Theo các nhà khoa học cho biết để con người sống đến 100, 120 thậm chí 150 tuổi là chuyện hoàn toàn năm trong khả năng của công nghệ hiện nay.
ảnh minh họa
Hiện nay, những người có thể sống đến 100 tuổi cũng không phải là quá ít ỏi nhưng đa phần cơ thể của họ không còn hoạt động được như vài chục năm trước. Với những công nghệ đã nêu trên, con người hoàn toàn có thế sống đến tuổi 150 mà vẫn hoạt động bình thường như một người 50 tuổi. Các chuyên gia cho rằng chỉ 25-30 năm nữa điều này có thể trở thành hiện thực và lúc đó chúng ta lại tiếp tục quay lại câu hỏi muôn thuở: làm thế nào để trở nên bất tử?
Công nghệ gen
Có lẽ chúng ta không quá lạ lẫm về công nghệ này khi các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công thức ăn biến đổi gen để biến 1 mô tế bào của lợn thành một chiếc hamburger. Đi đầu trong việc sử dụng công nghệ đột biến gen để nâng cao tuổi thọ con người hiện nay chính là Viện Y học tái sinh tại Pittsburgh.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những ảnh hưởng của tế bào gốc vào mô hình tính toán quá trình lão hóa của chuột. Tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể.
Các nhà khoa học đã dựa trên bộ gen của loài chuột và tạo ra những tế bào gốc mới theo phương pháp đột biến gen, sau đó họ sẽ đưa những tế bào này vào bên trong cơ thể những đối tượng nghiên cứu. Mục đích của việc làm này là kiểm tra khả năng phát triển cơ xương của chuột và khả năng chống oxi hóa của các tế bào bên trong.
Những chú chuột tham gia thử nghiệm có tuổi thọ trung bình là 21 ngày, sau khi hoàn thành thí nghiệm thì chúng đã sống tới 70 ngày - tức là gấp 3 lần tuổi thọ trung bình. Nếu áp dụng với con người thì thay vì phải "gần đất xa trời" ở tuổi 80, chúng ta sẽ có thể sống thoái mái đến tận 200 tuổi là tối thiểu.
Ngoài ra, hiện tại một số trung tâm Y tế tại Châu Âu đã hợp tác để nghiên cứu tạo ra những bộ phận nội tạng để sử dụng cho những cuộc phẫu thuật lắp ghép từ những mô tế bào ban đầu. Tim, gan, thận… đều có thể được thay thế và công nghệ gen sẽ đảm bảo nguồn cung cấp cho công việc phẫu thuật lắp ghép những bộ phận này.
Công nghệ nano
Bệnh tật luôn là kẻ thù với loài người, là vật cản đầu tiên trên con đường hướng tới sự bất tử. Với mục tiêu chữa lành mọi loại bệnh một cách triệt để nhất. các nhà khoa học đã nghĩ ra phương án sử dụng những nanobot (robot có kích thước cỡ nanomet) để chúng xử lý các loại bệnh tật ngay từ cấp độ tế bào.
Một nanobot đang "sửa chữa" một tế bào hồng cầu.
Các nhà nghiên cứu của đại học California đã thử nghiệm thành công các nanobot trong việc chữa lành những con chuột thí nghiệm bị nhiễm độc, điều này đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho ngành Y học của thế giới.
Những nanobot tham gia thí nghiệm có dạng hình ống với chiều dài 20 micromet và đường kính 5 micromet. Chúng được được trộn cùng thức ăn của chuột để các "bác sỹ tí hon" thâm nhập vào bên trong cơ thể đối tượng thí nghiệm một cách dễ dàng.
Các nanobot này được tráng kẽm để sau khi vào tới dạ dày thì lớp vỏ này sẽ tác dụng với axit hydrocloric (HCl) và tạo ra các bọn khí hydro đẩy những cỗ máy tí hon về phía niêm mạc dạ dày để chúng thực hiện nhiệm vụ của mình.
Sau 12 giờ, những người thực hiện thí nghiệm tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe của những con chuột. Kết quả là rất khả quan khi không còn dấu hiệu của độc tính và những phần mô bị tổn thương đã được chữa khỏi hoàn toàn. Với sự thành công của thí nghiệm này, con người hoàn toàn có thể yên tâm về một tương lai không còn bệnh tật.
Công nghệ robot sinh học (bionic)
Cyborg là một khái niệm chỉ những sinh vật sống có một phần cơ thể là máy móc công nghệ cao, vốn được nhiều người biết đến thông qua những bộ phim viễn tưởng. Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã khẳng định cyborg không còn là chuyện viễn tưởng nữa mà đã trở thành hiện thực với nhiệm vụ tăng cường khả năng sinh tồn của con người.
Cánh tay robot giúp người đàn ông này có thể uống chai nước như một người bình thường.
Chúng ta đều biết rằng từ trước đến nay một số bộ phận nội tạng đã có thể thay thế được bằng cách phẫu thuật cấy ghép từ người này sang người khác nhưng những bộ phận bên ngoài như chân, tay hay mắt thì lại không thể thay thế theo cách này. Đó là lý do vì sao con người nảy ra ý tưởng về kết hợp công nghệ robot với công nghệ sinh học để đảm bảo sự sống cho chính mình.
Những chiếc tay robot hay chân robot có thể điều khiển bằng sóng não như bộ phận thông thường đã bắt đầu được áp dụng trên không ít cựu chiến binh hay bệnh nhân khuyết tật tại Hoa Kỳ. Mặc dù, chúng vẫn chưa đạt đến mức hoàn hảo như thật nhưng các bộ phận giả này chắc chắn sẽ được hoàn thiện hơn nữa. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn muốn tạo ra những bộ phận robot khác cho con người như mắt, tim.. và có thể tương lai của loài người chính là trở thành cyborg.
Công nghệ in 3D
Nếu như công nghệ bionic cho phép con người thay thế các bộ phận sinh học bằng những bộ phận máy móc và có liên kết với não bộ thì công nghệ in 3D sẽ chỉ đơn thuần thay thế những cơ quan nội tạng bằng những sản phẩm 3D y như thật.
Một quả tim in 3D trên bàn tay của một bác sỹ phẫu thuật.
Các nhà khoa học đã tạo ra một bước đột phá lớn trong việc cấy ghép các cơ quan bên trong cơ thể con người bằng công nghệ in 3D, được gọi là bioprinting. Trong đó, các nhà khoa học đã lấy tế bào của người từ sinh thiết hay tế báo gốc, nhân bản chúng trong đĩa petit, sau đó sử dụng như một loại mực sinh học để tạo nên các cơ quan nội tạng của con người như tim, thận …
Các nhà khoa học hy vọng rằng bioprinting sẽ có thể sắp xếp các tế bào một cách chính xác để mô phỏng hoàn toàn các chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Các cơ quan nhân tạo này có thể được sử dụng để thử nghiệm thuốc, hay thậm chí có thể dùng để cấy ghép thay thế những cơ quan thật. Nếu các cơ quan này được tạo ra từ các tế bào gốc của bệnh nhân, nó sẽ ít có nguy cơ bị đào thải bởi hệ miễn dịch của người đó.