[justify]
|
[justify]Mắt phải của Charlie Haverstick bị chuyển từ xanh lơ thành màu đen, sau tai nạn năm 26 tuổi. (Ảnh: ABC)[/justify] |
[justify]Cú va chạm mạnh năm xưa với bạn đã khiến xương phía sau mắt phải của Haverstick bị gẫy, gây chảy máu trong não. Vết thương này cũng làm rách cơ mống mắt.[/justify]
[justify]Nhưng điều ngạc nhiên nhất khi Haverstick xuất viện sau vài tuần là mắt phải đã chuyển hoàn toàn thành màu đen, dù trước đó nó màu xanh lơ.[/justify]
[justify]Kể từ đó, mặc dù có thể nhìn được, song việc tổn thương vĩnh viễn mống mắt đã khiến ông không thể chớp mắt và ngăn bớt ánh sáng chiếu vào mắt phải. Haverstick trở nên cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Trong những bức ảnh, con mắt màu đen của ông sáng rực màu đỏ, bởi không có gì ngăn cản khi ánh sáng phản xạ khỏi võng mạc.[/justify]
[justify]"Trong ánh sáng ban ngày, kích cỡ của đồng tử thường là khoảng 2 milimet. Nhưng vì ông ấy không có mống mắt, nên kích cỡ đồng tử là 12 milimet, vì thế ánh sáng chiếu vào mắt chói chang". tiến sĩ Kevin Miller, chuyên gia về mắt tại Viện Mắt Jules Stein, cho biết.[/justify]
[justify]Tình trạng không có mống mắt không phải là hiếm gặp. Cứ khoảng 50.000 đến 100.000 ca sinh ra trên thế giới mỗi năm thì có một trường hợp bị dị tật khiến mất một phần mống mắt. Hầu hết các trường hợp được chữa trị để hạn chế ánh sáng chiếu vào, tuy nhiên, ít người quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ là màu mắt.[/justify]
[justify]Tháng trước, Haverstick đã trở thành người thứ 29 tại Mỹ được thực hiện cấy mống mắt nhân tạo, nhằm mục đích sửa chữa cả hai vấn đề: màu mắt và thị lực.[/justify]
[justify]Sau khi mở băng mắt với mống mắt đã được thay mới, Haverstick, 53 tuổi, đang sống ở bang Okla, cho biết: "Giờ thì tôi có thể ra ngoài mà không phải che chắn mình, giống như con ma nữa. Tôi cũng có thể đi tản bộ mà không cần lo lắng quá nhiều về những cơn đau đầu vào cuối ngày như trước đây (do quá thừa ánh sáng chiếu vào mắt)".[/justify]