[justify]Đêm 14 tháng Giêng vừa qua, khi kiệu ấn đền Trần (Nam Định) vào trung tâm hành lễ để khai ấn, cũng là lúc kiệu nhận được “cơn mưa tiền lẻ” từ người dự lễ. Mới nhìn, người không biết có thể nghĩ đó là “nghi lễ lạ”, nhưng khi nghe hệ thống loa của BTC lễ hội liên tục nhắc người dân không ném tiền, tránh hình ảnh phản cảm, mới biết đây chẳng phải “nghi lễ" gì.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Kết thúc lễ khai ấn, du khách đổ xô vào khu đền chính cướp lộc. Ở chốn linh thiêng, nhiều người chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để lấy tiền xoa vào bát hương, thanh bảo kiếm lấy may, trong khi lực lượng an ninh luôn túc trực, nhắc nhở, đuổi những người nhảy lên bàn thờ… cầu may.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngay thời điểm trước mùa lễ hội, các cơ quan quản lý Nhà nước, sư trụ trì các chùa đã nhiều lần lên tiếng can ngăn người dân không rải tiền lẻ, nhét tiền vào tay tượng. Nhưng “vấn nạn giải tiền” chưa thấy giảm, đã thấy “sáng kiến” ném tiền vào kiệu, nhảy cả lên bàn thờ.[/justify]
Trong ngày khai ấn đền Trần vừa qua, đoàn rước kiệu ấn phải "toát mồ hôi" mới len qua được dòng người để vào được trong đền
[justify] [/justify]
[justify]Ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở nói rằng, đồng tiền là biểu tượng Quốc gia, mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.[/justify]
[justify]“Ném tiền vào kiệu, rắc tiền vào tượng, rải tiền lẻ… là vi phạm pháp luật và không có trách nhiệm giữ gìn đồng tiền Quốc gia”, ông nói.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo ông, đến với thần thánh phải dùng lễ vật, không được dùng tiền. Vì cơ chế thị trường nên hiện nay nhiều người dùng tiền thay lễ vật. Đó là hành động rất xấu, làm như thế là mua chuộc, phỉ báng thánh thần.[/justify]
[justify]Ông nói: “Chỉ một nén hương cũng là đến với thần thánh. Nếu có tấm lòng, bỏ hòm công đức đóng góp với chùa. Ném tiền vào kiệu rước ở đền Trần vừa sai pháp luật, vừa vô văn hóa”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ông cũng cho rằng, hành động nhảy lên bàn thờ để xoa tiền vào thanh bảo kiếm lấy may ở đền Trần của một số người là “hỗn”, “người bình thường không ai làm thế!”.[/justify]
[justify]Do vậy, người đi lễ chùa không nên tùy tiện, cần xem lại hành vi ứng xử cho đúng, tránh hành động sai, phản cảm.[/justify]
[justify]Ngoài ra, các vị sư trụ trì, chủ từ, chủ đền không đứng ra khuyên ngăn, chính quyền cơ sở không nghiêm túc thực hiện các văn bản quản lý của Đảng, Nhà nước về giữ gìn đồng tiền Quốc gia, nếp sống văn minh lễ hội…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cụ thể, các cơ quan quản lý Nhà nước có văn bản yêu cầu, nhưng chính quyền không thực hiện nghiêm túc, rốt ráo như: không phát thanh, dán thông báo, cử người hướng dẫn du khách tại lễ hội.[/justify]
[justify]GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN cho rằng, đi lễ chùa là nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người dân đi lễ chùa chưa có ý thức và thái độ chuẩn mực. Theo ông Thịnh, nguyên nhân bởi một số người “chưa hiểu đến nơi đến chốn”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo Giáo sư, hành động cướp lộc, ném tiền vào kiệu,… với niềm tin được may mắn, có lộc có tài, thần linh phù hộ là “sai tín ngưỡng” và “phản văn hóa”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify][/justify]
[justify] [/justify]
Dương Tùng
(Khampha.vn)