Chuyện shock 2009-06-18 13:39:55

Người bị liệt tứ chi có tài xỏ kim :>


[justify]Thúy An chỉ dùng miệng để xỏ kim, làm lồng đèn, chơi trò chơi điện tử.[/justify]


[justify]Khi nghe tôi hỏi An biết làm gì, cô bé đưa mắt nhanh nhảu đáp: “Em làm được nhiều thứ lắm. Hễ thấy ai làm gì lạ lạ là em học theo rồi bắt cái miệng nó làm”.[/justify]

[justify]Đang tuổi xuân (25 tuổi) nhưng Trần Thị Thúy An như bé gái lên 10. Tuy nhiên, bên trong cơ thể bé xíu ấy là khả năng thiên bẩm. Năm lên chín, An đã biết ngậm kim chỉ vào miệng rồi lấy lưỡi đùa qua đảo lại, chốc lát đã xỏ xong sợi chỉ qua lỗ kim. Hơn tám năm sau, gia đình bất ngờ phát hiện An còn làm được rất nhiều việc khó nữa chỉ bằng cái miệng.[/justify]

[justify]Cơ thể chỉ còn cái đầu[/justify]

[justify]Đến trung tâm quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) hỏi thăm tên Thúy An, một anh thợ vá ép ruột xe ven quốc lộ 91 biết tiếng ngay: “Con nhỏ này hay lắm. Cái gì nó cũng làm được bằng miệng, chỉ tội là con nhà nghèo nên lúc mắc bệnh không tiền chạy chữa phải nằm liệt một chỗ”.[/justify]

[justify]Sang cồn Tân Lộc, nơi nổi tiếng có nhiều đại gia nuôi cá tra, tôi vào xóm nghèo ấp Lân Thạnh, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt. An nhỏ thó nằm trên giường nhìn chăm chú vào màn hình chiếc tivi của mạnh thường quân tặng. Thoạt nhìn tôi cứ ngỡ An đang thè lưỡi liếm đầu bộ phận điều khiển tivi cho đỡ buồn nhưng quan sát kỹ mới biết An đang chơi trò chơi điện tử bằng miệng.[/justify]

[justify]Cha mẹ An có năm người con. Các anh chị của An đều lành lặn. Từ lúc sinh ra An vẫn lớn và đi đứng bình thường. Năm lên bốn, An bị liệt rồi nằm một chỗ cho đến giờ. Toàn thân An cứ như cọng bún. Các khớp xương tay chân như rời ra nên không cử động được, chỉ cái đầu còn vận động được. Hễ ai chạm vào người thì bắp thịt lại bị giật run lẩy bẩy.[/justify]

[justify]Với tình cảnh của An như vậy, gia đình phải dành hẳn một người chăm sóc An trong khi cái nghèo vẫn quấn lấy họ. Cả nhà ai cũng làm thuê làm mướn đắp đổi qua ngày.[/justify]

[justify]Hai năm trước, gia đình gần chục nhân khẩu nhưng không có cái nhà kín nắng. Mỗi lần mưa xuống căn nhà vách lá dột nát, mọi người đều bị ướt sũng. Có những trận mưa to, mẹ An phải ẵm con chạy sang nhà hàng xóm lánh nạn vì sợ giông gió sập nhà. Bà tâm sự: “Mỗi lần con An bệnh không tiền trị phải trốn bệnh viện về. Bác sĩ bảo về xin sổ hộ nghèo nhưng chuyện đó quá khó đối với gia đình tui”. (LT: dã man)[/justify]

[justify]Biệt tài…[/justify]

Thúy An lúc nào cũng nằm nghiêng người thế này và mọi cử động chỉ ở phần đầu.

[justify]Dù sống như đời thực vật nhưng sự nhanh nhẹn và khả năng ứng xử của An chẳng thua kém người lành lặn đồng trang lứa nhờ có cái miệng. Để chứng minh cho tôi xem tài nghệ, An kêu mẹ mang đến một số vật dụng cần thiết rồi khiến tôi đi hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác.[/justify]



[justify]Bài liên quan:[/justify]

[justify]Bài 1: Vừa tâng bóng vừa đọc thơ[/justify]

[justify]Bài 2: Vẽ ngược bằng ngón tay trên kính[/justify]

[justify]Bài 3: Lột dừa bằng răng nhanh nhất[/justify]

[justify]Bài 4: Leo dừa bằng đôi chân cụt[/justify]

[justify]Bài 5: Ông già mù leo thốt nốt[/justify]

[justify]Bài 6: Khổng mù xem xoáy bò[/justify]

[justify]Bài 7: “Thuồng luồng biển” Sáu Hà[/justify]

[justify]Trong bài biểu diễn đầu tiên, An kêu mẹ lấy miếng giấy nhựa màu đưa cho An ngậm vào miệng. Môi, lưỡi và răng của An liên tục mấp máy, đảo tới đảo lui. Chưa đầy hai phút sau An đã thắt xong một ngôi sao năm cánh. Tiếp đến, An biểu diễn cho tôi xem em thắt hình con cò, rồi sau đó là xỏ chỉ qua lỗ những hạt cườm bằng nhựa nhỏ xíu.[/justify]

[justify]Tiết mục An thực sự gây sốc nhất đối với tôi là xỏ tám sợi chỉ xuyên qua lỗ kim may. Đầu tiên, mẹ An đưa tám sợi chỉ và một cây kim cho vào miệng An. An bắt đầu ngốn và không ngừng uốn éo cái miệng. Tất cả bộ phận của vòm miệng cử động phối hợp với nhau rất điêu luyện.[/justify]

[justify]Khoảng ba phút sau, An lùa từ trong vòm họng ra cây kim với tám sợi chỉ đã xuyên ngang lỗ kim. Trong suy nghĩ của tôi, đối với người bình thường, chuyện lấy tay xỏ chỉ qua lỗ kim đã là một thao tác đòi hỏi tỉ mỉ, khéo léo huống hồ chi đây là một cô gái tật nguyền.[/justify]

[justify]An tâm sự: “Em cũng không biết vì sao mình làm được chuyện này. Em nhớ năm chín tuổi, em đến nhà ngoại chơi thì đã làm được rồi. Lúc đó ngoại nói: “Tao may cho mấy đứa cháu nội mỗi đứa một cái gối nằm”. Rồi ngoại kêu mấy đứa cháu nội đang chơi ngoài ruộng vào xỏ chỉ để ngoại may. Trong lúc mấy đứa nó ham chơi không chịu vào, em thấy mấy cây kim ngoại để cạnh giường chỗ em nằm. Tự nhiên em đưa miệng cắn vào cây kim rồi đưa lưỡi cuốn lấy sợi chỉ. Tất cả cho hết vào miệng, em đùa đùa một lát thì sợi chỉ xỏ được qua lỗ kim. Ngoại em ngạc nhiên lắm nhưng không nói với ai”.[/justify]

[justify]Mẹ An tiếp lời: “Có ai biết nó làm được chuyện khó khăn đó. Tới năm nó 17 tuổi, tui ngồi vá đồ, kêu mấy thằng anh nó vào xỏ chỉ thì nó lật đật cắn lấy kim chỉ đưa vô miệng. Tui la nó nhưng nó bảo “Để con xỏ cho mẹ”. Tui nói “Mày làm sao xỏ được” thì nó nói “Nè, con trả kim lại cho mẹ”. Nó thè lưỡi đưa cho tui cây kim. Tui nhìn thấy chỉ xỏ xong qua lỗ kim rồi. Từ đó gia đình mới biết”.[/justify]

[justify]Ước mơ được chữa khỏi bệnh[/justify]



[justify]Tôi hỏi An với giọng thán phục: “Làm liên tục cả chục phút vậy miệng em có mỏi không?”. An cười bảo: “Làm riết quen rồi, anh ạ. Chẳng mệt chút nào”. “Em có sợ bị mũi kim đâm vào miệng không?”. An trả lời tỉnh rụi: “Làm sao kim đâm em được! Em ngậm chỉ có cái đuôi cây kim, còn mũi kim em đùa cho nó nằm ngoài miệng thì làm sao đâm. Em chỉ sợ kim chích của bác sĩ thôi”.[/justify]

[justify]Chỉ bằng cái miệng, An còn làm ra nhiều tác phẩm thủ công như lồng đèn hình tam giác, hình ngôi sao, con cò với nhiều đường chỉ buộc phức tạp, xếp thuyền buồm, bánh ú, bông hoa. Đặc biệt, em còn làm ren móc được dây màn với nhiều hạt cườm xuyên kết cực kỳ rối rắm để gia đình trang trí tủ thờ.[/justify]

[justify]An tâm sự: “Vì nhà nghèo nên ngoài cha làm hồ, mấy anh chị làm nghề vác cám nuôi cá tra, mẹ em cũng đi bán vé số. Từ ngày biết em làm được chuyện lạ, mẹ em đẩy xe lăn cho em biểu diễn để bán vé số kiếm tiền sinh sống nhưng người ta cũng đuổi”. (LT: bị đuổi, tàn ác)[/justify]

[justify]Nhắc đến chuyện bươn chải mưu sinh, mẹ An kể bà đã từng đưa con đến chùa Phù Dung và Thạch Động (thị xã Hà Tiên) biểu diễn hầu mong bà con thương tình mua ủng hộ vé số. Dân bán hàng lưu niệm ở đây kêu bảo vệ đến đuổi về. Thế nên mấy tháng nay hai mẹ con phải ở nhà, không đi bán vé số nữa.[/justify]

[justify]An nói: “Em bị tật nguyền nên khi ở nhà, ai kêu biểu diễn rồi thương tình cho tiền em cũng làm, vậy mà mấy chú ở xã cũng cấm. Em mơ ước sao bệnh của em được trị hết để em có thể ngồi dậy được. Có ai muốn mình bị tật nguyền để kiếm tiền bao giờ đâu anh”.[/justify]

[justify]Rời nhà cô gái liệt tứ chi Trần Thị Thúy An, lòng tôi cứ mãi âm ỉ nhớ tiếng thở dài buồn bã của mẹ An: “Tui chỉ mơ ước có ai đó giúp con tui trị hết bệnh để mẹ con tui không phải đi bán từng tờ vé số và kêu gọi lòng thương của người khác khi thấy con An biểu diễn”.[/justify]

[justify]An kể khi đưa chỉ vào miệng, em cho răng nghiền đầu tám đầu sợi chỉ dính chặt lại thành một và lùa chỉ nằm lên đầu lưỡi. Xong, em cho cây kim nằm ngang cửa miệng và dùng hai môi giữ chặt kim. Rồi từ trong cuống họng, em dùng lưỡi đẩy đầu sợi chỉ về hướng lỗ kim và nâng lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài thì chỉ sẽ xỏ vào lỗ. Đầu sợi chỉ xuyên qua lỗ kim sẽ chạm vào môi, lúc đó em biết chỉ đã xỏ qua lỗ kim. Em tiếp tục dùng lưỡi kéo đầu sợi chỉ cho dài ra để chỉ khỏi bị tuột khỏi lỗ kim.[/justify]

LT: bị tật nguyền lại có biệt tài, cùng mẹ đi bán vé số và biểu diễn cho người ta coi, cũng bị các chú công xã cấm. Mấy thằng này thiệt không có lương tâm. Ngay cả cái sổ nghèo cũng không được cấp để phụ giúp gia đình có con tật nguyền. Vậy mà bài này chỉ hiện diện trên báo PL TPHCM ở cái mục: những người có tài lẻ. Lẽ ra phải nói những người cùng cực trong xã hội mới đúng.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)