Sao Việt 2008-08-15 08:27:12

Nhạc sĩ Phạm Việt Long: "Nên ngồi lại với nhau"


"Tâm lí chung của nhà thơ là bài thơ được phổ nhạc và đi đến được công chúng thì ai cũng mừng. Còn liên quan đến chuyện bản quyền, thì các bên nên ngồi lại với nhau…" - Nhạc sĩ Phạm Việt Long - nguyên Chánh Văn Phòng Bộ Văn Hóa Thông Tin, Tổng Biên tập Tạp Chí Văn hiến Việt Nam - tâm sự.
Tiến sĩ, nhạc sĩ Phạm Việt Long: Nguyên Chánh Văn Phòng Bộ Văn Hóa Thông Tin, Tổng Biên tập Tạp Chí Văn hiến Việt Nam.
Có lần tôi thực hiện một album chào mừng đại hội Đảng tôi phải đến tận từng nhà đưa tiền bản quyền. Các nhạc sĩ nhất định không nhận không phải họ chê tiền ít mà họ vinh dự có bài hát được chọn.
Tôi có làm thơ và cũng được phổ nhạc như bài “Sóng bạc” do anh Phạm Minh Tuấn thực hiện nhưng chủ yếu tôi phổ thơ người khác thì nhiều hơn. Vì hầu hết là chỗ bạn bè với nhau nên chuyện tiền nong ít khi chúng tôi nói đến. Tất nhiên muốn phổ nhạc thì tôi phải được sự đồng ý của nhà thơ trước đã.
Cho đến nay, một trường hợp duy nhất tôi không liên hệ với tác giả là khi phổ nhạc một bài thơ trên báo Hoa Học Trò. Bài thơ ấy tôi đọc được khi nó bị rách rời khỏi tờ báo. Sau khi đĩa ra, tôi đã liên hệ với tòa soạn nhờ họ liên hệ với tác giả nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Chuyện các nhạc sĩ đại diện cho cả nhà thơ khi ký vào việc bảo hộ bản quyền, khi chưa có sự đồng ý của họ về mặt pháp luật là sai nguyên tắc. Đành rằng giữa phần ca từ và phần nhạc rõ ràng phần nhạc quan trọng hơn nhưng không vì thế mà bỏ sót công lao các nhà thơ. Nhiều khi chỉ một câu thơ cũng tạo cảm hứng cho cả một bài hát.
Quan điểm của tôi là ủng hộ anh Phó Đức Phương trong việc đòi quyền lợi về bản quyền cho các tác phẩm song về phương thức tôi cho là chưa hợp lí. Nếu Đài Tiếng nói VN đã thỏa thuận với các nhạc sĩ trả tiền một lần và sau đó có sử dụng ca khúc ấy không cần trả tiền nữa thì như thế là đúng luật.
Một cuốn sách có thể tái bản nhiều lần để bán thu lời nhưng một ca khúc nếu lần sau sử dụng đài tiếng nói lại phải trả tiền cho ca sĩ chưa kể có thể họ phải phối khí lại để phát không cho cả nước nghe mà không thu về một xu nào cả thì chuyện đòi họ trả tiền từng lần là bất cập.
Việc thu tiền từng lần sử dụng chỉ có một số ít đơn vị đủ tài chính chi trả những đơn vị văn nghệ địa phương thì họ lấy đâu ra để trả mỗi lần biểu diễn. Làm không khéo lại khiến các ca khúc bị hạn chế biểu diễn thì gay.
Đài tiếng nói trả tiền một lần bài hát ấy chỉ để riêng cho đài sử dụng vĩnh viễn chứ nhạc sĩ vẫn chưa bị “mua đứt” đứa con tinh thần anh ta vẫn có thể bán ca khúc ấy cho một đơn vị khác cũng với một lần đưa tiền đầu tiên. Như thế nhạc sĩ và bên sử dụng được lợi mà bên trung tâm của anh Phương cũng tránh tình trạng phải thống kê số lần sử dụng chui để đòi tiền cho nhạc sĩ.
Tôi nghĩ cần phải có phương thức trả tiền cho đúng. Chuyện thu tiền qua album phát hành, qua buổi biểu diễn là đương nhiên nhưng việc bài hát đó được hát giữa chợ, trên tàu xe máy bay thì làm sao biết để mà thu tiền? Vấn đề còn lại là các bên liên quan phải ngồi lại với nhau thống nhất phương thức bảo vệ bản quyền của ca khúc để ai cũng có lợi mà đỡ tốn thì giờ tranh cãi nhau.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)