[justify]Thời gian này, cư dân mạng Việt đang đồng loạt chia sẻ những bức ảnh chụp một số đề toán được cho là dành cho học sinh tiểu học nhưng sai lệch kiến thức thực tế, có khuynh hướng bạo lực khiến cho nhiều người vô cùng băn khoăn.[/justify]
[justify]Đề Toán "bạo lực" không phù hợp với lứa tuổi
[/justify]
[justify]Vừa qua, một bức ảnh chụp câu hỏi toán “có khuynh hướng bạo lực” cũng đã được share đi tràn lan. Bài toán viết: “Bạn Võ Tiến Trung ở Quảng Nam mới 8 tuổi đã cùng cô chú đi đánh Mỹ, cứu nước. Một lần bạn Trung đã dùng lựu đạn diệt 7 tên Mỹ. Một lần khác, bạn ấy lại diệt 7 tên thám báo ác ôn và 3 tên Mỹ. Hỏi cả hai lần đó, bạn Trung đã diệt tất cả bao nhiêu giặc Mỹ và ác ôn?”[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đây vẫn chỉ là một bài toán lớp 2, thế nhưng trong đề bài lại nêu ra những vấn đề không hề phù hợp bởi tính bạo lực, giết chóc.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không những vậy còn có những từ ngữ, khái niệm mà bất cứ học sinh lớp 2 nào cũng không thể hiểu hết được, như là “lựu đạn”, “thám báo ác ôn”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đơn thuần bài toán cũng chỉ là để thử thách cách làm phép tính cộng của học sinh, đưa những nội dung này vào, ai cũng cho rằng rất có thể sẽ ảnh hưởng không hề tốt đến các em nhỏ mới chỉ 6, 7 tuổi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề Toán ‘tảo hôn’[/justify]
[justify]Trên nhiều fanpage, trang cá nhân của nhiều cư dân mạng, “đề toán tảo hôn” được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, kèm theo đó là hàng loạt bình luận ngạc nhiên, bất bình về sự bất hợp lý, phi thực tế của bài toán này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề toán như sau: “Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp 4 lần tuổi Nam, tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi bố Nam bao nhiêu tuổi, mẹ Nam bao nhiêu tuổi?”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Đề Toán "tảo hôn" xôn xao dân mạng
[/justify]
[justify]Nếu đúng theo toán học, chỉ cần thực hiện phép nhân là có thể tính ra được tuổi của bố Nam là 16, mẹ Nam là 12. Vậy có nghĩa là mẹ sinh Nam năm… 8 tuổi và bố là 12 tuổi. Đây là một điều ai cũng hiểu rằng, hoàn toàn phi thực tế.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề Toán lớp 1 lập lờ[/justify]
[justify]Đầu tháng 4, trên mạng xã hội xuất hiện một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của học sinh tên V.B.N đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.[/justify]
[justify]
Đề kiểm tra Toán lớp 1.
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngay sau đó, đề Toán này đã được dân mạng truyền đi với tốc độ chóng mặt và nhận được rất nhiều bình luận. Đa số các ý kiến đều tỏ ra bức xúc với cách ra đề của giáo viên.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cụ thể, các thắc mắc được xoay quanh câu 1D với đề bài ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Như vậy, cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng. Nhưng khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề Toán lớp 2 “bá đạo”[/justify]
[justify]Sau đó, một đề Toán được cho là của học sinh lớp 2 cũng khiến dân mạng tranh cãi “nảy lửa” bởi câu hỏi số 5 trong đề. Đa số các ý kiến đều cho rằng đề sai, đánh đố học sinh.[/justify]
[justify]
Đề Toán lớp 2 gây tranh cãi.
[/justify]
[justify]Bên cạnh đó, phần trả lời của học sinh ở câu hỏi số 4 cũng khiến dân mạng bật cười.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề Toán đếm hình tam giác[/justify]
[justify]Vừa qua, một đề toán đếm số hình tam giác được cho là của học sinh lớp 2 cũng tiếp tục khiến dân mạng đau đầu. Bài toán chỉ có phần lời giải và đáp số của người làm, cùng với phần chấm điểm của giáo viên và tranh cãi nổ ra khi phần nhận xét, cách chấm bài có điểm không hợp lý.[/justify]
[justify][/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề bài đưa ra một hình tam giác, bên trong hình tam giác có vẽ thêm một đường song song với cạnh đáy và một đường kẻ vuông góc với cạnh đáy. Phần lời được trình bày bên cạnh hình vẽ như sau: “Trong hình có 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác”. Tuy nhiên, câu trả lời trong hình bên có 3 hình tứ giác bị chấm là sai, thay vào đó là đáp án chỉ có một hình tứ giác.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Bức ảnh được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và mở ra nhiều cuộc tranh cãi trong cộng đồng mạng. Nhiều dân mạng cho rằng mới nhìn vào hình vẽ là đã có thể dễ dàng thấy ngay có 3 hình tứ giác.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Dân mạng bức xúc vì cách chấm điểm của giáo viên trong đề Toán này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đau đầu bài Toán đếm số hình tam giác lớp 3[/justify]
[justify]Những ngày gần đây, dân mạng lại tiếp tục đau đầu với một bài toán đếm số hình tam giác của học sinh lớp 3.[/justify]
[justify]Đề bài cho một hình ảnh với câu hỏi: Có bao nhiêu hình tam giác? Có 3 đáp án được đưa ra là 2; 3 và 4 hình. Nhìn sơ qua hình vẽ trong đề bài, ta dễ dàng đếm được có 4 hình tam giác.[/justify]
[justify][/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tuy nhiên, có 2 hình tam giác nhỏ ghép với nhau tạo thành hình tam giác lớn hơn như vậy sẽ có phương án là 5 hình tam giác. Điều đặc biệt là tam giác lớn này có 1 trục thẳng ở giữa, ngăn cách 2 tam giác nhỏ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đây trở thành “nút thắt” đưa dân mạng đến cuộc “khẩu chiến” chưa có điểm dừng. Nhiều bạn cho rằng, tam giác lớn vẫn được tính là 1 hình và tổng số tam giác trong hình đã cho là 5.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Từ đây, các bạn ấy kết luận rằng, người ra đề đã… in thiếu đáp án. Một số bạn khác lại dựa vào định nghĩa hình tam giác trong toán học để chứng minh hình tam giác lớn không phải là hình tam giác vì “không có hình tam giác nào có trục dọc ở giữa”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề Toán lớp 4 mập mờ[/justify]
[justify]Cách đầy không lâu, một đề Toán lớp 4 có dữ liệu mập mờ, cách hỏi thiếu logic do một phụ huynh đưa lên mạng đã khiến nhiều người đau đầu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đề Toán lớp 4. Đề bài được đưa ra: “Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?”[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngay lập tức đề Toán này được đưa ra “mổ xẻ” với rất nhiều ý kiến tranh luận. Phần lớn đều cho rằng đề ra mập mờ, thiếu logic.[/justify]
[justify]Cách đặt câu hỏi khiến học sinh khó mà suy luận được. Cụ thể có hai vế khiến người xem không ngừng đặt câu hỏi: “Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo” và “Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo” là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?[/justify]
[justify] [/justify]
(Xã Hội)
[justify] [/justify]