Tin tức - pháp luật 2012-11-08 02:09:11

Người dân thế giới nói về chiến thắng của Obama


[size=6]Từ người bán hoa quả ở châu Phi đến những người biểu tình chống thắt lưng buộc bụng trên đường phố Hy Lạp, tất cả đều sẵn lòng dành ra một phút để chia sẻ cảm xúc về sự kiện Tổng thống Barack Obama tái đắc cử[/size]
Người dân làng Kogelo, Kenya, quê hương của tổ tiên ông Obama ăn mừng chiến thắng của ông. Ảnh: AFP
Angela Banda, người bán hoa quả vào giờ cao điểm buổi sáng ở Lusaka, thủ đô Zambia, tuyên bố cô rất tự hào về thành công của một tổng thống Mỹ gốc gác Kenya.
"Ngày ấy đã trôi qua rất lâu rồi, khi người dân châu Phi vẫn bị xem là tầng lớp hạng hai", Banda nói. "Đây là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với người châu Phi".
Người đồng hương của cô là Michael Kaumba đang lên kế hoạch ăn mừng chiến thắng tổng thống "của chúng tôi" với một ly "Obama", một loại rượu mạnh được đổi tên khi Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ năm 2008.
Tuy nhiên, không phải tất cả người dân châu Phi đều vui mừng trước sự kiện ở nước Mỹ. Với Stephen Langa, giám đốc Mạng lưới Đời sống Gia đình, một nhóm vận động hành lang chống người đồng tính có liên kết với các nhà truyền giáo Mỹ, ông Obama tái đắc cử là một tin xấu.
"Trong khi một mặt Obama thúc đẩy dân chủ, lãnh đạo tốt và thực thi pháp luật, thì mặt khác, chúng cũng thúc đẩy những vấn đề như đồng tính luyến ái và phá thai, bắt các nước đang phát triển phải chấp nhận những quan điểm mà họ không mong muốn", Langa nói."Những người ở đây ủng hộ Obama chỉ vì ông ấy là người da đen, còn thực tế họ chẳng hề biết về những gì ông ấy đang làm. Đó là một quan điểm rất nông cạn".
Ở phía bên kia của Đại Tây Dương, tài xế taxi người Venezuela Wilmer Cedeno cũng tuyên bố hoài nghi về Obama. "Bất kể ai nắm quyền, sự can thiệp quân sự của Mỹ vào thế giới Arab vẫn sẽ tiếp diễn", tài xế 28 tuổi nói. "Obama không ra những quyết định đó cho chính bản thân ông".
Với Vera Kornilova, một nhân viên văn phòng bán thời gian 65 tuổi ở Moscow, người đã lớn lên trong nỗi lo sợ về một cuộc đối đầu hạt nhân giữa Nga và Mỹ, con át chủ bài cho chiến thắng của Obama là sự quyến rũ của đệ nhất phu nhân Michelle.
"Ông ấy có lợi cho nước Nga hơn, thân thiện và cởi mở hơn Mitt Romney", Kornilova nói. "Thậm chí vợ ông ấy cũng rất tử tế, hay cười. Tôi rất thích bà ấy".
Ahmed al-Qassim, chủ một tiệm ảnh ở quảng trường Tahrir tại trung tâm Baghdad, lại kiên quyết không "khuất phục" trước sự lôi cuốn của gia đình tổng thống Mỹ. "Tôi nghĩ rằng, dù ai là tổng thống, nước Mỹ vẫn là một quốc gia hung hăng, tự cho mình là cảnh sát của thế giới. Vì thế, Obama hay ai đi nữa, thực sự tôi không kỳ vọng bất kỳ điều đì tích cực từ nước Mỹ", anh nói.
Um Mariam, một bà nội trợ Iraq, có 4 con, quan tâm đến Obama với tư cách cá nhân hơn, nhưng cũng chia sẻ những nghi ngờ của người đồng hương về cam kết của Mỹ đối với Iraq, kể từ khi Washington rút binh sĩ về nước trong nhiệm kỳ đầu tiên của Obama.
"Ông ấy xứng đáng được tái đắc cử", cô nói. "Tuy nhiên, ông ấy không có nhiều ảnh hưởng với Iraq. Ông ấy công bằng với người dân của mình. Nói thế thôi chứ tôi không kỳ vọng điều gì tốt đẹp từ phương Tây cả. Kể từ khi Mỹ rút quân, tình hình ở Iraq trở nên xấu đi. Không còn an toàn, mọi người thiệt mạng trong các cuộc tấn công. Iraq là một nước giàu có nhưng người Iraq chẳng được lợi lộc gì".
Pakistan đã cho Obama một "vũ khí" bầu cử lợi hại khi ông chỉ đạo chiến dịch truy kích trùm khủng bố Osama bin Laden tại đây hồi tháng 5/2011. Tuy nhiên, lãnh đạo Mỹ kể từ đó lại ít được tín nhiệm ở nước này hơn do các cuộc tấn công bằng máy bay do thám nhằm vào các phiến quân của al-Qaeda và Taliban.
Người bán hàng ở Islamabad, Asif Mehmood, 34 tuổi, cho biết anh rất sợ các cuộc tấn công này sẽ tăng lên khi Obama thắng nhiệm kỳ thứ hai. "Người Hồi giáo cần làm nhiều hơn để gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ, thay vì chỉ ngồi đợi xem ai sẽ thắng cử và lắng nghe xem ông ấy nói gì", Mehmood nói.
Ở bên kia biên giới, tại Afghanistan, nơi Obama dự kiến rút binh sĩ Mỹ vào nhiệm kỳ thứ hai, có một sự thờ ơ trước sự kiện mà thế giới đang quan tâm. "Với tôi, chuyện này chẳng thành vấn đề", Nasrullah, một người bán dạo nói. "Dù là Obama hay Romney thì cũng như nhau thôi. Cựu tổng thống George W. Bush, Obama, không ai trong số họ có thể giải quyết những vấn đề của Afghanistan cả".
Dimitris Tsikerdis, một lập trình viên máy tính ở Athens, Hy Lạp, hôm qua tham gia một cuộc đình công chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng sắp được chính phủ thông qua. Trong tâm trạng đang ảm đạm, anh chàng 35 tuổi này cũng không mấy lạc quan về việc Obama tái đắc cử, giống như viễn cảnh ở đất nước của anh.
"Với Hy Lạp, ông ấy sẽ không làm thay đổi bất cứ điều gì, dù mọi người ở đây nghĩ rằng sẽ tốt hơn cho đất nước chúng tôi nếu ông ấy làm lãnh đạo", anh nói. "Tôi nghĩ tôi sẽ lại thất vọng thôi. Obama muốn thay đổi nhưng ông ấy không thay đổi được gì cả. Nếu tôi tin vào ông ấy lần nữa, tôi sẽ chỉ thất vọng mà thôi".
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)