4. "The Mistpouffers"
Tại một số địa điểm trên thế giới đã từng có rất nhiều trường hợp nghe thấy những âm thanh kéo dài, âm lượng lớn giống như tiếng nổ bom



Quang cảnh hồ Seneca ở NewYork
Đã tồn tại rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của thứ âm thanh này, nhưng hầu hết đều không có tính thuyết phục. Hiện tượng này đã xảy ra trong suốt nhiều thế kỉ, cho nên không thể cho rằng những cuộc thử nghiệm hạt nhân là nguồn gốc gây ra thứ âm thanh này. Động đất hoặc núi lửa có thể sinh ra những hiện tượng và tiếng động tương tự, nhưng nếu là do động đất hay núi lửa thì các loại máy móc của con người đã dễ dàng đo đạc và phát hiện ra chúng. Hơn nữa thời điểm xuất hiện những âm thanh này hoàn toàn không trùng khớp với bất kì sự kiện động đất hay núi lửa phun trào nào

Có một số người cho rằng những dịch chuyển địa chất dưới đáy đại dương có thể sinh ra những bong bong lớn chứa khí gas, những bong khí này khi nổi lên bề mặt nước sẽ nổ và gây ra tiếng nổ. Tuy nhiên giả thuyết này nghe khá gượng ép, bởi những bong bong khí đó không thể đủ khả năng gây ra thứ âm thanh mạnh như tiếng đại bác nổ được

Bạn có thể thử nghe âm thanh của thiên thạch rơi trong video dưới đây
Thứ âm thanh được gọi chung là “Mistpouffer” này được cho là có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, tuy nhiên âm thanh từ cuộc sống loài người khiến cho chúng bị át đi hoặc nếu không chú ý sẽ khó có thể phát hiện. Sóng âm khi ở trong nước có thể di chuyển xa hơn nhiều so với khi ở trên cạn. Chính vì thế, loại âm thanh này thường xuất hiện và nghe được rõ ràng ở những khu vực yên tĩnh, gần những nguồn nước lớn

5. “The Slow Down”
“Slow Down” được phát hiện lần đầu tiên tại Thái Bình Dương vào ngày 19 tháng 5 năm 1997. Ban Quản Lý Hải Phận và Không Phận Quốc Gia Hoa Kỳ xác định, âm thanh này xuất hiện tại 15 độ Nam, 115 độ Tây.
Âm thanh này được gọi là “Slow Down” bởi nó giảm tần số một cách chậm rãi, từ tốn trong suốt khoảng thời gian kéo dài 7 phút



"Slow Down" có tần số âm giảm dần đều một cách kì lạ…
Để tai người nghe được âm thanh này, nó phải được đẩy vận tóc sóng âm lên 16 lần, tương tự như “The Bloop” vậy. Các bạn có thể nghe thử tại đây:
Có một số người cho rằng loại âm thanh này do loài mực khổng lồ hay một sinh vật biển lớn khủng khiếp nào đó tạo ra. Thế nhưng tương tự như trường hợp của “The Bloop”, giả thuyết này không có sức thuyết phục, bởi lẽ không loài mực nào có thể tạo ra thứ âm thanh có tần số âm giảm dần như vậy.
Cho đến tận ngày nay, nguồn gốc của “The Slow Down” cũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Trước đây chưa từng ghi nhận bất cứ loại âm thanh hoặc hiện tượng nào tương tự

6. “The Wow”
Sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến thứ âm thanh này, mặc dù nó không xuất phát từ Trái Đất mà từ ngoài vũ trụ. Cũng có những ý kiến cho rằng thứ âm thanh này đậm chất “công nghệ”, nhưng không thể phủ nhận rằng nó luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học

Vào ngày 15/8/1977, khi một nhà khoa học của Học Viện SETI (chuyên nghiên cứu về khoa học vũ trụ) đang làm việc tại trạm thiên văn Big Ear trong khuôn viên trường Đại học Bang Ohio, ông đã đế ý thấy một loại tín hiệu rất mạnh kéo dài khoảng 72 giây. Kiểu tín hiệu này xét về nguồn gốc hết sức giống với những hệ thống tín hiệu ngoài trái đất và ngoài hệ mặt trời


Tấm ảnh trên là lời lý giải cho cái tên của âm thanh này. ^^

Theo các nhà khoa học, nguồn phát ra "The Wow" có thể nằm trong khoảng 2 vạch màu đỏ.

Một bản nghiên cứu chi tiết hơn về nơi phát ra "The Wow"
Kể từ khi phát hiện ra loại âm thanh này, các nhà khoa học ở khắp nơi đã cố gắng định vị và thu lại nó. Vào năm 1987 và1989, Robert Gray META tại Đài thiên văn Oak Ridge nhưng không tìm kiếm được chút thông tin nào về "The Wow". Năm 1995 và1996, Gray lại một lần nữa tìm kiếm "The Wow" bằng một thiết bị mạnh hơn Big Ear nhiều lần, nhưng “The Wow” hoàn toàn không “tái xuất”, và cho đến giờ cũng vậy

Thật đáng tiếc, bởi chỉ xuất hiện một lần duy nhất nên cũng không có ai ghi âm lại được "The Wow" cả

Vũ trụ quả thật còn rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể nào khám phá hết cũng như chưa đủ khả năng tìm hiểu được nguồn gốc của chúng. Còn các bạn thì sao, các bạn có tự đưa ra bất kì giả thuyết nào của riêng mình sau khi đọc series này không? Hãy cùng chia sẻ nhé! ^^