[/size][size=2]Cực nam lãnh thổ Trung Quốc dừng lại tại Nhai Châu (tận cùng của đảo Hải Nam). Hoàng dư toàn lãm đồ, công trình do chính hoàng đế Khang Hi thứ 58 chủ trì, hoàn thành năm 1719, ghi rõ.[/size]
Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng 25/7 |
- Cụ thể một số tấm địa đồ hành chính Trung Hoa trong đó người Trung Quốc không hề nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của họ như thế nào, thưa ông?
- Trong thời nhà Thanh, đa số các bức địa đồ hành chính Trung Hoa thể hiện đúng phạm vi cương vực Trung Hoa. Ngoài bức Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, còn rất nhiều bức khác như Hoàng dư toàn lãm đồ 1719, Khang Hi thứ 58. Công trình này do chính hoàng đế Khang Hi chủ trì, các giáo sĩ Joachim Bouvet (Bạch Tấn), Petrus Pierre Jartoux (Đỗ Đức Mỹ), Jean Baptiste Regis (Lôi Hiếu Tư), Xavier Ehrenbert Fridelli (Phí Ẩn)… thực địa trắc hội và tư vấn. Địa đồ này được in khắc bản đồng, một màu, song ngữ Hán - Mãn. Họ quan trắc thực địa, ứng dụng kỹ thuật xác định điểm thiên văn ba góc, trắc lượng kinh vĩ độ toàn quốc 641 điểm, tại Quảng Đông 37 điểm, cực nam lãnh thổ Trung Quốc dừng lại tại Nhai Châu (tận cùng của đảo Hải Nam) ở 18 độ 21 phút 36 giây vĩ bắc.
Bắt đầu từ năm 1708, đến năm 1718 họ hoàn thành các bản vẽ. Từ bản vẽ này hình thành ba bản khắc: bản đồng 41 mảnh tiếp hợp, mỗi mảnh 52,5 x 77cm (năm 1719 chế xong); bản gỗ 32 mảnh phân theo tỉnh và khu vực (1719); bản gỗ 227 phiến thu nhỏ, phân tỉnh, phủ. Năm Ung Chính thứ 6 (1728) đưa vào tùng thư Cổ kim đồ thư tập thành (cuốn 101), đây là bản thu nhỏ của Hoàng dư toàn lãm đồ.
Hoàng dư toàn lãm đồ là bức địa đồ đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng về tọa độ kinh vĩ cho hầu hết các địa đồ hành chính về sau, kể cả bức Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ 1904.
- Sở hữu những tấm bản đồ có giá trị lịch sử và pháp lý, theo ông, điều chúng ta cần chú ý là gì?
- Khi phân biệt một cách rõ ràng, chúng ta sẽ thấy rõ các kiểu lý giải gượng ép về một số địa đồ cổ của học giới Trung Quốc hiện nay, họ chỉ dựa vào hoặc đưa ra các bản đồ hành chính thế giới. Dĩ nhiên họ sẽ có vẽ và tiêu danh các đảo, cụm đảo trên biển Đông, nhưng việc này không có ý nghĩa xác lập chủ quyền của nhà nước Trung Hoa.
Mặt khác, khi phân biệt một cách rõ ràng, học giới Việt Nam sẽ thuận tiện khi cho các thông tin và trưng dẫn một cách chính xác trong việc sử dụng địa đồ cổ Trung Quốc vào các lập luận.
Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy rằng suốt quá trình lịch sử, việc soạn vẽ địa đồ của các cơ quan công quyền, các học giả và các nhà du hành người Trung Hoa không có biểu hiện chiếm hữu các đảo, quần đảo trên biển Đông Việt Nam và biển Đông Nam Á.
Tiến sĩ Mai Hồng (trái) bàn giao tấm bản đồ cho đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng 25/7 |
Sáng 25/7, lễ tiếp nhận tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (NXB Thượng Hải 1904), chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc, đã diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.
Tấm bản đồ này được TS Mai Hồng trao lại cho bảo tàng nhằm lưu giữ, bảo quản cẩn trọng, phục vụ nghiên cứu khoa học, đồng thời giới thiệu tới đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.
Xúc động trước sự quan tâm của đông đảo người dân, TS Mai Hồng chia sẻ mong mỏi nhiều đơn vị như Bộ Ngoại giao, các đơn vị chủ chốt thuộc ngành hàng hải sẽ quan tâm hơn tới việc tuyên truyền, công bố các tấm bản đồ quan trọng, thể hiện chủ quyền quốc gia trên các website thuộc bộ hoặc dịch giới thiệu ra quốc tế. Tấm bản đồ hiện được trưng bày tại phòng trưng bày chuyên đề của bảo tàng.
Cứ liệu lịch sử quan trọng
Ông Dương Trung Quốc |
Chúng ta biết rằng việc xây dựng được một tấm bản đồ chẳng hạn như bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ mang tính khoa học cao, do vậy cũng có tính thuyết phục cao”.
- Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ đã góp thêm cứ liệu lịch sử hữu ích và chắc chắn còn nhiều cứ liệu có liên quan khác mà chúng ta chưa biết?
- Ngành bản đồ học đã phát triển từ rất lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay Việt Nam chúng ta đều biết Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1834 đã có Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, có thể với phương pháp vẽ tưởng như rất đơn giản nhưng lại rất rõ về chủ quyền.
Vị trí địa lý Việt Nam là khớp nối giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nằm trên một con đường hàng hải rất huyết mạch của thế giới, cho nên chúng ta phải quan tâm không những đến bản đồ của Việt Nam hay của Trung Quốc, mà còn là bản đồ của nhiều cường quốc về hàng hải khác khi thể hiện nội dung có liên quan. Có thể họ vẽ bản đồ không đề cập trực tiếp đến vấn đề chủ quyền, nhưng dẫu sao có những yếu tố mà qua đó chúng ta có thể nhận dạng được về vị trí địa lý của không gian biển đảo, của lãnh thổ quốc gia.
Còn về phía Trung Quốc, tôi tin đây là quốc gia mạnh về thư tịch học, những bản đồ của họ nằm rải rác rất nhiều hay được lưu trữ tại thư viện bản địa và nhiều nước trên thế giới. Tôi nghĩ ngay thư viện của ta cũng có, đặc biệt là kho lưu trữ của Thư viện Học viện Viễn Đông Bác Cổ, với những nguồn tư liệu được xây dựng từ cuối thế kỷ 19-20. Vấn đề là chúng ta đã khai thác được hết hoặc tập trung khai thác nhiều những tư liệu đang có chưa.
- Là một nhà sử học, ông cho rằng những chứng cứ học thuật như tấm bản đồ vừa được tìm thấy có ý nghĩa thế nào về mặt pháp lý?
- Cần thấy rằng việc đầu tư một cách bài bản cho việc sưu tập bản đồ không chỉ liên quan đến đấu tranh chủ quyền mà cả việc nhìn ra biển cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Về mặt pháp lý, theo nhận thức của tôi, biển là không gian rất đặc thù, khác với việc hoạch định đường biên giới ở đất liền. Hơn nữa, đường biên giới biển bên cạnh việc liên quan đến chủ quyền quốc gia còn liên quan đến quyền tự do hàng hải.
Việt Nam đã hiện diện ở biển Đông rất lâu rồi thì cuộc đấu tranh phân định chủ quyền phải dựa trên nhiều cơ sở: những cam kết quốc tế như công ước luật biển năm 1982 và những chứng cứ lịch sử, những tài liệu thư tịch trong đó có cả bản đồ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thuyết trình về biển đảo |
Tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ có giá trị địa lý lịch sử. Bản đồ này được vẽ dưới thời nhà Thanh bằng kỹ thuật sử dụng hệ tọa độ kinh tuyến, vĩ tuyến của châu Âu.
Điểm đặc biệt của Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là những địa danh Trung Quốc được ghi bằng chữ Hán, nhưng có xen vào những chỗ quan trọng được ghi bằng chữ Pháp. Chẳng hạn, giới hạn cực nam của biển Trung Quốc trên bản đồ này có ghi dòng chữ “Mer de Chine” (biển Trung Quốc) từ đảo Hải Nam trở lên phía trên. Đây cũng chính là giới hạn cuối cùng của biển Trung Quốc về phía nam.
Cùng loại với tấm bản đồ này, tôi có hơn một chục tấm bản đồ Trung Quốc được thực hiện trong nhiều thời kỳ, có bức từ thế kỷ 16, đều thể hiện cương vực của Trung Quốc về phía nam chỉ đến đảo Hải Nam.
Ý nguyện của tôi là trong tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nên giữ nguyên tắc “công lý và hòa bình”. Còn những tư liệu thể hiện rõ ràng chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử thì nên dần dần đưa vào sách giáo khoa. Hiện nay học sinh đã kém về môn lịch sử, môn địa lý lịch sử lại càng kém.
Trong tranh chấp quốc tế, những bản đồ chính thống như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ có giá trị quan trọng, khi mình đưa ra thì nó góp phần chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong tọa đàm về biển Đông tại TP.HCM |
Việc đưa ra tấm bản đồ cổ có xuất xứ Trung Quốc trong lúc này có giá trị thông tin rất cao, khiến mọi người quan tâm, đặc biệt kể cả phía Trung Quốc.
Phải nói với bất cứ tài liệu cổ nào của Trung Quốc từ chính sử, dã sử, địa dư, bản đồ đều dễ dàng chứng minh được rằng Paracel tức Hoàng Sa hay Cát Vàng của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa hay Xisha không hề thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
Riêng về bản đồ cổ của Trung Quốc thì đã rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam như TS Nguyễn Quang Ngọc từng phát hiện tại kho bản đồ ở Úc rất nhiều bản đồ cổ.
Luận án tiến sĩ của tôi (Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa) đã kể trong phụ lục hơn 10 bản đồ cổ của Trung Quốc vẽ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam như: Dư địa đồ đời Nguyên vẽ lại thu nhỏ trong sách Quảng dư đồ năm 1561, Thiên hạ nhất thống chí đồ trong Đại Minh nhất thống chí năm 1461, Hoàng Minh đại nhất thống tổng đồ trong Hoàng Minh chức phương địa đồ năm 1635, Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ năm 1894, Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ năm 1897…
Tôi rất vui mừng khi biết thêm thông tin về một trong hàng trăm bằng chứng về Trung Quốc không hề có chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi đề nghị phải thật quan tâm việc đưa ra thế giới toàn bộ hồ sơ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng pháp lý quốc tế về chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước các hải đảo.