Cú va chạm với Mặt trăng là một giả thiết “mở màn” cho “hồi cáo chung” của Trái đất.
Những vụ nổ liên tiếp xé toang Trái đất.
Hình ảnh ta từng bắt gặp trong poster của bộ phim “2012” – cơn đại địa chấn tạo ra những vết đứt gãy khổng lồ, kéo trôi các lục địa xuống đáy biển.
Cơn đại hồng thủy cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi và đánh sập cả những tòa cao ốc chọc trời.
Bộ ảnh cho thấy một cái kết đầy khốc liệt và bi thảm của Trái đất, khi hàng loạt thảm họa khủng khiếp cùng lúc giáng xuống hành tinh xanh. Những trận mưa thiên thạch khổng lồ, những cơn bão lửa với sức nóng kinh hoàng từ Mặt trời đổ xuống, các siêu núi lửa đồng loạt phun trào gây ra những trận động đất, sóng thần dữ dội nhấn chìm địa cầu trong chết chóc, hoang tàn… Con người đã không thể chống chọi với thảm họa và tất cả sự sống bị đẩy xuống vực sâu hủy diệt, toàn bộ nền văn minh chói lọi mà loài người đã gây dựng suốt mấy nghìn năm qua trong phút chốc trở về con số 0. Cuối cùng, Trái đất trở về điểm xuất phát và sự sống lại bắt đầu một chu kỳ mới…
Thành phố Đài Bắc (Trung Quốc) sầm uất một thời nay chỉ còn bóng tối, hoang tàn.
Toàn cảnh New York (Mĩ) chìm trong nước biển.
Với khung cảnh hoành tráng, tông màu xám đen hay đỏ rực, nét vẽ dữ dội, mỗi tác phẩm đều khiến người xem phải “lạnh gáy”, “thót tim” như chứng kiến một chuỗi thảm họa kinh hoàng cận kề ngay trước mắt.
Cơn bão lửa khủng khiếp từ Mặt trời nhuốm đỏ Địa cầu.
Khói lửa ngút trời thiêu rụi thành phố xinh đẹp Cincinnati (Mĩ).
Hoành tráng, tàn khốc và đen tối, đó là những cảm nhận rõ nét nhất khi chiêm ngưỡng những bức ảnh này.
Những tác phẩm này lấy cảm hứng từ quan niệm về chu kỳ sự sống của người Maya cổ đại và những lời tiên tri được Kitô giáo lưu truyền hàng trăm năm qua: “Vào giây phút tận cùng của mọi sự tận cùng, khói lửa sẽ đổ xuống từ trời cao, đại dương sẽ trở nên mịt mờ và bọt sóng dâng cao khủng khiếp. Mỗi giờ trôi qua, có hàng triệu, hàng triệu người sẽ chết…” (Trích Lời tiên tri thứ ba của Đức mẹ Maria vào năm 1917).
Lầu Năm Góc (Mĩ).
Những bóng đen lầm lũi bước đi giữa thành phố đầy chết chóc.
Những khu phố nhộn nhịp của New York (Mĩ) vắng tanh không bóng dáng của con người.
Đức Chúa cứu thế - vị thần hộ mệnh toàn năng cũng không thể cứu rỗi nổi một Rio de Janeiro (Brazil) chìm trong biển lửa.
Đâu rồi kinh đô Paris (Pháp) hoa lệ?
Mặt trời vẫn chiếu rọi nhưng loài người đã không còn được thấy nữa.
Một chu kỳ sự sống mới lại bắt đầu.
Liệu kết cục ấy có xảy ra?
Chúng ta không bàn về chuyện tin hay không tin vào lời tiên đoán của người xưa. Những giả thuyết mà các nhà khoa học đưa ra tuy cũng dựa trên căn cứ thực tế, song xác suất xảy ra là vô cùng ít ỏi. Vậy nên, thay vì ngồi suy đoán hay sợ hãi về một Ngày Tận thế xa xôi, tại sao chúng ta không nghĩ đến cái “Ngày Tận thế” thật sự do chính hành động của con người gây nên?