[justify] [/justify]
[justify]Victor Komardin, Phó Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu hàng hóa quốc phòng Nga (Rosoboronexport) tiết lộ, phía Nga cấp khoản vay trị giá 1 tỷ USD cho Bangladesh mua sắm vũ khí trang bị do Nga chế tạo. Trong thời gian Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina thăm Nga vào tháng 1/2013, hai nước Nga-Bangladesh đã đạt được thỏa thuận cung cấp khoản vay này, hai bên triển khai đàm phán chi tiết về điều kiện khoản vay trong mùa xuân năm nay.[/justify]
[justify]Ngoài máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak-130, Igor Korotchenko, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga cho rằng, Bangladesh sẽ còn sử dụng khoản tiền này mua xe bọc thép, máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo.[/justify]
[justify]
Xe vận chuyển bọc thép bánh lớp BTR-80 do Nga chế tạo.
[/justify]
[justify]Ông chỉ ra: “Bangladesh trước hết sẽ xem xét mua lô lớn xe vận tải bọc thép BTR-80, tổng số khoảng 80-100 chiếc.[/justify]
[justify]Thứ hai là mua hệ thống tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung. Đồng thời, xét tới Bangladesh trước đây từng mua và hiện vẫn trang bị máy bay chiến đấu MiG-29, họ có thể sẽ ký kết hợp đồng tiến hành sửa chữa và cải tạo hiện đại hóa đối với những máy bay MiG-29 này, đồng thời mua máy bay chiến đấu MiG-29SMT hoàn toàn mới”.[/justify]
[justify]Korotchenko cho rằng, hiện nay Trung Quốc chiếm 50% kim ngạch mua vũ khí của Bangladesh, và “thỏa thuận vũ khí mà Nga giành được sẽ đụng chạm tới lợi ích của Trung Quốc”.[/justify]
[justify]Ông cho biết, hệ thống công nghiệp quân sự của Trung Quốc đang phát triển, có thể sản xuất các loại vũ khí phong phú. Họ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nga trên thị trường Bangladesh.[/justify]
[justify]Korotchenko mong muốn thỏa thuận quân sự giữa Nga-Bangladesh có thể thúc đẩy lợi ích địa-chính trị của Nga ở khu vực này. Ông chỉ ra, mua và bán vũ khí có thể phản ánh mức độ tin cậy của hai nước.[/justify]
[justify]
Máy bay chiến đấu MiG-29 do Nga chế tạo
[/justify]
[justify]Korotchenko nhấn mạnh: “Nhìn từ góc độ độ tin cậy trong cung ứng vũ khí, Nga có uy tín rất cao trên thị trường vũ khí thế giới; nhìn ở góc độ bảo đảm ổn định và an ninh ở khu vực này, cung cấp vũ khí cho Bangladesh có lợi cho thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga”.[/justify]
[justify]Máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak-130 hoàn thành bay thử lần đầu tiên vào năm 1996, năm 2009 bắt đầu bàn giao cho Không quân Nga. Ngoài Bangladesh, Nga trước đây cũng từng ký hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Yak-130 và Su-30 cho Algeria, đồng thời đã bắt đầu giao hàng. Hiện nay, Không quân Algeria đã bắt đầu trang bị máy bay Yak-130, nhưng số lượng trang bị cụ thể không rõ.[/justify]
[justify]Một khách hàng nước ngoài khác của Yak-130 là Syria, nhưng hiện nay phía Nga đã tạm dừng giao hàng. Phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Viatcheslav Dzirkaln chỉ ra, xét tới tình hình xung đột hiện nay ở Syria, Nga sẽ không cung cấp vũ khí trang bị mới do Nga chế tạo cho Syria.[/justify]