Coi cần cù là đức tính 'truyền thống' của người Việt, tuy nhiên thực tế lại cho thấy không phải vậy.
Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GCOMM trong tháng 8/2014, đức tính nổi bật của người Việt trong quá khứ và hiện tại và cần cù.
Khảo sát đã thu hút sự tham gia của 1.005 sinh viên, du học sinh, trí thức trẻ (18-35 tuổi) trên cả nước.
Khi được hỏi về những đức tính của người Việt trong quá khứ, số người chọn tính cần cù chiếm tỉ lệ 89%, vị tha 87%.
Còn với câu hỏi “Theo bạn, người Việt hiện có những đức tính nào?”, có tới 60% người tham gia chọn tính cần cù, 23% chọn thân thiện.
Có những giống rau trong nước sản xuất được nhưng Việt Nam vẫn phải nhập - Ảnh: ST
Cần cù, thân thiện cũng là hai đức tính được bạn trẻ chọn nhiều nhất ở câu hỏi “Khi nghĩ về đức tính của người Việt, bạn nghĩ ngay đến đức tính nào?”.
Coi cần cù là đức tính "truyền thống" của người Việt, tuy nhiên thực tế lại cho thấy không phải vậy.
Mới đây, thông tin Việt Nam phải chi tới 500 triệu USD năm 2013 để nhập khẩu hạt giống rau củ khiến nhiều người sốc. Thậm chí, có những giống trong nước sản xuất được như bầu bí, dưa leo, đậu bắp, khổ qua… nhưng Việt Nam vẫn phải nhập.
GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam lấy ví dụ cây cà chua: "Ngay như giống cà chua có gì khó đâu nhưng chúng ta không chịu làm. Vì thế cây cà chua gốc ghép là của Việt Nam, còn mắt ghép là của Mỹ. Mắt thì cho năng suất cao, kháng được bệnh, còn gốc toàn là gốc bệnh. Mà nói công bằng, gốc cũng chẳng phải của Việt Nam mà là của Đài Loan, nhưng Việt Nam làm đã lâu và tự sản xuất được nên coi như là của Việt Nam".
Ảnh minh họa - Ảnh: ST
Đồng tình với ý kiến người Việt lười, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng chỉ rõ một trong những lý do quan trọng khiến xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá sâu vào Trung Quốc là do Việt Nam không chịu thay đổi cứ hài lòng với việc đi làm gia công, đi làm thuê.
Bà Lan nhận xét, với cách kinh doanh của Việt Nam hiện nay chỉ làm được với Trung Quốc, vì làm với Trung Quốc dễ hơn nhiều so với những nước khác.
Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng tới việc sản xuất nhanh và nhiều chứ không quan tâm tới việc sản nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng để tham gia sâu hơn, có vị trí tốt hơn trong chuỗi giá trị.
"Hay nói cách khác chúng ta cứ ngủ yên trong đáy của chuỗi giá trị, không muốn thức dậy để làm những khâu cao hơn. Cách làm đó chỉ phù hợp với việc làm ăn với Trung Quốc", bà Lan nói thêm.
Ảnh minh họa - Ảnh: ST
Tính lười biếng của người Việt còn bị người nước ngoài chỉ thẳng. Doanh nhân người Nhật Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc từng nói rằng người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam 20 năm trước, tôi thấy người Việt Nam cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa”.
“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa”, ông Ito Junichi nói.
An Nhiên
An Nhiên
tccl.info