Để lật tung những căn cứ bí mật của quân đội Việt Nam, trong suốt những năm 60-70 của thế kỉ hai mươi, quân đội Mĩ đã rải xuống nước ta khoảng 80 triệu lít chất độc màu da cam. Cây cối chết trơ trụi, đất đai bị nhiễm độc nặng nề, biết bao nhiêu người sống cảnh tàn phế, sống mà không phải là sống.
Những vết thương đã không kết thúc cũng với tiếng súng cuối cùng mà chất độc ấy còn ngấm sâu vào từng tế bào và di truyền qua nhiều thế hệ. Cứ như thế mỗi ngày lại sinh ra những hình hài biến dạng, trở thành gánh nặng và nỗi đau dai dẳng của mỗi gia đình và toàn xã hội mà chưa có phương thuốc nào có thể chữa lành.
Một em bé từ khi sinh ra đã mang một hình hài bất thường và trí não của em không hề lớn lên theo thời gian.
Một người phụ nữ thuộc khu vực đồng bằng sông Mê kông bên đứa con ngây dại vì chất độc đioxin
Xót xa một bé trai phải xin ăn từng ngày với phần còn lại của cơ thể, cả đôi bàn tay và bàn chân của em đã bị chất độc hủy diệt hoàn toàn.
Chất độc đioxin gây đột biến gen rất phức tạp tạo ra những kiểu biến dạng khác nhau. Đây là trường hợp của một bé gái bị teo cơ, cả đời sống phụ thuộc trên chiếc xe lăn, chưa một lần em được một lần biết đến cảm giác tự bước đi.
Cặp song sinh dính liền
Bà Phan Thị Hội (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) tắm cho đữa con trai 14 tuổi của mình là em Bùi Quang Kỷ. Bà đã tiếp xúc với chất độc da cam khi còn là một người lính Giải phóng thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Một cậu bé khuyết tật do di chứng chất độc da cam xem TV tại Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM.
Cô gái mù 17 tuổi, bên cạnh mẹ.
Trẻ em chịu di chứng từ chất độc màu da cam tại Bệnh viện Từ Dũ.
Những trẻ em Việt Nam được sinh ra với những khiếm khuyết của cơ thể và trí tuệ liên quan đến chất độc màu da cam đang chơi đùa năm 2005. Chiến tranh đã qua đi nhiều thập kỷ nhưng hậu quả và di chứng của nó thì vẫn còn đó, còn mãi với thời gian…