Sơn, đất sét, đá, cát hoặc thậm chí tăm là những vật liệu thường thấy trong công việc sáng tạo nghệ thuật. Nhưng một nghệ sĩ đã quyết định dùng… đũa để tạo nên các tác phẩm rất độc đáo của riêng mình.
Donna Keiko Ozawa, một người Mỹ gốc Nhật sống ở San Francisco đã chọn đũa làm chất liệu chính trong dự án nghệ thuật Waribashi của mình để chỉ ra sự lãng phí và vô trách nhiệm với môi trường của con người. Từ những chiếc đũa đã được rửa sạch và hong khô, cô đã dựng nên những tác phẩm mang hình thù khá trừu tượng nhờ lực tĩnh điện, lực hấp dẫn, và các lỗ khoan (nghĩa là không có chút keo dính nào đâu nhé).
Ozawa nhận thấy rằng những chiếc đũa gỗ chỉ được dùng 1 lần giờ đã trở thành một trong những phần thiết yếu của văn hóa ẩm thực châu Á, đồng thời cũng tạo nên một mối đe dọa lớn đối với môi trường. Hơn 70 triệu "waribashi" - đũa vỡ" ("wari" có nghĩa là "vỡ", "bashi" là một cách nói khác của "hashi", tức là "đũa"), tạo nên một sự bòn rút đáng kể đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là tài nguyên gỗ.
Video giới thiệu dự án Đũa Vỡ của cô Ozawa
"Tôi cảm giác như đang có một trận mưa đũa", cô nói. "Tôi khá lo lắng về những chiếc đũa dùng 1 lần. Vào năm 1999, trước khi tôi về Nhật, chúng mới chỉ là những con số, khổng lồ và gây sốc, nhưng chúng cũng chỉ là những con số. Rồi sau đó tôi nhận thấy rằng có bao nhiêu chiếc đũa dùng rồi tôi có thể thu thập được đang chuẩn bị tiến thẳng ra bãi rác. 11 cửa hàng mỳ nhỏ, trong vòng 12 ngày. Hơn 15000 waribashi.
"Tôi cảm giác như đang có một trận mưa đũa"
Ozawa, người đã trưng bày dự án Waribashi ở San Francisco và Tokyo, gợi ý rằng những người yêu sushi và những món ăn châu Á nên dùng những chiếc đũa tái sử dụng được, thay vì những chiếc đũa chỉ dùng 1 lần rồi bỏ đi.
Hãy cùng tìm hiểu quá trình thực hiện dự án Waribashi của cô Donna Keiko Ozawa đã diễn ra như thế nào nhé:
Đầu tiên, đũa dùng rồi được thu thập từ các nhà hàng:
Đây là cháu trai 13 tuổi của tác giả -
người đã tình nguyện giúp đỡ một cách rất hào hứng
Sau đó, tác giả phải dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để rửa sạch chúng:
rồi đem hong khô
Tiếp đó, đũa được xếp gọn thành từng đống, và cho vào các thùng:
Mỗi một thùng này là 3000 chiếc đũa đấy
Nhưng không may, có đến một nửa số đũa đã bị mốc, chắc là do lúc được xếp vào thùng chúng chưa khô hẳn. Tác giả của chúng ta đã phải mang về và rửa lại toàn bộ số đũa bị mốc trong 9 tiếng đồng hồ.
Để dựng các tác phẩm, cô Ozawa bỏ dần đũa từ các thùng ra, và bắt đầu tạo hình:
Mình sẽ làm gì với đống đũa này đây nhỉ?
Tác phẩm sắp hoàn thành rồi
Cuối cùng, trong buổi triển lãm, các sản phẩm sẽ lung linh như thế này đây:
Một thợ ảnh đang cố gắng chụp những bức hình đẹp nhất
Cô Ozawa và tác phẩm của mình