằng năng lượng sóng di động được hấp thụ vào cơ thể có thể làm tổn hại tế bào hoặc thậm chí làm thay đổi ADN của người dùng điện thoại di động. Thậm chí giữ điện thoại cách tai khoảng trên 10 mm có thể làm giảm hấp thụ sóng di động với cơ thể tới 100 lần.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vào tháng 2 năm nay, Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia của Mỹ (NIH) đã công bố nghiên cứu cho rằng sóng di động thúc đẩy hoạt động của não. Các nhà nghiên cứu ở NIH đã quét não để đánh giá hoạt động ở 47 người khỏe mạnh khi họ sử dụng điện thoại sát tai và cách xa tai.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Kết quả nghiên cứu phát hiện thấy khi đặt điện thoại sát tai, hoạt động của não tăng lên khoảng 7% ở vùng não gần với ăng ten điện thoại nhất. Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu kết luận sử dụng điện thoại di động kích thích hoạt động của não.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Có ảnh hưởng sức khỏe không?[/justify]
[justify]Sự hoạt động tăng lên của não có đáng ngại không? Các tác giả của nghiên cứu trên đã thận trọng cho rằng phát hiện của họ chưa thể đi đến kết luận có ảnh hưởng lâm sàng đến người dùng và khẳng định cần nghiên cứu thêm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nói cách khác, mặc dù chưa có bằng chứng về sóng di động gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng chắc chắn não người nhạy cảm và có phản ứng với sóng điện từ tần số thấp phát ra từ điện thoại di động. Nhưng liệu điều này có gây ra tác động xấu không thì còn chưa rõ ràng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nhiều nghiên cứu trên động vật đã được thực hiện trong những năm qua cho thấy có những thay đổi tế bào do tiếp xúc với sóng di động. Nhưng cũng chưa có nghiên cứu nào kết luận sử dụng điện thoại di động gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe. Thực tế, u não phát triển rất chậm, thường mất nhiều thập kỷ mới biểu hiện ra bên ngoài.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Để làm rõ tác động của sóng di động với sức khỏe người dùng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thực hiện nghiên cứu kéo dài 10 năm với chi phí lên tới 24 triệu USD. Nghiên cứu này hội tụ 21 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới tiến hành theo dõi 13.000 người ở 13 quốc gia khác nhau.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Hóa chất trong điện thoại còn nguy hiểm hơn bức xạ điện thoại
[/justify]
[justify]Đây là nghiên cứu lớn nhất về tác động của sóng di động với sức khỏe con người đến thời điểm này. Công việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này đã hoàn thành vào năm 2004. Một phần kết quả nghiên cứu đã được phân tích và công bố vào năm 2010.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ban đầu, Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc WHO cho rằng với hầu hết mọi người, việc sử dụng điện thoại di động không làm tăng nguy cơ u màng não, một dạng ung thư nguy hiểm hơn ung thư não. Nhưng nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần có thêm nghiên cứu bởi việc sử dụng điện thoại di động trở nên phổ biến trên toàn cầu từ sau năm 2000, nhất là ở giới trẻ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tác hại như cà phê?[/justify]
[justify]Nhưng ngày 1/6 vừa qua, IARC tiếp tục công bố báo cáo từ 31 nhà khoa học ở 14 quốc gia nghiên cứu về sự an toàn của điện thoại di động. Sau khi đánh giá nhiều nghiên cứu về tác động của sóng di động, nhóm nhà khoa học này cho rằng họ có bằng chứng rằng sóng di động “có thể là chất sinh ung thư với con người”. Tuy nhiên, các nhà khoa học này khẳng định cần có thêm nghiên cứu bởi “chất sinh ung thư với con người” còn gồm cả chì, cà phê hay khí ga…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngay sau khi IARC công bố thông tin trên, Hiệp hội ngành viễn thông di động quốc tế (CTIA) trấn an dư luận rằng IARC vẫn chưa xác định rằng điện thoại di động thực sự gây ra ung thư. Bởi theo các chuyên gia dịch tễ, u não phát triển chậm và kéo dài hàng thập kỷ mới lộ bệnh.[/justify]
[justify]Trong khi đó, thời gian nghiên cứu của IARC kéo dài tới 10 năm và có thể có nhiều yếu tố khác tác động đến nguy cơ ung thư não mà chưa được các nhà nghiên cứu phát hiện.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chính các nhà nghiên cứu của IARC đã thừa nhận điều này. Kết quả nghiên cứu của cơ quan này cho rằng những người sử dụng điện thoại di động ít nhất 1 giờ mỗi ngày trong 10 năm có nguy cơ mắc một số dạng u não cao hơn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này cũng cho biết u não thường phát triển ở những bên tai ít nghe điện thoại nhất. Chính vì vậy, nhóm nhà khoa học này khẳng định cần có thêm nghiên cứu để khẳng định sóng di động có an toàn hay không.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu này cũng khiến một số chuyên gia lo ngại về nguy cơ của sóng di động với trẻ em. Bởi theo các chuyên gia, hệ thống thần kinh của trẻ em phát triển chưa toàn diện. Hơn nữa, não của trẻ em nhiều chất lỏng hơn não của người trưởng thành, điều đó khiến sóng di động có thể thâm nhập sâu hơn vào trong não. Thêm nữa, hộp sọ của trẻ em cũng không dày như hộp sọ của người trưởng thành.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Có thể nói đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời liệu điện thoại di động có phải là nguy cơ với sức khỏe chúng ta không. Vì thế, với những người dùng bình thường, không nên mất ngủ về điều này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Điện thoại di động độc hại hơn ta tưởng[/justify]
[justify]Điện thoại di động phát ra bức xạ có thể đe dọa sức khỏe người dùng. Tuy vậy, bức xạ không phải là thứ đe dọa duy nhất của “dế cưng”, theo NaturalHealth ngày 1.3.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nhiều hợp chất hóa học được sử dụng để sản xuất điện thoại có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh, sau đó vào phổi thông qua nước và thực phẩm chúng ta ăn, uống. Những hợp chất đó là thủy ngân, niken, lithi, clo, brom, chì, thạch tín và cadmi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trung tâm Sinh thái học Ann Arbor ở Michigan (Mỹ) phân tích thành phần của 36 mẫu điện thoại và nhận thấy có ít nhất một trong những chất độc được đề cập ở trên bên trong chiếc điện thoại di động. Điều đáng nói là sau khi tháo dỡ hơn 1.000 chiếc điện thoại di động, họ còn tìm thấy nhiều thành phần “chết người” khác.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo Natural Health, cadmi là một trong những chất nguy hiểm nhất với sức khỏe con người. Loại kim loại nặng độc hại này có thể gây ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Cadmi còn là chất độc cực mạnh với đường dạ dày ruột, thận, và tim mạch.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chì được xem là chất sinh ung thư, có khả năng phá vỡ hóc môn và gây hại hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể người, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngoài ra, thủy ngân có thể phá vỡ hóc môn, gây hại cho hệ hô hấp, cơ quan sinh sản và thần kinh.[/justify]
[justify]Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EFA) gần đây đã liệt cadmi vào danh sách chất độc hại thuộc Luật kiểm soát chất độc hại.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Một loại hóa chất độc hại khác trong điện thoại di động là chất chậm cháy. Chất chậm cháy là một hợp chất hóa học làm thay đổi phản ứng nhiệt phân của polymer và phản ứng oxy hóa trên bề mặt polymer bằng cách làm chậm chúng hoặc ức chế chúng lại. Chất chậm cháy rất độc và có thể xâm nhập vào cơ thể người.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Điều đáng buồn là nhiều phát minh về công nghệ điện thoại di động lại ít quan tâm đến sức khỏe con người. Vì vậy, các chuyên gia y tế cho rằng để giới hạn việc sử dụng điện thoại di động, chúng ta nên dùng điện thoại bàn khi có thể.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nguy hiểm của sóng điện từ cao tần[/justify]
[justify]Những bằng chứng khoa học mới nhất về ảnh hưởng sóng điện từ của trạm phát sóng điện thoại di động đến cơ thể con người do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Nguy hiểm của sóng điện từ cao tần
[/justify]
[justify]Thêm một bằng chứng khoa học[/justify]
[justify]Tại hội nghị quốc tế Việt Đức về Vật lý và Kỹ thuật lần thứ 11 vừa tổ chức tại Nha Trang đầu tháng 4 vừa qua, một báo cáo kết quả nghiên cứu rất đáng chú ý mang tên “Nghiên cứu Điện từ học Y Sinh Lượng tử về các Hiệu ứng của Bức xạ Điện từ Cao từ lên cấu trúc trung tâm của Protein Sắt – Lưu huỳnh đa chức năng của Tuyến thượng thận” do nhóm các nhà khoc học gồm GS.TSKH Nguyễn Văn Trị (Trưởng phòng thí nghiệm Cộng hưởng từ, Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội), GS Lê Đức Tu (Học viện Quân y – GS Tu đã mất), GS Dương Xuân Đạm (Bệnh viện quân đội 108) và các cộng sự thực hiện từ nhiều năm nay.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các tác giả cho rằng, cơ chế và nguy cơ tiềm ẩn của các hiệu ứng phi nhiệt HF chỉ có thể làm sáng tỏ từ ngay trên bản chất lượng tử của tương tác giữa bức xạ điện từ HF với cơ thể sống tuân theo những quy luật riêng của Vật lý Lượng tử và Y sinh học hiện đại. Do đó, cần phải nghiên cứu bản chất và cơ chế điện tử phân tử của hiệu ứng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đối tượng đầu tiên được chọn là tuyến thượng thận (AdG). Lý do, mô tuyến này có mặt trong mọi động vật có xương sống. Đó là một cơ quan nội tiết phức tạp, sản xuất ra nhiều hormon cơ bản giúp điều chỉnh trao đổi chất, huyết áp, viêm sưng, stress, hệ thần kinh giao cảm.[/justify]
[justify]AdG cũng sản xuất cả các hormon sinh dục. Cơ thể chỉ có thể sống và hoạt động tốt khi AdG bình thường. Như vậy, các hiệu ứng lên AdG sẽ có ảnh hưởng mạnh đến nhiều cơ quan khác của cơ thể.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các thí nghiệm được tiến hành trên những con thỏ nuôi, tiêu chuẩn chịu bức xạ nhỏ hơn rất xa giới hạn hướng dẫn của ICNIRP (ICNIRP là từ viết tắt của Ủy ban quốc tế về An toàn bức xạ không ion hóa). Những biểu hiện bệnh lý bên ngoài của thỏ chịu HF như run rẩy, tìm cách tránh bức xạ, dựng lông, mệt mỏi, đến nằm liệt theo với thời gian 30, 45, 60, 75, 90 phút chịu HF…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhiều chức năng vốn có của AdG không thực hiện được. Như vậy, nguy cơ các bức xạ HF dù yếu vẫn có thể triệt phá các hoạt động chức năng rất quan trọng của AdG đã được làm rõ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Điều này giải thích tại sao, các liều HF yếu, nằm rất xa dưới giới hạn hướng dẫn của ICNIRP vẫn gây ra nguy cơ lớn đối với cơ thể. Khi chịu tác dụng đồng thời của nhiều luồng HF từ nhiều BTS, hay của nhiều máy điện thoại di động cùng hoạt động trên đường phố, trên nhà ga, bến tàu, hay trong hội trường đông người cũng có mức nguy hiểm hiệu dụng rất cao như lý giải ở trên.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không nên đeo điện thoại ở thắt lưng, để trong túi quần[/justify]
[justify]Để chứng minh mức độ tác động của sóng cao tần đến con người, chúng tôi đã đề nghị GS.TSKH Nguyễn Văn Trị đo trực tiếp mức sóng phát ra từ chiếc điện thoại di động của mình.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tại phòng thí nghiệm Cộng hưởng từ, Viện Vật lý Địa cầu, khi máy điện thoại di động vừa bật lên, kim chỉ số của máy đo đã nhảy hết vạch ngay lập tức. Điều này có nghĩa, sóng điện thoại luôn tác động khi gọi và nghe.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]GS Trị giải thích: Việc đưa máy lên tai nghe có nghĩa, luồng sóng đó đã tác động trực tiếp lên não bộ. Tất nhiên, không thể gây chết người ngay lập tức nhưng những ảnh hưởng thì chưa ai dám khẳng định là không có.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khuyến cáo của các nhà khoa học là không nên đeo điện thoại ở thắt lưng (vùng có tuyến thận). Không để điện thoại trong túi quần (một đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ ở Bệnh viện 103 đoạt giải thưởng Sáng tạo KHCN dành cho Thanh thiếu niên 2005 đã khẳng định, sóng từ điện thoại di động có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng).[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không nghe điện thoại quá lâu (trên 2 tiếng)… Để tránh ảnh hưởng của sóng cao tần, nhiều giải pháp đã được đưa ra như sử dụng cột phá sóng, lồng Paraday (một dạng lồng sắt chụp lên toàn bộ ngôi nhà, đồ vật cần cách ly)…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tuy nhiên, GS Trị cho rằng, đây là giải pháp không khả thi bởi lẽ, dịch vụ di động đang và sẽ trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Cách tốt nhất là chúng ta nên hiểu rõ về loại sóng này để chung sống hòa bình với chúng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Lời khuyên của GS Trị là sử dụng hạn chế điện thoại di động; nên để điện thoại ở túi xách, khi cần nghe, gọi mới đem ra; không nghe quá lâu… Song, có một điểm mà GS Trị nhấn mạnh, cần có quy định cụ thể về nơi đặt trạm BTS: Khoảng cách giữa các trạm, độ cao…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không thể đặt quá nhiều trạm trong một khu dân cư vì điều này đồng nghĩa với việc người dân ở đó sẽ phải chịu nhiều lần tần sóng cao tần, tăng mức độ tác động lên rất nhiều. Ở các nước phát triển, các trạm BTS hầu như không được đặt trong khu dân cư, hoặc nếu có thì độ cao sẽ rất lớn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify](TH)[/justify]