Bác sĩ khoa ngoại kiêm… thú y, đỡ đẻ
Vốn thuộc biên chế của Bệnh viện 175 (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 2010, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc “đầu quân” ra đảo Trường Sa làm nhiệm vụ quân dân y, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của quần đảo thiêng trên biển.
Dù là bác sĩ khoa ngoại, chuyên chấn thương chỉnh hình, nhưng anh Ngọc còn kiêm luôn cả chức vụ… bác sĩ thú y. Trên đảo nuôi nhiều gia súc, gia cầm và rất hay bị dịch bệnh nên anh Ngọc cùng các đồng nghiệp của mình luôn phải tìm cách cứu chữa nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm dự trữ thường xuyên. Chẳng vậy mà vị bác sĩ hóm hỉnh này thường tếu táo giới thiệu tên mình là Ngọc Thúy.
[/size]
[size=4][/size] |
[size=4]Bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc (giữa)[/size] |
Theo anh, trên đảo chủ yếu là đàn ông con trai, cái tên Ngọc Thúy khi gọi sẽ “góp vui phần nào vì nó tạo cảm giác tuổi xuân thì của người con gái”. Quan trọng hơn, chữ Thúy còn là chữ ghép lại của chữ “Thú - y”. Nhiều người đã không khỏi bật cười khi được nhìn thấy tấm bảng in đậm dòng chữ: “Phòng mạch người lớn - trẻ em và gia cầm” được bác sĩ Ngọc treo trong căn phòng nhỏ phía sau trạm.
Nhưng có lẽ, sau bao năm công tác, dù nằm mơ anh Ngọc cũng chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ trở thành bác sĩ…“đỡ đẻ”. Trên đảo có tất thảy 3 sản phụ, vì không có bác sĩ chuyên khoa sản nên anh phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ của mẹ và bé. Điều thách thức nhất của anh là phải đối mặt với một ca sinh khó.
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy. Qua quá trình chuẩn đoán, anh xác định, chị Thúy bị u xơ tử cung, khối u tương đối lớn và có đường kính hơn 10 cm. Gần đến ngày sinh, diễn biến của thai phụ càng thêm phức tạp. Ngôi thai nằm ngang, bị thiếu ối và dây nhau quấn cổ.
Nắm được tình hình phức tạp, anh Ngọc nhanh chóng thông báo về đất liền để bác sĩ Hồ Xuân Lãng (Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa) ra đảo hỗ trợ. Đúng 10 giờ 37 ngày 4/4, kíp mổ của bác sĩ Ngọc cùng với sự hỗ trợ đắc lực của y bác sĩ tại bệnh viện 175 qua cầu truyền hình đã tiến hành phẫu thuật cho sản phụ Nguyễn Thị Thanh Thúy. Với thao tác nhà binh “đánh nhanh thắng nhanh”, chỉ sau 35 phút, ca mổ đã kết thúc thành công. Một bé gái xinh xắn nặng 3.2 kg đã chào đời trong sự hân hoan của người dân trên đảo.
Với bác sĩ Ngọc, đây không chỉ là ca “đỡ đẻ” đầu tiên, nghẹt thở mà còn là một kỷ niệm đẹp khi đón chào công dân Việt Nam đầu tiên được ra đời trên đảo Trường Sa Lớn. Bé gái ấy được bố mẹ đặt tên là Nguyễn Ngọc Trường Xuân. Trong cái tên của em không chỉ thấy ghi dấu tên của quần đảo Trường Sa trường tồn, tên đệm của bác sĩ Hồ Xuân Lãng, người trực tiếp thực hiện cuộc phẫu thuật mà có tên của vị bác sĩ “đa năng” Nguyễn Hà Ngọc, người đã từng thăm khám, chăm sóc từ khi cháu còn trong bụng mẹ đến lúc chào đời!
Kiếm bạc tỷ từ hải sản của Trường Sa
Từ một vùng biển nghèo khó, những năm gần đây, người dân huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) đang “phất” lên từng ngày bằng việc đầu tư hàng trăm tàu công suất lớn, đánh bắt dài ngày trên quần đảo Trường Sa.
Người tiên phong tìm cách làm giàu nơi đây là anh Ngô Văn Thính (xã Long Hải, huyện Phú Quý). Với kinh nghiệm làm thợ lặn lâu năm, trong một lần tình cờ ra quần đảo Trường Sa anh Thịnh đã phát hiện ra dưới lòng biển đảo của ta là một “kho” hải, đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, ốc nón, ốc càng, hải sâm, cá mó, cá chình, mực nang…
Nắm chắc được “phần thắng” nếu đem những đặc sản này xuất khẩu, năm 2005, anh Thịnh đã đầu tư 450 triệu đồng để đóng tàu, mua sắm trang thiết bị hiện đại như máy lặn, máy tầm ngư, máy định vị, bộ đàm… Biển cả đã không phụ lòng những đứa con yêu lao động, ngay trong chuyến đi đầu tiên, tàu của anh Thịnh đã đánh bắt được nhiều hải sản quý, thu nhập gần 200 triệu đồng.
Và cứ thế, đến nay, anh Thính đã trở thành thuyền trưởng tàu BTH-99351. Tàu anh thường xuyên vượt sóng ra khơi 7 chuyến mỗi năm, mỗi chuyến đi kéo dài kéo dài từ 20 – 25 ngày. Riêng năm 2010, tàu anh 8 lần ra khơi, không những mang lại nguồn lợi cho chủ tàu nửa tỷ đồng mà còn tạo thu nhập cho những người nhân công gần 100 triệu đồng/năm.
Học tập tấm gương làm giàu của “thuyền trưởng Thính”, người dân Phú Quý đã rủ nhau góp vốn, đóng tàu ra Trường Sa tìm nguồn hải sản. Chỉ hơn năm năm, chỉ riêng thôn Phú Long đã có khoản 20 thuyền công suất lớn, hằng năm mang về cho ngư dân trong thôn trên 15 tỷ đồng.
Anh Tạ Văn Sang (1979), thuyền trưởng tàu BTH-8069 nhiều năm nay cũng đã “mang ơn” những giá trị từ lòng biển. Anh hồ hởi khoe, năm 2010, con tàu của anh đã đạt tổng thu nhập 1,5 tỷ đồng từ đánh bắt và lặn hải sản. Trừ đi mọi chi phí, mỗi thợ lặn làm công trên tàu anh Sang được trên trên 100 triệu đồng. Trong chuyến đi biển đầu tiên kéo dài gần một tháng của năm 2011, anh Sang cũng cùng bạn thuyền cũng thu về trên 470 triệu đồng.
Không chỉ ở Phú Quý, ngư dân nhiều nơi cận Trường Sa đều có thể mạnh dạn để có được nguồn thu nhập trong mơ nay. Anh Võ Văn Thường, một ngư dân ở đảo Trường Sa lớn đã mạnh bạo tuyên bố: “Tôi sẽ giàu có, thậm chí, có thể trở thành tỷ phú đầu tiên trên đảo Trường Sa này”.
Chuyện chat bằng USB “3G” tại Trường Sa
Đã qua rồi cái thuở “đa không” ở nhiều vùng đảo thuộc Trường Sa: không điện, không nước ngọt, không rau xanh… và không internet. Những ngày này, ở giữa đảo Song Tử Tây, dưới bóng rợp của bàng vuông, mở laptop, kết nối mạng bằng USB 3G Viettel, đăng nhập Yahoo Messenger, là đã có thể trò chuyện với những người đang cách xa cả ngàn hải lý.
Những chàng lính trẻ đã không còn phải mỏi mòn đợi từng cánh thư của “người thương” gửi vào từ đất liền, những người chồng, người cha vẫn có thể được nhìn thấy khuôn mặt thân quen của người vợ, người con ngay cả khi không ở cạnh bên… Chiếc USB 3G bé nhỏ là thế nhưng đã phá vỡ được khoảng cách từ biển đảo với trọn vẹn phần lãnh thổ chữ S, làm những người chiến sĩ thêm ấm lòng và chắc tay súng.
Mới nghe thì có vẻ “không liên quan”, nhưng “cánh nhà báo” là những người chẳng kém vui mừng khi internet về với biển đảo. Nhà báo Dương Hiệp (Báo Hà Nội mới) từng chia sẻ, vào thời điểm mạng Internet và Internet không dây đều chưa có trên đảo, để có những bài viết kịp thời về đất liền, nửa đêm phóng viên phải lọ mọ leo lên vọng gác, điện thoại về tòa soạn để đồng nghiệp ghi âm rồi đánh máy lại. Thậm chí, sóng điện thoại cũng hết sức chập chờn, chỉ cần có thêm một người khác lên vọng, ngay lập tức máy sẽ mất tín hiệu và phải mất công đọc lại từ đầu.
Với sự phát triển vượt bậc này, họ đã có thể “an tâm” tác nghiệp, nhanh chóng cung cấp cho độc giả trong, ngoài nước những thông tin, hình ảnh chân thật và kịp thời về vùng đất máu xương của Tổ quốc.
Những chiến sĩ thủy quân đặc biệt
Đó là cách gọi đặc biệt mà người ta dành cho những chú chó nghiệp vụ, ngày đêm hỗ trợ người chiến sĩ hải quân canh giữ biển trời thiêng liêng nơi biển đảo.
[/size]
[size=4][/size] |
Ở Trường Sa, hình ảnh của ba chú chó nghiệp vụ Mika, Kakốp và Manlơ thông minh, bản lĩnh đã trở nên quen thuộc với tất thảy quân dân trong vùng. Vốn là những “chiến sĩ bốn chân” lừng lẫy chiến công trên đất liền nhưng khi được “điều động” ra đảo, chúng đều phải mất một khoảng thời gian để làm quen với môi trường mới và bài học khắc nghiệt của đội huấn luyện. Chúng phải đối mặt những con sóng dữ để có thể vừa bơi vừa chiến đấu; gia tăng tốc độ trên cát nhanh gấp bốn lần bước chạy rút của chiến sĩ.
Ngoài việc "rèn luyện" nâng cao thể lực, binh khuyển còn nhanh chóng làm quen với những buổi diễn tập chống người nhái, biệt kích như các phương án đánh chặn từ ngoài bờ kè và đánh bắt khi địch xâm nhập. Có nhiều lần binh khuyển “nhập vai” quá “xung”, anh em huấn luyện viên phải lập tức ra lệnh ngừng tấn công để… tránh rủi ro cho cả hai phía.
Điều đặc biệt, khẩu phần ăn của binh khuyển thường đòi hỏi chế độ dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả lính bộ binh. Nhưng theo các chiến sĩ, may mắn mắn là đàn chó nghiệp vụ ở Trường Sa đều khá "dễ tính" và thích nghi với hoàn cảnh, chúng có thể ăn được thịt hộp, cá biển, cơm, rau… nên không quá “làm khó” anh em.[/size][/justify]
[justify][size=4](Theo Giáo dục VN)[/size][/justify]