Tin tức - pháp luật 2010-10-17 04:55:47

Những Bức Ảnh Gây Chấn Động Cả Thế Giới !!!


Hay nói đúng hơn, đây là những tấm ảnh miêu tả lại những sự kiện đã làm chấn động thế giới, đánh thức cảm xúc của con người và để lại cho người xem nhiều suy nghĩ. Qua thời gian, dù ký ức của những sự kiện đó đã phai mờ, nhưng cảm xúc mỗi khi xem lại những hình ảnh "có một không hai" này sẽ luôn vẹn nguyên cùng năm tháng.
Nhân đây mình xin trích đăng và miêu tả sơ qua về một số sự kiện. Đáng chú ý là có đến 3 tấm hình liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam:
[AN][size=3]
1. Hành hình tù binh Việt Cộng trên đường phố Sài Gòn
[/size]





[size=2]Tấm ảnh được chụp sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 bởi Eddie Adams, miêu tả cảnh tướng Cảnh sát VNCH Nguyễn Ngọc Loan hành hình chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn. Bức ảnh cho thấy sự lạnh lùng của tướng Loan trước gương mặt méo mó trong kinh hoàng của người tù binh Việt Cộng. Một khoảnh khắc đáng giá đã mang về giải Pulitzer 1969 cho Eddie Adams.[/size]
[size=3]
2. Hành hình nô lệ da đen [1930]
[/size]





[size=2]Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.[/size]

[size=3]3. Cuộc nổi loạn tại Soweto [1976][/size]




[size=2]Đây là một trong những cuộc biểu tình bạo động tại Soweto, Nam Phi trong thời kỳ phân biệt chủng tộc Apartheid. Bức ảnh chụp bởi Sam Nzima này thể hiện hình ảnh cậu học sinh Hector Pieterson đang được bế bởi bạn mình nhằm chạy khỏi vụ biểu tình trong tình trạng hết sức nguy kịch. Kết quả cuộc biểu tình của những học sinh này là 20 học sinh đã bị chết khi cảnh sát nổ súng về phía đoàn biểu tình, trong đó có Hector.[/size]

[size=3]4. Hazel Bryant [1957][/size]




[size=2]Hazel Bryant là cô gái đang mở to miệng trong hình và nhục mạ Elizabeth Eckford, một thành viên trong phong trào Little Rock Nine, phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen tại Mỹ trong thời kỳ phân biệt chủng tộc tại quốc gia này. Ảnh chụp bởi Will Counts.[/size]

[size=3]5. Hỏa hoạn tại Công ty may mặc Triangle [1911][/size]




[size=2]Triangle được miêu tả như một nhà tù: đó là một công ty may áo blouse cho phụ nữ và luôn bị khóa kín cửa nhằm ngăn chặn những công nhân, vốn là những phụ nữ dân nhập cư không thể ăn cắp bất cứ thứ gì. Và vụ cháy xảy ra đã vùi chôn 146 con người trong biển lửa.[/size]

[size=3]6. Phan Thị Kim Phúc [1972][/size]




[size=2]Một bức ảnh nổi tiếng nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam: Phan Thị Kim Phúc, cô gái 9 tuổi trong hình đang la khóc trong kinh hoàng và chạy đi trong tình trạng bị bỏng nặng sau khi gia đình em bị một trận bom napal dội xuống. Bức ảnh đã gấy chấn động thế giới, buộc người ta phải nhìn nhận lại những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho những người dân Việt Nam. Bức ảnh này cũng mang về cho tác giá, Nick Út giải Pulitzer.[/size]

[size=3]7. Kent State [1970][/size]




[size=2]Bức ảnh chụp bởi John Paul Filo miêu tả cô sinh viên Mary Ann Vecchio đang quỳ xuống và khóc bên cạnh xác của một người bạn sau khi người này bị bắn bởi cảnh sát trong cuộc biểu tình phản chiến tại Đại học Kent State. Bức ảnh đã lột tả sự chia rẽ trong xã hội Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam.[/size]
[size=3]
8. Sự kiện Thiên An Môn [1989]
[/size]





[size=2]Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là “Người nổi loạn vô danh”, với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây còn được biết đến với tên gọi “Sự kiện Thiên An Môn” nổi tiếng tại Trung Quốc.
[/size]

[size=3]9. Thích Quảng Đức [1963][/size]




[size=2]Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.[/size]

[size=3]10. Chân dung Winston Churchill [1941][/size]




[size=2]Bức chân dung của Thủ tướng Anh Winston Churchill này được xem là một trong những bức chân dung chân thực nhất trong lịch sử và đã mang về cho Yousuf Karsh sự nổi tiếng trên toàn thế giới[/size].

[size=3]11. Albert Einstein [1951][/size]




[size=2]Không ai còn xa lạ về người đàn ông này, cha đẻ của Thuyết Tương Đối, Albert Einstein, được xem như là một thiên tài của nhân loại. Nhưng trong bức ảnh này của Arthur Sasse, người ta còn thấy một Einstein rất con người và có phần hơi lập dị. Đó chính là giá trị của bức ảnh.[/size]

[size=3]12. Nagasaki [1945][/size]




[size=2]Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.
[/size]

[size=3]13. Hiroshima, ba tuần sau vụ nổ [1945][/size]




[size=2]Nếu như có gì đó để diễn tả từ “san bằng” thì bức ảnh chụp Hiroshima ba tuần sau vụ nổ nguyên tử năm 1945 là sự lựa chọn tốt nhất. Hơn 140 ngàn người đã chết hoặc bị thương và di chứng để lại của nó đã và sẽ tồn tại hàng trăm năm sau.[/size]

[size=3]14. Xác chết trên bãi biển [1943][/size]




[size=2]Bãi biển Papua New Guinea ngày 20 tháng 9 năm 1943 với những xác chết của quân Đồng minh trong chiến dịch New Guinea, một chiến dịch quan trọng của quân Đồng minh nhằm tấn công và triệt phá căn cứ quan trọng của quân Nhật trong Thế chiến thứ 2. Bức ảnh tạo một cảm xúc thương tâm về một cuộc chiến khốc liệt. Bức ảnh của George Strock.
[/size]

[size=3]15. Buchenwald [1945][/size]




[size=2]Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.
[/size]

[size=3]16. Anne Frank [1941][/size]




[size=2]Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô vài chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung một cô bé 14 tuổi, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới.[/size]

[size=3]17. V-J Day, Times Square, [1945][/size]




[size=2]V-J Day (viết tắt của chữ Victory over Japan Day) là ngày cả thế giới ăn mừng sự kiện phát xít Nhật đầu hành đồng minh 15 tháng 8 năm 1945. Và trong cuộc diễu hành tại Time Square, New York, Alfred Eisenstaedt đã chụp được một khoảnh khắc tiêu biểu: anh lính hải quân đã hôn một nữ y tá. “Nụ hôn”, tên của bức ảnh đã làm cho người xem cảm nhận được niềm hạnh phúc tột cùng của nhân loại khi được sống trong hòa bình.[/size]

[size=3]18. Thương binh [1991][/size]




[size=2]Bức ảnh tiêu biểu cho cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 của David Turnley: người lính này đã bật khóc khi biết được bên trong chiếc bọc đựng xác cạnh anh ta là xác của người đồng đội, bị bắn chết bởi “chính đạn của phe mình” (nguyên văn “friendly fire”). Bức ảnh đã trở thành hình tượng tiêu biểu cho một cuộc chiến đã bị bưng bít thông tin bởi Lầu Năm góc.[/size]

[size=3]19. Người đàn ông rơi từ Trung tâm thương mại Thế giới [2001][/size]




[size=2]Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9” này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.[/size]

[size=3]20. Lính Mỹ dựng cờ chiến thắng tại Iwo Jima [1945][/size]




[size=2]Bức ảnh chụp 5 người lính thủy quân lục chiến Mỹ dựng cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi của Nhật trong trận đánh tại Iwo Jima đã trở thành biểu tượng lịch sử của Thế Chiến thứ 2 và giúp Joe Rosenthal đoạt giải Pulitzer trong năm đó.[/size]


Các bạn hãy cùng xem và cảm nhận…





Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)