Tin tức - pháp luật 2010-04-16 02:12:37

Ngyên Nhân Gây Hạn Hán Ở Trung Quốc !!!!


[size=4][/size]
[justify][size=4] Hạn hán ở Trung Quốc đang ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống của hơn 50 triệu nông dân. Có chuyên gia ngay tại nước này cho rằng, một trong những “thủ phạm” gây hạn hán là con người.[/size][/justify]

[justify]
[size=4]Hạn hán ở 5 tỉnh Tây Nam Trung Quốc là Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên và Trùng Khánh đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 50 triệu nông dân. Thiệt hại mùa màng và gia súc đã vượt 24 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,51 tỷ USD). Cũng đã có những dấu hiệu tình trạng khô cằn đang lan sang cả Hồ Nam, Quảng Đông và những tỉnh khác thuộc miền Trung và miền Đông, Trung Quốc.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Các quan chức khí tượng khẳng định hạn hán có nguyên nhân duy nhất bởi các hình thái khí hậu bất thường bao gồm trái đất nóng lên và hiệu ứng El Nino. Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập cũng như nhiều nhà bình luận đang nhắm vào cái họ gọi là “những thảm hoạ do con người gây ra” đằng sau tai ương thiên nhiên này. Các chuyên gia ngay tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng, trong 2 thập kỷ qua, một loạt những sai lầm trong chính sách đã làm đảo lộn cân bằng sinh thái mong manh ở Tây Nam Trung Quốc, nơi mà đến thập niên 1980 vẫn có những khu rừng tươi tốt, giàu tính đa dạng sinh học nhất.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Nhà nghiên cứu nguồn nước khá nổi tiếng ở Trung Quốc, Ma Jun, cho rằng “những yếu tố do con người đã góp phần gây ra hạn hán. Lấy ví dụ, phá rừng gây xói mòn đất nghiêm trọng, còn ô nhiễm thì huỷ hoại các nguồn nước sạch vốn chỉ có giới hạn”.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Các nhà bảo vệ môi trường chỉ trích rằng để đối phó với việc giá nhiên liệu tăng, các tập đoàn nhà nước cùng lợi thế quan hệ chính trị của mình đã tranh giành xây các con đập ở Vân Nam và những tỉnh lân cận để khai thác thuỷ điện. Những dự án khổng lồ này làm trầm trọng thêm tình trạng phá rừng và dẫn đến những thay đổi vi khí hậu ở các khu vực gần đó.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Chuyên gia sinh thái học và bảo tồn Wang Weiluo cho rằng, dành nhiều nước dự trữ chủ yếu cho mục đích thuỷ điện thì càng ít nước dành cho đồng ruộng. Đó là một lý do giải thích về mực nước ở các khu vực Tây Nam đang xuống đến mức báo động. Ở những vùng khác của Vân Nam và Quý Châu, người ta phải đào sâu hơn 70 mét dưới phần đất khô cằn mới tìm thấy được nước.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Tiếp đến, kể từ cuối thập niên 1990, giới chức tỉnh Vân Nam đã yêu cầu nông dân chặt phá cây cối để phát triển các đồn điền cao su và bạch đàn nhiều lợi ích kinh tế hơn. Nhưng cao su, bạch đàn và các cây trồng kết hợp khác lại dùng tốn nhiều nước hơn là lúa và lúa mì. Trên tờ New Beijing Post, nhà hoạt động môi trường Wang Yongchen đã gọi các đồn điền cao su và bạch đàn là những “cỗ máy hút nước và hút độ ẩm siêu hiệu quả”. Theo ông, những cây trồng này kết hợp với quá trình công nghiệp hoá quá nhanh đã làm đảo lộn mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ở Tây Nam Trung Quốc. Một báo cáo gần đây trên tờ “Bưu điện Tân Dân buổi tối” ở Thượng Hải dẫn lời các quan chức cơ quan bảo tồn nguồn nước của tỉnh Vân Nam nói rằng “cũng giống như đồng nghiệp ở khắp nơi, các quan chức tại những khu vực Tây Nam thường lấy ngân sách cho các dự án nước đem đầu tư vào sản xuất, bất động sản và thậm chí là thị trường chứng khoán”.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Tình trạng khô hạn đã làm nghiêm trọng thêm vấn nạn sa mạc hoá, vốn được coi là đã cướp đi 1 triệu mẫu đất mỗi năm. 1/3 đất đai Trung Quốc đang chịu nạn sa mạc hoá ở những mức độ nhất định, tăng mạnh kể từ năm 2004. Trận bão cát tuần trước ảnh hưởng tới 16 tỉnh thành và 20% dân số, đã làm đảo ngược tuyên bố của các quan chức rằng tỷ lệ sa mạc hoá đã chậm đáng kể từ năm 2000.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Theo Han Tongling, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học địa chất Trung Quốc, nguyên nhân gây ra bão cát là gió mạnh cuốn theo cát và bụi từ những hồ nước mặn khô cạn ở Nội Mông và những vùng gần đó. Chuyên gia này cho rằng thiên tai trên đã làm dấy lên nghi ngờ về tính hiệu quả của 100 tỷ NDT (tương đương 14,64 tỷ USD) mà chính quyền đã chi trong một thập kỷ qua cho những chương trình ngăn chặn sa mạc hoá.
[/size]
[/justify]

[justify]
[size=4]Có những dấu hiệu rằng trong một thế giới dễ biến động hiện nay, các vấn đề sinh thái của Trung Quốc là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ của quốc gia này với các nước láng giềng như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Như vậy, những vấn đề môi trường có thể đưa đến nhiều hệ luỵ khó lường.[/size]
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)