Gặp người Việt "sạch" ở "phố chơi"
Đáp xuống sân bay quốc tế Suvarnabhumi, chúng tôi hỏi nhân viên sân bay, đại diện các v phòng tour về một resort mà chúng tôi đã đặt phòng, điểm đến do một người bạn ở Việt Nam giới thiệu. Tất cả họ, đến anh chàng lái taxi đều trả lời là “Good!”, kèm theo một nụ cười có phần giễu cợt.
Sau gần 3 tiếng ngồi trên taxi, giữa những con đường kẹt cứng phương tiện giờ cao điểm, cuối cùng resort đã diện ra trước mặt. Resort không hào nhoáng và sang trọng như tôi tưởng tượng.
Check-in xong, bước vào những c phòng nội thất lộng lẫy, nổi bật với cái giường thấp, vuông chiếm 2/3 diện tích phòng và 4 tấm gương khổng lồ gắn quanh tường, tôi cũng lờ mờ đoán được ý nghĩa của những chiếc ôtô trùm kín trước cửa các phòng lân cận và những tiếng động nửa lạ nửa quen toát ra từ đó. Trong thang máy có vài tờ bướm ghi bằng tiếng Anh, tiếng Thái mà chỉ những hình ảnh trên đó cũng đủ để tò mò.
Gọi điện cho một anh bạn du học sinh ở trường ABAC (một trường ĐH danh tiếng ở Bangkok, nơi có nhiều du học sinh Việt Nam theo học), tôi lại nhận thêm một lời trêu chọc: “Tưởng sang công tác, hóa ra chỉ thế thôi sao?”. Gặng hỏi mãi, cuối cùng anh bạn cũng giải thích: Ratchada là một khu chơi có tiếng ở Bangkok, nơi đã từng được gọi là “thiên đường” của massage Thái, karaoke “màu” và “free sex”.
Một góc Ratchada.Ảnh: Phú Gia.
Bây giờ thì tôi đã hiểu nụ cười bí ẩn trên môi những người tôi từng gặp và hỏi đường. Biết sao được, đã đặt phòng từ trước nên cứ ở.
Đêm đầu ở Ratchada, đường phố nhoe nhoét đèn màu, những tấm bảng ne-on lóa mắt, những bóng người không rõ là nam hay nữ vật vờ dọc đường, không ngừng đưa tay vẫy. Con đường từ Ratchada đến các điểm vui thú cho khách du lịch như Nana, Patpong… chỉ tốn vài trăm baht taxi. Đi xa một chút, những điểm sexshow náo nhiệt đủ trò nhầy nhụa đập vào mắt.
Một cảm giác khá vô vị pha lẫn chút ân hận vì đã chọn nơi này để trú chân trong 3 tuần ở Bangkok.
Nhưng dần dà, tôi được an ủi khi phát hiện ra rằng Ratchada có khá nhiều người Việt. Họ đến từ những miền quê nghèo khó, hầu hết từ Hà Tĩnh, Nghệ An… Họ làm những công việc như dọn phòng khách sạn, làm porter, làm thuê ở các quán cơm bình dân, các điểm bán đồ dạo.
Sau một đêm dài ngủ mệt, với cánh cửa phòng khóa chặt và bịt tai trước những cái gõ cửa lúc nửa đêm, tôi mở cửa phòng và đón một cô gái Việt vào dọn phòng. Cô gái rất trẻ, xinh, nói tiếng miền Trung đã pha chút tiếng Thái. Bất ngờ, gặp vị khách đồng hương nơi xa xứ, cô gái ánh mắt sáng lên vui vẻ. Chúng tôi nhanh chóng làm quen với nhau.
Cô gái tên Nguyệt, quê Nghệ An. 21 tuổi, cô theo sang đây đã 3 năm. cô làm giặt là, cô dọn phòng. “18 tuổi, em thi đại học không đỗ. Nhà khó kh quá, còn 3 đứa em nữa nên con em quyết định sang đây làm thuê. Mới đó mà đã 3 năm, mới về quê được một lần, nhưng được cái 3 đứa em có tiền học. Một đứa đã vào được trường cao đẳng”, Nguyệt kể.
Sang đây, đã nhiều lần cô nhận được những lời “đề nghị” của khách. Thi thoảng gặp những người khách Việt, và họ cũng đề nghị như vậy nhưng cô từ chối tất cả. Nguyệt chấp nhận mức lương 6.000 baht/tháng (khoảng 3 triệu tiền Việt), và làm việc từ sáng đến 9-10h đêm.
“Ở quê em, để kiếm được số tiền này có khi mất 3 tháng trời. Sang đây được nuôi , nên hầu như toàn bộ số tiền này em đều gửi về quê nuôi em. Nếu chọn cách kiếm tiền nhanh, em không đợi anh phải gợi ý đâu”, cô nói nghiêm túc mà bình thản. Có lẽ bởi Nguyệt đã quen với những gì diễn ra xung quanh trong công việc và cuộc sống hàng ngày chứng kiến.
Ra ngõ, gặp người…Việt
Không hợp khẩu vị với các món trong cái resort này, tôi lần tìm những quán trong khu phố. Đó là những quán cơm khá bình dân, tựa các quán cơm v phòng ở Hà Nội. Bước vào một quán có biển hiệu loằng ngoằng tiếng Thái, một người phụ nữ trạc 40 ra lau bàn, rồi hỏi bằng thứ tiếng Thái bập bẹ. Khách và bồi bàn mãi chẳng hiểu nhau, nhưng chợt chị nhìn vào cái lô-gô trên ngực áo tôi rồi hỏi bằng giọng miền Trung: “Chú người mình à?”.
Chị Hòa tất bật với việc bán cơm, rửa chén và nhận 8.000 baht/tháng để nuôi con học Ảnh: Phú Gia.
Chị tên Hòa, ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Chị giúp tôi chọn món hợp với người Việt. Rồi tranh thủ lúc ngơi tay hỏi han đủ thứ chuyện. Thi thoảng, chị lại cười ngượng nghịu khi trót pha vài từ tiếng Thái. Chị sang đây đã 4 năm, đến tiếng đẻ cũng quên nhiều. Mỗi tháng, số tiền 8.000 baht được chị gửi về quê đều đặn cho 2 đứa con đang học đại học.
“Nhớ quê lắm chú ạ, nhưng không về được. Ở quê làm lúa còn không đủ, nói chi nuôi con học đại học. Chịu khó xa chồng con, sang đây làm kiếm bạc dễ hơn. Tôi dự định sẽ ở lại thêm vài năm nữa, đợi đứa sau học nốt đại học rồi về"- Chị cho biết thêm ở khu này có khá nhiều người cùng quê, họ sang đây làm những công việc tương tự.
Hầu hết họ truyền tai nhau về cuộc sống ở đây, rồi rủ nhau sang bằng tấm hộ chiếu du lịch sau đó tìm cách ở lại. Họ ở quê, ít có lựa chọn, nên chấp nhận cách sống này. Ở đây có nhiều người cùng quê như chị Hòa, làm việc quần quật 12 tiếng/ngày, cùng chung thân phận “người lậu” nên không cho phép họ gặp gỡ. Đến tiền gửi về họ cũng phải nhờ những người chủ Thái.
Họ sống giữ mình, đối lập với cuộc sống "đèn màu" đầy cám dỗ ngay bên cạnh (Trong ảnh là các cô gái làm ở một quán đèn màu ở Ratchada -Ảnh: Phú Gia).
Chị nói đúng, quanh khu Ratchada có không ít người Việt Nam và Myanmar làm thuê. Họ bán hàng thuê, làm phục vụ ở các khách sạn, rửa chén ở quán …dù thu nhập khá rẻ mạt so với mặt bằng của Bangkok và đặc biệt so với cách tiêu tiền của du khách các nước khi tìm đến những khu chơi quanh đó. Nhưng với mức lương gom góp cũng được xem là cao so với thu nhập ở các vùng quê miền Trung.
Những người Việt xa xứ, đa số còn rất trẻ và trung niên làm thuê tại đây khi được hỏi đều thổ lộ, muốn trở về quê sớm nhưng trước mắt họ là những “mục tiêu ngắn hạn” như nuôi con học, xây nhà, chữa bệnh cho người thân hoặc đơn giản là kiếm một việc làm để có ít vốn liếng.
Đến khi kiếm đủ tiền, họ lại về bằng chính con đường đã đi. Có người mất vài năm, nhưng cũng có người mất đến dăm bảy năm làm thuê trên đất khác. Nhưng khi trở về, hầu hết các gia đình đều yên ấm. Bởi, trong số họ có một số người "đổi đời" sau những chuyến làm xa đó nhưng vẫn giữ mình trước sự cám dỗ của những bảng hiệu ne-on hào nhoáng.
Theo Bee[/indent]