[justify]Nền kinh tế khiến cả thế giới muốn biết[/justify]
[justify]Cái tên Triều Tiên dù rằng ai cũng biết đến nhưng đằng sau cái tên ấy là cả một bức rèm che, tạo nên một đất nước khó đoán, khó thấy và cũng không kém khó hiểu. Chính vì vậy, người ta càng muốn biết nền kinh tế của đất nước này ra sao, nguồn thu nhập chính của đất nước này từ đâu?[/justify]
[justify]Việc thu thập thông tin về Triều Tiên cũng như nền kinh tế của nước này là một điều hết sức khó, ngay bản thân Chính phủ Triều Tiên cũng không công bố các số liệu thống kê chính thức. Theo phán đoán của nhiều chuyên gia phân tích, nền kinh tế của Triều Tiên “cũng bình thường”.[/justify]
[justify]
Cuộc sống thường nhật của người dân tại Begaebong, Triều Tiên.
[/justify]
[justify]Họ nhận định như vậy bởi theo niên giám các nước trên thế giới của cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, kinh tế của Triều Tiên là một trong những nền kinh tế tập trung nhất và ít cởi mở nhất thế giới. Hơn nữa, Triều Tiên còn liên tục phải đối mặt với những vấn đề nan giải từ sau lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc. Điều rõ ràng mà chúng ta biết được, Triều Tiên là một nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên.[/justify]
[justify]Theo những gì các chuyên gia kinh tế thế giới biết được, Triều Tiên tập trung vào các nền công nghiệp lớn như sản xuất thiết bị quân sự, chế tạo máy, điện năng, hóa học, khai thác mỏ, luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm. Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm khoáng chất, sản phẩm luyện kim, dệt may, nông thủy, hải sản. Về mặt nhập khẩu, Triều Tiên cũng phải nhập khá nhiều các mặt hàng xăng dầu, dệt may, than cốc, máy móc, ngũ cốc.[/justify]
[justify]Theo đánh giá của phương Tây là, nền kinh tế Triều Tiên gặp không ít khó khăn vì lệnh trừng phạt và cấm vận của Liên hiệp quốc cũng như gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô (cũ). Tuy nhiên, do Triều Tiên tách biệt với thế giới bên ngoài, nên cuộc sống của người dân nơi đây khó có thể hình dung và các nước khác khó có thể đánh giá được thực lực kinh tế của nước này.[/justify]
[justify]Mặt khác với thực tế đang diễn ra, có những nhà phân tích cho rằng, kinh tế Triều Tiên không hề bị biệt lập như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thực tế cho thấy, dù lệnh trừng phạt vẫn có tác dụng, nhưng Triều Tiên vẫn có quan hệ ngoại giao và thương mại với hơn 150 nước trên thế giới, nhiều nước còn thuộc Liên minh châu Âu (EU). Một trong những nước có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Triều Tiên là Trung Quốc.[/justify]
[justify]Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI “chảy” vào Triều Tiên chủ yếu từ Trung Quốc. Trung Quốc hiện là bạn hàng lớn của Triều Tiên, là đối tác thương mại chủ lực, đồng thời là nước đầu tư lớn vào hai lĩnh vực là khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng.[/justify]
[justify]Giáo sư Jim Hoare, giảng viên của Khoa Đông phương học và Phi học trường đại học London – Anh, người Anh tại Triều Tiên vào năm 2001, quả quyết: “Hàng hóa Trung Quốc có mặt khắp mọi nơi ở Triều Tiên. Trung Quốc cung cấp rất nhiều mặt hàng cho Triều Tiên”.[/justify]
[justify]
Phần ăn nhanh được chia nhỏ tại một khu giải trí ở Triều Tiên.
[/justify]
[justify]Rượu đắt tiền và xe Lexus[/justify]
[justify]Vì sự mập mờ thông tin trong kinh tế làm nhiều người trên thế giới tò mò về cuộc sống thực của người dân Triều Tiên. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tiết lộ, ở đất nước này, thực phẩm được chia theo khẩu phần, bởi vậy, Triều Tiên rất dễ rơi vào khủng hoảng lương thực do bị cô lập về kinh tế cũng như bị tác động sâu sắc bởi tình trạng biến đổi khí hậu. Ngay chương trình Lương thực Thế giới WFP cũng nhận định, Triều Tiên đang phải đối mặt với tình cảnh thiếu hụt lương thực.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, theo giáo sư Jim Hoare, khoa Đông phương học và Phi châu học thuộc trường đại học London (Anh) thì, mức sống tại Triều Tiên có sự khác biệt khá lớn. Theo ông, mức sống ở Bình Nhưỡng xa xỉ hơn các khu vực khác rất nhiều: “Tại Bình Nhưỡng, những người có tiền thường đến các nhà hàng lớn.[/justify]
[justify]Tại thủ đô vẫn có xe Lexus, có người uống rượu đắt tiền và xem ti vi màn hình phẳng. Ô tô có mặt ngày càng nhiều trên đường phố thủ đô. Số lượng xe mới mang các nhãn hiệu Mercedes, BMW, Lexus, Toyota và Land Rover tăng lên nhanh chóng”.[/justify]
[justify]Thực tế, thực đơn hằng ngày của người dân Triều Tiên chủ yếu là ngũ cốc và rau, thịt cá rất hiếm có trong bữa ăn của họ. Ông John Everard, cựu đại sứ Anh ở Triều Tiên giai đoạn 2006 – 2008, cũng khẳng định: “Các bữa ăn của họ khá đơn điệu.[/justify]
[justify]Đến các khu chợ kiếm sống của người dân cũng là nơi thu hút sự tò mò của nhiều người. Chợ đen hay chợ cóc ở Triều Tiên thường được gọi là jangmadang. Đây là nơi kiếm sống chính đối với các thương gia, những người dân buôn bán bình thường. Thế nhưng, bản thân những người hoạt động tại chợ cũng không ngồi yên một chỗ, họ lúc nào cũng tất bật giữa dòng người tấp nập.[/justify]
[justify]Tự xếp mìnhhạnh phúc thứ 2 thế giới[/justify]
[justify]Theo nguồn tin từ CNN, mặc dù đồng tiền chính thức của nước này là won, kể cả ở những khu chợ nhỏ lẻ, còn được gọi là chợ cóc vẫn có thể sử dụng USD. Ngay các tầng lớp thấp nhất trong xã hội Triều Tiên cũng sử dụng USD trong mua bán và trao đổi tiền tệ.[/justify]
[justify]Trước tình hình này, Bình Nhưỡng đã nỗ lực củng cố giá trị đồng won nhưng dường như những cố gắng đó có vẻ không mấy hiệu quả. Người dân sử dụng USD để giao dịch nên giá trị đồng USD tăng lên đáng kể và điều này đồng nghĩa với giá trị đồng won tiếp tục bị giảm. Một vấn đề lớn khác Triều Tiên gặp phải là đồng euro đang ngày càng “xâm nhập” vào đời sống người dân.[/justify]
[justify]Mặc dù khó khăn vậy nhưng Triều Tiên vẫn tự xếp mình đứng thứ nhì trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới sau Trung Quốc.[/justify]