Trong ảnh, nhân viên này đứng nói chuyện điện thoại chừng 10-15 phút, mặc người mua đứng đợi, rồi tiếp tục tiến về phía trước nghe thêm một lúc nữa. Ảnh được chụp vào sáng nay, 20/8/2012.
Nhân viên bơm xăng thản nhiên nghe điện thoại khi làm nhiệm vụ. (Ảnh chụp tại cây xăng trên đường Nguyễn Trãi, sáng 20/8)
Những ngày qua, báo chí cũng phản ánh hiện tượng rất nhiều người dân hồn nhiên nghe điện thoại trong cây xăng dù Nghị định 52/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đã có hiệu lực từ ngày 5/8, trong đó hành vi sử dụng điện thoại tại cây xăng có mức phạt ở mức 2-5 triệu đồng.
Đặc biệt, không chỉ người dân, nhân viên làm việc tại cây xăng cũng vô tư “alo” trong giờ làm việc, ngay bên cạnh cây xăng.
[SIZE=3][SIZE=2]Nhân viên khác cũng phớt lờ lệnh cấm, "buôn" điện thoại trong lúc bơm xăng cho khách. (Ảnh: Zing)[/SIZE]
[/SIZE]
[/SIZE]
Theo Nghị định 52, mức phạt cao nhất (2-5 triệu đồng) được áp dụng với các hành vi: Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm; Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong những khu vực buộc phải đặt biển báo cấm sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động và các thiết bị điện tử, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt theo quy định. Nghe điện thoại di động tại cây xăng là phạm vào điều cấm, thuộc nhóm hành vi có mức xử phạt “kịch khung” này.
Để an toàn người dân nên nghe, gọi điện thoại cách cây xăng ít nhất là 50m. (Ảnh: VTC)
Khi điện thoại hoạt động, công suất sóng phát ra từ điện thoại có thể lên đến 1W. Theo các chuyên gia đánh giá, đây là bước sóng mạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ.
Để giữ khoảng cách an toàn, người dân nên nghe, gọi điện thoại cách cây xăng ít nhất 50m.
Lam Hạ
Nguồn : Phunutoday