Ở giai đoạn đầu, chứng hoại tử bàn chân gây khó chịu và đau đớn khi bị chạm vào vùng bị tổn thương. Trong giai đoạn cuối, các vùng da bị ảnh hưởng dần dần chuyển thành màu xanh đen pha màu tía, sau đó chuyển thành màu đen hoàn toàn.
Suýt mất tay vì cột dây chun làm nhẫn
Tháng 6 vừa qua, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM đã tiếp nhận một bé gái bị hoại tử đầu ngón tay trỏ của bàn tay trái (không phải như đa số các trường hợp khác là ở nhân). Nguyên nhân do cháu… nghịch dại.
Người nhà của bé gái N.T.T.Th., sáu tuổi (ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, trước đó, bé quấn sợi dây thun lại làm thành chiếc nhẫn đeo vào ngón tay trỏ và sau một tuần, ngón tay bị bầm tím, phần đầu ngón tay ngày càng bầm đen.
BS Lê Văn Tùng - Trưởng khoa Phỏng và Chỉnh hình, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM - cho biết, nguyên nhân khiến ngón tay bị hoại tử là do sợi dây thun thắt quá chặt. Ngay lập tức, các bác sĩ phải tiến hành loại bỏ vùng da chết và điều trị phục hồi bằng thuốc cho ngón tay của cháu bé.
BS Lê Văn Tùng còn cho biết thêm, ông từng tiếp nhận một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị hoại tử ngón tay vì người nhà cho đeo bao tay vải có những sợi chỉ thắt chặt ngón tay, bàn tay của trẻ. Nếu sợi chỉ, sợi dây thun thắt quá chặt thì chỉ sau vài giờ, trẻ đã bị hoại tử ngón tay.
Đầu năm 2010, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 cũng tiếp nhận một cụ già 88 tuổi bị hoại tử bàn chân trái. Cụ ông Lê Văn H, ở Long An, nhập viện trong tình trạng hai chân bị đau nhức không cử động được, bàn chân trái lở loét, mưng mủ, các ngón chân thâm tím.
Theo người nhà bệnh nhân, trước đó khoảng 10 ngày, chân bệnh nhân bắt đầu bị hoại tử, tuy đã uống thuốc và sát trùng nhưng vết hoại tử vẫn không thuyên giảm. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị tắc động mạch mãn tính do xơ vữa động mạch, dẫn đến các mạch máu không thể xuống để nuôi bàn chân. Các bác sĩ đã quyết định mổ khẩn, dùng ống mạch máu nhân tạo để nối thông mạch máu từ động mạch chủ bụng xuống đùi cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, phần chân bị hoại tử của bệnh nhân đã bớt đau nhức và dần hồi phục, các ngón chân hồng trở lại, có thể cử động được.
Một bệnh nhân bị mắc chứng hoại tử bàn chân |
Cuối năm 2011, các bác sĩ tại bệnh viện 401 ở thành phố Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc đã tiếp nhận một ca cấp cứu bị hoại tử chân do bệnh nhân trước đó đã ngồi lì 3 ngày tại quán Internet. Cô gái tên An Hongfeng được các nhân viên của quán Internet đưa vào viện trong tình trạng chân không thể cử động, không còn cảm giác, tím bầm, sưng tấy thậm chí một vài vùng da còn có mùi và chảy dịch.
Bàn chân của An Hongfeng khi nhập viện |
Nhân viên của quán Internet cho biết "rất nhiều khách hàng đã phát hiện mùi lạ trong quán. Hongfeng sau đó tuy đã đi rửa chân nhưng đến đêm đôi chân của cô ấy sưng tấy nghiêm trọng hơn".
Tháng 5 vừa qua, tờ Chinabuzz của Trung Quốc đăng tải hình ảnh một phụ nữ bất hạnh - bà Tạ Quần Bích, 48 tuổi - với đôi bàn chân vừa bị teo và phần chân từ đầu gối trở xuống đã bị mất hết thịt, còn trơ ra ống xương khô màu đen với xương các ngón chân bị cụt và chồng chéo lên nhau như bị dị tật rất đáng sợ.
Bà Tạ Quần Bích với đôi chân teo và như bộ xương khô. |
Một số hình ảnh về chứng hoại tử bàn chân:
Theo Reverse Gangrene |
NGUỒN : zing.vn