Dư luận chưa hết băn khoăn với quy định người thấp bé, nhẹ cân (chiều cao đứng dưới 1,45 m, trọng lượng dưới 40 kg) không được đi xe máy trên 50 cc, giờ lại “choáng với” quy định về… bộ ngực: Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc. Hôm qua (20-10), ông Trần Quý Tường (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng đây là tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo sức khỏe người lái xe và an toàn giao thông.
Người “ngực lép” không nhiều
- Thưa ông, cơ sở nào quy định người đi xe máy trên 50 cc phải có số đo ngực trung bình không được nhỏ hơn 72 cm?
- Chỉ số đó là một trong nhiều quy định tiêu chuẩn về thể lực. Khi xây dựng bản tiêu chuẩn này, chúng tôi đã áp dụng nguyên tắc đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người lái xe. Bản tiêu chuẩn sức khỏe cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và cập nhật các quy định quốc tế. Năm 2001, Bộ Y tế đã ban hành bản “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới”, trong đó có quy định: Người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng, máy thi công đường bộ hoặc có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ, xe ôtô… phải đảm bảo các chỉ số vòng ngực trung bình là 79 cm…
- Đối với những người đủ chiều cao, cân nặng lại có vòng ngực quá bé thì sao? “Ngực lép” ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thưa ông?
- Khi xây dựng những tiêu chuẩn mới này, chúng tôi cũng đã tính đến những người không đủ chiều cao, cân nặng… Nhưng những đối tượng đó không nhiều, họ cũng phải chấp nhận thiệt thòi vì chuyện an toàn giao thông. Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia, hiện trên thế giới đã có các loại xe đặc thù được thiết kế dành cho người có chiều cao đứng thấp hoặc nhẹ cân. Sau này nếu những loại xe này được nhập vào Việt Nam thì Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xem xét và có quy định bổ sung các tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn.
Đây là văn bản quy định khung (cứng) về tiêu chuẩn sức khỏe chứ không thể nói rõ trừ những trường hợp ngoại lệ như nhà báo vừa hỏi. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe cụ thể để có quyết định cuối cùng. Bác sĩ phải lý luận thêm lý do vì khuyết tật bẩm sinh hay vì nguyên nhân nào đó nên chỉ số vòng ngực mới “lép” như vậy. Còn lý do tại sao ngực “lép” lại ảnh hưởng đến sức khỏe ư? Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, vòng ngực là một trong những chỉ số đánh giá thể trạng sức khỏe của một người bởi nó có chức năng hô hấp. Cả nam và nữ nếu có độ giãn nở của phổi lớn, có nghĩa là đường hô hấp tốt thì vòng ngực sẽ lớn. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi nếu sau này các cơ sở khám chữa bệnh có ý kiến.
. Nhưng bản tiêu chuẩn không phân biệt nam hay nữ?
- Lúc đầu chúng tôi cũng đã xây dựng mỗi giới có một bản tiêu chuẩn quy định các chỉ số sức khỏe riêng nhưng phương tiện giao thông thì chỉ có một loại và dùng chung cho cả hai giới. Vì vậy, sau 11 lần dự thảo, xin góp ý kiến, chúng tôi đã thống nhất bản tiêu chuẩn sức khỏe “chuẩn” này áp dụng cho tất cả người tham gia phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, bản tiêu chuẩn chủ yếu dành cho bác sĩ, để có thêm căn cứ về chuyên môn trong quá trình khám bệnh cho người tham gia giao thông. Không phải việc gì cũng có thể hoàn thiện ngay từ đầu được, chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp, sửa đổi.
[justify]Chưa quan tâm đến người khuyết tật [/justify]
Tại buổi tổng kết dự án “Vận động đưa vấn đề người khuyết tật vào an toàn giao thông” được tổ chức ở Hà Nội ngày 14-10, khi trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Hồng Hà - giám đốc dự án cho biết nếu chiếu theo bản tiêu chuẩn khám sức khỏe mới của Bộ Y tế trên thì rất nhiều người khuyết tật không đủ tiêu chuẩn. Song hiện lại có quá ít phương tiện giao thông phục vụ cho người khuyết tật như các đường dốc lên vỉa hè, đường lên xe buýt hay các loại xe đảm bảo dành riêng cho người khuyết tật.
Tại buổi tổng kết dự án “Vận động đưa vấn đề người khuyết tật vào an toàn giao thông” được tổ chức ở Hà Nội ngày 14-10, khi trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Hồng Hà - giám đốc dự án cho biết nếu chiếu theo bản tiêu chuẩn khám sức khỏe mới của Bộ Y tế trên thì rất nhiều người khuyết tật không đủ tiêu chuẩn. Song hiện lại có quá ít phương tiện giao thông phục vụ cho người khuyết tật như các đường dốc lên vỉa hè, đường lên xe buýt hay các loại xe đảm bảo dành riêng cho người khuyết tật.
Cơ sở tư nhân cũng được khám
- Bản quy chuẩn còn yêu cầu muốn lái xe trên 50 cc phải có lực bóp tay đạt 26 kg, lực kéo thân dưới đạt 70 kg. Ai sẽ kiểm tra, thẩm định các tiêu chuẩn này cho người lái xe?
- Theo quy định Thông tư số 13 của Bộ Y tế năm 2007, bất kể cơ sở khám chữa bệnh nào (công lập hoặc tư nhân) nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở khám sức khỏe cũng có thể khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe. Ngoài ra, bản tiêu chuẩn mới lần này yêu cầu các cơ sở đó phải có thêm trang thiết bị như lực kế bóp tay, máy đo thị trường, máy đo thính lực, máy điện tim và máy đo thông khí phổi. Mấy tiêu chuẩn này các bệnh viện tuyến huyện cũng đủ điều kiện. Giám đốc cơ sở y tế sẽ tự quyết định việc tham gia khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chịu sự thanh tra, kiểm tra của cấp có thẩm quyền.
- Vậy bao giờ văn bản tiêu chuẩn khám sức khỏe sẽ chính thức được áp dụng đại trà? Người muốn đổi bằng lái xe thì sao?
- Bộ Y tế đã gửi Chính phủ, chỉ chờ có quyết định chính thức thôi. Sau 15 ngày Chính phủ ra công báo, văn bản mới sẽ được áp dụng.
Trong tháng 11, Bộ sẽ tổ chức hai lớp tập huấn tại hai miền Nam và Bắc để nói rõ về chuẩn sức khỏe cho đại diện các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa các tỉnh…
. Xin cảm ơn ông.
[justify]Ngực to chưa hẳn hơn “ngực lép” [/justify]
[justify]Tiến sĩ Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực-Mạch máu Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM): [/justify]
[justify]“Lép” nhưng không bệnh, đâu có sao! [/justify]
[justify]Chức năng hô hấp phụ thuộc nhiều khía cạnh, trong đó có lồng ngực. Tuy nhiên, lồng ngực phải đi đôi với nhiều yếu tố khác mới kết luận một người có bị hạn chế hô hấp hay không. Một trong những khía cạnh cần phải kiểm tra là đo chức năng hô hấp và xem xét bệnh lý về phổi. Có nhiều người lồng ngực rất tốt nhưng lại mắc bệnh phổi thì không thể bằng một anh lồng ngực… không đủ 72 cm. Nếu đưa ra quy định cứng nhắc, không kèm với các khía cạnh khác (chức năng hô hấp và bệnh lý của phổi) thì sẽ không thuyết phục người dân. [/justify]
[justify]Tiến sĩ Trần Văn Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM): [/justify]
[justify]Thà “lép” nhưng tỉnh táo [/justify]
[justify]Đường kính hoặc chu vi lồng ngực không ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà chức năng hô hấp chỉ bị ảnh hưởng bởi sự biến dạng lồng ngực như gù, vẹo cột sống, lõm lồng ngực. Những bệnh lý mạn tính về hô hấp cũng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Do đó để đánh giá một người có khả năng lao động, làm việc hoặc điều khiển xe ôtô phân khối lớn hay không thì cần giám định y khoa để xem tình trạng hô hấp chứ bản thân chu vi lồng ngực không thể đánh giá được người đó có suy hô hấp hay ảnh hưởng đến tim, mạch. [/justify]
[justify]Nếu có hạn chế phần nào chức năng hô hấp thì con người vẫn có thể sử dụng xe ôtô phân khối lớn, miễn tỉnh táo và đủ khả năng điều khiển giao thông. [/justify]
[justify]Tiến sĩ Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực-Mạch máu Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM): [/justify]
[justify]“Lép” nhưng không bệnh, đâu có sao! [/justify]
[justify]Chức năng hô hấp phụ thuộc nhiều khía cạnh, trong đó có lồng ngực. Tuy nhiên, lồng ngực phải đi đôi với nhiều yếu tố khác mới kết luận một người có bị hạn chế hô hấp hay không. Một trong những khía cạnh cần phải kiểm tra là đo chức năng hô hấp và xem xét bệnh lý về phổi. Có nhiều người lồng ngực rất tốt nhưng lại mắc bệnh phổi thì không thể bằng một anh lồng ngực… không đủ 72 cm. Nếu đưa ra quy định cứng nhắc, không kèm với các khía cạnh khác (chức năng hô hấp và bệnh lý của phổi) thì sẽ không thuyết phục người dân. [/justify]
[justify]Tiến sĩ Trần Văn Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM): [/justify]
[justify]Thà “lép” nhưng tỉnh táo [/justify]
[justify]Đường kính hoặc chu vi lồng ngực không ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà chức năng hô hấp chỉ bị ảnh hưởng bởi sự biến dạng lồng ngực như gù, vẹo cột sống, lõm lồng ngực. Những bệnh lý mạn tính về hô hấp cũng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Do đó để đánh giá một người có khả năng lao động, làm việc hoặc điều khiển xe ôtô phân khối lớn hay không thì cần giám định y khoa để xem tình trạng hô hấp chứ bản thân chu vi lồng ngực không thể đánh giá được người đó có suy hô hấp hay ảnh hưởng đến tim, mạch. [/justify]
[justify]Nếu có hạn chế phần nào chức năng hô hấp thì con người vẫn có thể sử dụng xe ôtô phân khối lớn, miễn tỉnh táo và đủ khả năng điều khiển giao thông. [/justify]
[justify]Ông Nguyễn Đức Khánh, 50/8D Phan Huy Ích, phường 12, Gò Vấp, TP.HCM: [/justify]
[justify]Chưa thuyết phục [/justify]
[justify]Đồng nghiệp chạy xe ôm như tôi nhiều người gầy ốm, ngực… lép xẹp. Tuy nhiên, do họ không hút thuốc, không uống rượu nên sức khỏe đảm bảo, chưa hề để xảy ra tai nạn. Trong khi đó, có người to con, khỏe mạnh nhưng nhậu nhiều, hút thuốc nhiều nên ho sù sụ suốt ngày. Hơn nữa, hiện nay khách chỉ chọn những xe phân khối lớn đi cho nhanh, nếu không cho người “ngực lép” điều khiển xe phân phối lớn thì e ảnh hưởng nồi cơm của họ. [/justify]
[justify]Ông Nguyễn Quốc Hùng, E8/33 ấp 5, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM: [/justify]
[justify]Chưa đạt lý [/justify]
[justify]Hiện tôi thấy ít người sử dụng xe dưới 50 cc vì quá cũ, hay hư. Xe trên 50 cc giá lại không đắt, di chuyển nhanh, ít hư hao. Nếu buộc người có lồng ngực dưới 72 cm chỉ được phép sử dụng xe dưới 50 cc e chưa thấu lý đạt tình. Sức khỏe con người đâu chỉ liên quan lồng ngực mà còn những yếu tố khác như tập thể dục, ăn uống điều độ… Với lại từ trước tới nay tôi chỉ nghe tai nạn xe cộ do buồn ngủ, say xỉn, chưa hề nghe người… ngực lép gây tai nạn… [/justify]
[justify]TRẦN NGỌC ghi [/justify]
[justify]Chưa thuyết phục [/justify]
[justify]Đồng nghiệp chạy xe ôm như tôi nhiều người gầy ốm, ngực… lép xẹp. Tuy nhiên, do họ không hút thuốc, không uống rượu nên sức khỏe đảm bảo, chưa hề để xảy ra tai nạn. Trong khi đó, có người to con, khỏe mạnh nhưng nhậu nhiều, hút thuốc nhiều nên ho sù sụ suốt ngày. Hơn nữa, hiện nay khách chỉ chọn những xe phân khối lớn đi cho nhanh, nếu không cho người “ngực lép” điều khiển xe phân phối lớn thì e ảnh hưởng nồi cơm của họ. [/justify]
[justify]Ông Nguyễn Quốc Hùng, E8/33 ấp 5, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM: [/justify]
[justify]Chưa đạt lý [/justify]
[justify]Hiện tôi thấy ít người sử dụng xe dưới 50 cc vì quá cũ, hay hư. Xe trên 50 cc giá lại không đắt, di chuyển nhanh, ít hư hao. Nếu buộc người có lồng ngực dưới 72 cm chỉ được phép sử dụng xe dưới 50 cc e chưa thấu lý đạt tình. Sức khỏe con người đâu chỉ liên quan lồng ngực mà còn những yếu tố khác như tập thể dục, ăn uống điều độ… Với lại từ trước tới nay tôi chỉ nghe tai nạn xe cộ do buồn ngủ, say xỉn, chưa hề nghe người… ngực lép gây tai nạn… [/justify]
[justify]TRẦN NGỌC ghi [/justify]