[size=2]Tan học, cả ba chị em về nhà cất sách vở rồi đi bắt ốc. Tai họa khủng khiếp ập đến khi chẳng may bị sa chân vào dòng nước dữ. Cái chết của 3 chị em ruột khiến những người làm cha làm mẹ không thể cầm lòng…[/size] Có nỗi đau nào hơn thế! Chúng tôi tìm đến hoàn cảnh của gia đình có 3 đứa con vừa bị chết đuối vào chiều ngày 6/3 ở xóm Trung Hải, xã Kỳ Hải. Mới đến đầu làng đã cảm nhận được không khí tang tóc bao trùm. Những khuôn mặt buồn rũ rượi và những giọt nước mắt của những người vừa đến chia buồn còn vương trên khoé mắt khi ra về.
Trên bàn thờ, phía sau đĩa hoa quả, lư hương nghi ngút khói là di ảnh của ba đứa trẻ với những đôi mắt trong sáng, thơ ngây của tuổi đến trường. Đứa nhiều tuổi nhất mới 15 tuổi, còn đứa em út nhỏ tuổi nhất cũng mới chỉ lên 10. Ngồi gục đầu ngay bên bàn thờ của các con, người mẹ tên Phạm Thị Lệ (40 tuổi) gào khóc: “Các con ơi, sao các con bỏ bố mẹ mà đi. Trời đất ơi, đau đớn lắm. Các con ơi, bố mẹ cũng chết theo các con thôi. Sống chi được nữa các con ơi…!”. | ||
Bạn bè cùng trang lứa đến thắp hương chia buồn. |
Khi những đoàn học sinh, bạn bè của 3 đứa trẻ bị chết đuối đến thắp hương chia buồn, người mẹ tội nghiệp càng đau đớn thêm. Chị vùng vẫy gào khóc nghẹn ngào không ra tiếng rồi với tay lên di ảnh của 3 đứa con. Mọi người phải dìu chị vào trong buồng nằm nghỉ.
Bên trong buồng, những vành khăn tang trắng đầu của họ hàng, người thân, tiếng khóc than và những giọt nước mắt cứ chảy dài…
Không kịp nhìn mặt con
Ngồi thẫn thờ như người mất hồn, ông ngoại các cháu tên là Phạm Văn Bố (68 tuổi) kể: Chiều 6/3, mẹ các cháu và con đầu tên là Nguyễn Thị Cẩm (SN 1994, đã bỏ học từ năm lớp 9) đi trồng khoai ngoài đồng.
3 đứa em của Cẩm là Nguyễn Thị Chinh (SN 1997 học lớp 9), Nguyễn Thị Thúy (SN 1999 học lớp 6), Nguyễn Tiến Phi (SN 2002 học lớp 4) vẫn đến trường đi học.
Chị Hà Thị Tý kể lại sự việc tại hiện trường vớt được thi thể 3 đứa trẻ chết đuối |
Thả cào, cuốc xuống, chị chạy sang mấy nhà hàng xóm rồi về nhà ông bà nội, ông bà ngoại hỏi cũng không thấy con. Hai mẹ con chị vội gọi người thân pha đèn pin mỗi người tỏa ra một hướng đi tìm.
Màn đêm đen kịt bủa vây xóm nghèo, người mẹ như không còn phương hướng, lao đi tìm những đứa con trong nỗi hoang mang vô độ, lúc này đây chị chỉ nguyện cầu mong sao các con được bình yên.
Rồi chị chợt nhớ bọn trẻ như thường ngày vẫn hay đi bắt ốc ở khu vực hồ nuôi tôm cách nhà 500m nên gọi mọi người tìm về phía đó. Một cảnh tượng hãi hùng ập vào mắt người đàn bà bất hạnh. Những đứa con thơ dại của chị đã…
“Tôi cùng với một người cô của chị Lệ dọi đèn pin ra hồ nuôi tôm tìm thì thấy có 3 đôi dép, rổ ốc trên bờ. Pha đèn thấy có mấy vết chân trượt dài. Người tui tự nhiên như chết lặng. Sau đó hô hoán và về gọi người ra lặn vớt các cháu lên” - chị Hà Thị Tí (SN 1977, là hàng xóm với gia đình có người bị nạn kể lại.
3 chị em đã “về với đất” nhưng sách vở vẫn còn đây
Sau khi vớt được thi thể của 3 đứa trẻ xấu số, gia đình, làng xóm đã làm lễ nhập quan ngay tại hiện trường. Do phong tục ở làng quê nên thi thể của 3 cháu được chôn cất trong đêm tối. Ngăn không cho chị Lê đi, những người thân thầm lặng đưa tiễn 3 ba cháu “về với đất”.
Đau đớn hơn, khi đưa tang các cháu, người bố là anh Nguyễn Tiến Diễn (SN 1967) vẫn chưa kịp về nhà. Lúc chúng tôi có mặt tại gia đình, anh Diễn và con gái đầu tên Nguyễn Thị Nhung (SN 1992) cùng đi làm thuê ở miền Nam đang trên đường bắt xe về nhà.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Diễn phải xa nhà đi làm thuê nhiều năm nay. Về Tết xong, ra năm ở lại gieo 1 mẫu ruộng với vợ con rồi anh mới vào lại Phú Quốc làm thuê được hơn chục ngày.
Tai hoạ ập đến, anh đã tức tốc gói ghém trở về quê, nhưng anh chẳng thể gặp lại ba đứa con nữa. Mãi mãi…
3bored3 3bored3