Tin tức - pháp luật 2014-10-08 04:16:32

Những bức tường bám víu dây leo


Tạp chí Én mỏng - Giữa nền tường xanh nhạt xỉn màu nắng ố, một nhánh dây leo hoa Quỳnh anh nương vách cố rướn tới gờ trên của bức tường trong nỗi tuyệt vong.

 
 
Phía bên kia bờ, đối với nhiều người là điều gì đó xa xăm trừu tượng. Những người này thường nản lòng và tự lừa chính mình hạnh phúc là quá trình nỗ lực nhằm đạt được mục đích dù có bị thất bại. Họ lạm dụng sự trấn an, xoa dịu mang tính tạm thời, dần dần rơi vào trạng thái lờ mờ và nhầm lẫn đó là hạnh phúc. Cơ chế ngụy biện là thứ vũ khí thường trực để họ bật lại những gì có khả năng làm sụp đổ bức tường niềm tin vốn đã lỏng lẻo trong họ.
 

Tiêm đường cho trái hồng chát thêm ngọt | Tạp chí Én mỏng
 
 
Họ đến với niềm tin khi chưa đủ khả năng để suy xét nhưng khi đủ khả năng suy xét họ lại hoang mang, sợ hãi vì ngại sự đổi thay. Họ đã quen sống trong bóng tối dưới những bức tường cũ kĩ bám đầy rong rêu. Sự ẩm thấp tối tăm khiến họ an toàn và mãn nguyện. Ánh sáng đối với họ là thứ gì đó mơn trớn đầy lạ lẫm.
 
Họ bước đi từng bước ngu ngơ chậm chạp chờ người dẫn đường. Họ đi trên những con đường mòn gầy gò, nhỏ hẹp, xương xẩu và cạn kiệt đầy dấu chân người. Những con đường tưởng chừng đã chết từ thuở nào. Phía trên đầu họ là những bức tường, trước kia, dây leo quấn chằng chịt nhưng giờ chênh vênh ngả nghiêng phải bấu víu lại vào đám dây leo.
 
Những bức tường bám víu dây leo sụp đổ là chuyện sớm muộn của thời gian. Vẻ hoạt kê của cảnh tượng đó không mang đến phiền não cho họ không phải vì họ đã hiểu thấu cái nguyên lý bên trong của sự việc mà vì họ chưa hề ý thức được sự tồn tại của sự việc đó. Có chăng sự ngu dại đó mới là hạnh phúc? Và có chăng là điên rồ nếu ai đó nói rằng phiền não cũng là hạnh phúc?
 
Câu chuyện vị thầy tu và chiếc Iphone 6 xôn xao dư luận gần đây không phải là chuyện đầu tiên mà nhiều người cảm thấy hoang mang về cốt cách của một người tu hành. Iphone trong mắt nhiều người là biểu tượng của vật chất thể hiện đẳng cấp của bản thân nhưng đối với nhiều người khác, nó đơn thuần chỉ là một công cụ khi họ có điều kiện và có nhu cầu.
 
Vị thầy tu, nếu đã hiểu Tam quán Không - Giả - Trung, có thể nói rằng trong mắt chúng sanh, Iphone là vật chất phù phiếm xa hoa đó là do chúng sanh chỉ thấy được cái tướng của vạn vật. Còn thầy, thầy không những thấy được cái tướng, cái giả của vạn vật mà còn thầy thấy được cả cái thể, cái không của sự vật. Một cách nào đó, có thể nói rằng Iphone là không có thật. Thế nhưng thầy không chấp cái “có” cũng không chấp cái “không”, thầy quan tâm đến cái trung, cái dụng. Đối với thầy, Iphone chỉ là một công cụ.
 
Nếu chúng sanh còn chưa hiểu, thì thầy có thể nói thêm thế này cho dễ hiểu. Chúng sanh có thấy các vị thầy tu đi chân không từng bước một dưới cái nắng trời oi bức không? Chúng sanh có thể cho rằng tội tình gì phải ép xác, hành hạ bản thân đau khổ như thế. Đấy là do chúng sinh nghĩ thế, chúng sinh chỉ thấy được cái giả, cái tướng của vạn vật, chứ các vị ấy chằng hề thấy khổ chút nào đâu. Chúng sinh nghĩ vậy là tội cho chúng sinh thôi .Thầy cũng vậy, nếu thầy xài Iphone thì đâu nhất thiết là vì thói ham xa hoa vật chất. Thầy xài Iphone là để tìm kinh, giảng đạo, truyền pháp, là vì chúng sanh đó thôi. Thầy hoạt động xã hội như thế nào thì mới được nhiều thành tích nhất ở Hải Dương chứ. Chúng sanh mà nghĩ xấu cho thầy là tội cho chúng sanh thôi.
 
Đấy, tôi mường tượng sư thầy sẽ trả lời như thế. Vậy thì chúng sanh được gắn mác mê muôi, trái hồng chát còn phàn nàn về điều gì? Sư thầy nên đoạn tuyệt thời đại công nghệ thông tin này chăng?
 
Chùa chiền giờ đã khác xưa, không phải chỉ toàn những người sa cơ lỡ vận, thất tình, trộm cướp hoàn lương. Ngày nay học thức của tăng lữ cũng được nâng cao và phải đạt những yêu cầu nhất định nào đó. Kéo theo đó là sự phát triển của mô hình hoạt động mà trong chút hiểu biết lờ mờ về kinh tế tôi cho là giống với các tổ chức phi lợi nhuận hoặc dự án phi lợi nhuận. Về việc có hay không sự biến chất hoạt động theo kiểu kinh doanh dịch vụ, thì cá nhân tôi qua tìm hiểu sách báo cũng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Tôi rất hi vọng là người ta có sự nhầm lẫn như cái cách mà nhiều sư thầy thường nói, là do chúng sanh còn mê muội nhìn sợi dây thừng mà tưởng là con rắn. Vấn đề này, nếu có cơ hội, tôi sẽ tìm hiểu và bàn luận trong một bài viết khác.
 
Quay lại chủ đề bài viết Những bức tường bám víu dây leo, ắt hẳn nhiều người còn thắc mắc chưa hiểu tại sao tôi lại nói đến vụ việc sư thầy với chiếc Iphone. Cốt lõi điều tôi muốn nhắn nhủ với mọi người là nên nhìn nhận lại niềm tin của mình với tôn giáo, cụ thể trong trường hợp này là Phật giáo. Không phải phủ nhận niềm tin trước đó đối với Phật giáo mà là thay đổi niềm tin cho phù hợp hơn. Sự hiểu biết của sư thầy về giáo lý Phật học đạt đến mức độ nào? Liệu chúng ta có quá ngu ngơ chẳng hiểu chút gì về Phật giáo rồi để người ta xỏ mũi dẫn đường? Và các sư thầy có chăng đang ảo tưởng về sự thông đạt của chính bản thân mình?
 
(còn nữa)

 
Nguồn: tapchienmong.com/2014/10/nhung-buc-tuong-bam-viu-day-leo.html - Tùy bút của Tạp chí Én mỏng
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)