[/size] Nước da trắng ngần, bàn tay búp măng nõn nà, đôi mắt sáng lanh lợi - không ai nghĩ Bình là một cô gái nông thôn chân lấm tay bùn, càng không ai nghĩ cô là kẻ giết người. Đặc biệt, người mà cô sát hại lại chính là đứa con trai mình dứt ruột đẻ ra. Thế nhưng, tất cả điều đó lại là sự thật. Cô bảo, mình sống để trả nợ cuộc đời, để trả hết lỗi lầm đã gây ra…
Bi kịch vì tin lời thầy bói…
Mấy tháng trước, nghe các điều tra viên (ĐTV) Công an tỉnh Thanh Hóa kể về vụ một phụ nữ giết con đẻ của mình, tôi thực sự sốc. Trong suy nghĩ của mình, tôi chắc chắn đó phải là kẻ bị bệnh tâm thần, bởi chỉ có những kẻ mắc bệnh ấy mới nhẫn tâm làm việc tày trời ấy, như trước đây, ở Thanh Hóa cũng đã có một phụ nữ như vậy. Nhưng điều tôi khá ngạc nhiên khi các ĐTV khẳng định rằng, kẻ giết người không hề bị tâm thần, cô ta gây án bởi mê tín dị đoan. Thật không thể tin, ở thế kỷ 21 lại có kẻ ngu muội đến như vậy. Thế nhưng, chuyện đau lòng đó vẫn xảy ra. Và bây giờ, khi đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, chính người mẹ nhẫn tâm đó đang khát khao sống, khát khao trả nợ cuộc đời để bù đắp, để trả hết những tội lỗi mình đã gây ra.
Người mẹ tội lỗi đó tên là Cao Thị Bình, SN 1985, trú ở thôn 6, xã Hoàng Châu, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Dù sinh ra trong gia đình bố mẹ chỉ làm nông nghiệp nhưng từ nhỏ, Bình được chiều chuộng nên không phải làm lụng vất vả. Học hết lớp 9, Bình nghỉ ở nhà rồi đi học may.
16 tuổi, Bình như đóa hoa rực rỡ khoe sắc. Ngoài vẻ xinh đẹp, cô còn khá dịu dàng, khéo léo. Chính vì vậy, cô được rất nhiều trai làng để ý. Trong số đó, Bình chọn anh Lê Vạn Vụ, SN 1977 ở cùng xã. Năm 2006, hai người tổ chức đám cưới với sự chúc phúc của bạn bè và hai bên gia đình. Bình không thể ngờ đây cũng là bước khởi đầu cho cuộc đời đầy bão giông của cô.
Ngôi nhà cửa xanh - nơi xảy ra án mạng |
Nhưng, mong ước cũng chỉ là mong ước bởi Vạn Hùng càng lớn càng có biểu hiện không bình thường. 2 tuổi, Hùng không biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy khiến cuộc sống của vợ chồng Bình phát sinh nhiều mâu thuẫn. Vì chăm con nên Bình cũng không còn thời gian để may vá, khách hàng của cô ngày càng ít đi. Không sống được bằng nghề may, Bình bàn với chồng vay tiền mua đất, mở quán bán hàng tạp hóa. Hàng ngày, Bình vừa bán hàng vừa trông con nên cuộc sống có phần đỡ khó khăn hơn. Dù vậy, thu nhập kiếm được từ cửa hàng tạp hóa đem lại chỉ đủ cho sinh hoạt hàng ngày chứ không thể trả được khoản nợ hơn 100 triệu đồng hai vợ chồng đã vay trước đó.
Đặc biệt, đến cuối năm 2010, Bình mang thai đứa con thứ 2, đến giữa năm 2011, sinh tiếp con trai, Bình đặt tên cháu là Lê Vạn Dũng với mong ước Dũng sẽ khỏe mạnh hơn anh trai của bé. Thời điểm này, kinh tế ngày càng khó khăn, Bình phải một nách nuôi hai con nhỏ, nợ nần chồng chất. Cũng vì không có tiền nên chồng Bình - anh Lê Vạn Vụ phải ra Hà Nội làm thuê đỡ đần cho vợ. Càng khó khăn, Bình càng nghĩ quẩn. Nghe nói ở làng bên có thầy bói nói rất đúng về tương lai. Chính vì vậy, Bình đã đem hai con về nhà mẹ đẻ gửi rồi đến nhà thầy bói. Bà thầy bói nhìn Bình hồi lâu rồi phán rằng tương lai của cô rất mờ mịt, chưa biết đến ngày nào mới thoát được cảnh khó khăn.
Xem bói về, Bình buồn lắm, cô chẳng thiết gì đến cuộc sống nữa. Nhìn những đứa con thơ ngây chưa biết cuộc đời là gì, Bình càng đau khổ hơn. Đêm hôm đó, Bình thức suốt đêm, hết nhìn ngắm bé Hùng lại quay sang nhìn bé Dũng, lòng cô đau quặn thắt. Cầm tay Dũng, nghĩ đến lời thầy bói phán, Bình càng lo lắng, cô sợ sau này bé lớn lên rồi sẽ tật nguyền, rồi cũng không biết đi, chẳng biết nói như bé Hùng. Suy nghĩ quẩn quanh khiến đầu óc Bình mê muội, cô không còn thiết đến cuộc sống, đến con cái nữa. Bình muốn tất cả chấm dứt, có như thế thì bản thân và tương lai của các con mới đỡ “mờ mịt”. Cô thôn nữ ngày nào xinh đẹp là thế, đến lúc này, Bình chỉ còn da bọc xương, đôi mắt thâm quầng, trĩu nặng. Bình thực sự suy sụp cả sức khỏe lẫn tinh thần. Và rồi, một sự kiện xảy ra khiến cuộc đời Bình thực sự rơi vào bế tắc.
Thời điểm đó, bố đẻ Bình không biết con gái đang chán nản nên đã hỏi đòi 3 triệu đồng tiền nợ đã cho vợ chồng Bình vay trước đó. Không có tiền, Bình gọi điện cho chồng đang làm thuê ở Hà Nội nói chuyện bố cô đòi nợ. Chồng Bình trước kia yêu cô là thế, nhưng kinh tế khó khăn, con cái tàn tật đã khiến Vụ trở thành người khác. Anh đi làm thì thôi, về nhà là cáu kỉnh vợ con. Cũng vì thế, khi nghe vợ gọi điện, Vụ hờ hững bảo “ai vay thì người đó trả”. Nghe chồng nói thế, Bình vô cùng ấm ức, cô cho rằng chồng không có trách nhiệm cùng với mình trong việc giải quyết nợ nần nên vặc lại. Hai vợ chồng cãi nhau, thách nhau li hôn. Thấy chồng lạnh nhạt, Bình bảo nếu ly hôn cô sẽ chết.
Không nghĩ là Bình sẽ tiêu cực, Vụ tức giận bảo rằng “thích chết thì chết” mà không hề ngờ đó chính là giọt nước tràn li khiến Bình thực sự mất phương hướng. Nghĩ hoàn cảnh thực tế của mình cộng thêm lời thầy bói nói, Bình thấy đúng là tương lai mình “mờ mịt” quá. Nghĩ quẩn, cô quay sang nhìn đứa con trai 6 tháng tuổi đang ngủ ngon lành. Nhìn đôi má phúng phính của cậu con trai thơm mùi sữa, Bình khóc. Cô thương nó bởi nếu mai cô chết đi, nó sẽ chẳng còn nơi bấu víu. Thế là Bình đi xuống bếp, lấy một con dao dài để trên đầu giường, quyết định “đưa” cháu Dũng đi trước.
Trong giây phút điên dại, mù quáng đó, Bình đã dùng chăn bông trùm lên người bé Dũng rồi chèn chắc hai tay để bé không thể quẫy cựa. Sau đó, người mẹ tội lỗi đã dùng vỏ chăn bông khác trùm kín lấy mặt con… Khi thấy bé Dũng nằm im, Bình vớ con dao đầu giường cắt vào cổ tay mình. Không biết số trời định hay do sợ chết hoặc lúc hoảng loạn Bình đã cắt không đủ mạnh đã khiến cả 4 vết cắt vào động mạch không làm cô chết như dự định. Khi sờ thấy con đã tắt thở, Bình càng choáng váng hơn, cô ta lấy chăn phủ kín mặt bé Dũng rồi lấy tiền, dắt xe máy, khép cửa rồi bỏ đi. Trong cơn vô định của số phận, Bình không biết mình đi đâu, không biết đã đi bằng cách nào. Cô ta chỉ biết mình đi, đi mãi cho đến khi nghe tin có người nói về chuyện cháu bé bị chết ngạt, Bình như sực tỉnh, quay về…
Sợi dây níu giữ cuộc đời
Bình bảo, sợi dây níu giữ cô ở lại với cuộc đời đó chính là đứa con bị tàn tật. Nói về nó, Bình khóc. Cô bảo: "Không biết kiếp trước em đã làm gì nên tội mà kiếp này em phải gánh tội của mình". Bình kể rằng, sau khi làm hại bé Dũng xong, cô không biết gì nữa, cô bỏ đi như người mộng du, không biết đi đâu, cũng không biết sẽ phải làm gì, cuộc sống đối với cô dường như là vô định. Đến chiều, khi đó, cô đang ở một vùng đất nào đó, thấy mọi người xúm lại xì xầm với nhau chuyện một bà mẹ đã giết con rồi bỏ đi.
Cháu Lê Vạn Hùng bị bại não, đang được bà nội bồng |
Tôi hỏi Bình về cuộc sống hiện tại, cô nhỏ nhẹ: “Em cũng bình thường chị ạ. Sau thời gian khủng hoảng ban đầu, em đã trở nên chai lỳ. Bây giờ em lại nghĩ khác”. “Nghĩ khác thế nào?” - tôi hỏi Bình. Cô bảo “em nghĩ mình đã sai rồi chị ạ. Lúc đó, em quẫn trí quá. Em đã không ngăn mình lại được. Em đã phạm sai lầm lớn, sai lầm không bao giờ sửa chữa được nữa”. Bình che mặt nấc lên khiến tôi cũng rơm rớm nước mắt theo.
Trung tá Lê Văn Chính, cán bộ Trai tạm giam kể: "Trong suốt quãng thời gian công tác ở trại, tôi chưa bao giờ thấy một phạm nhân nào đáng thương như Cao Thị Bình. Bình phạm tội trong khi quẫn trí nên khi vào trại, chúng tôi rất quan tâm, sợ cô ta lại quẫn trí tự sát lần nữa. Tuy nhiên, sau thời gian đầu, khi suy nghĩ lại, Bình thực sự là người rất tốt. Tất cả các can, phạm nhân ở cùng phòng với Bình đều rất quý cô ta, kể cả những người sau khi đã thành án, đi trại giam vẫn thường xuyên gửi thư liên lạc với Bình, coi Bình như chị em ruột".
Nhìn Bình, tôi thực sự tin điều anh Chính nói bởi trông cô thực sự thánh thiện. Đáng tiếc là, đôi bàn tay xinh đẹp, nõn nà của Bình trong một phút thiếu suy nghĩ, đã cướp đi mạng sống của chính đứa con trai ruột của mình. Bình bảo: “Chị ạ. Mấy hôm nay em buồn lắm? “Sao? Tôi tưởng Bình đã qua cơn khủng khoảng rồi?”, “Em cũng không biết nữa, nhưng từ hôm từ tòa về đến nay, em lại thấy sốc chị ạ”. Thấy tôi ngạc nhiên, Bình nói tiếp “Mức án của em là 12 năm. Như thế quá cao chị ạ. Lúc đầu em nghĩ chỉ 7-8 năm thôi. Mọi người đều nghĩ thế. Nhưng không hiểu sao Tòa lại tuyên 12 năm”. “Cô có quyền kháng án mà” - Tôi bảo Bình. “Vâng, nhưng em không muốn, em không muốn nhắc đến chuyện đau lòng đó nữa. Đối với em như thế đã quá đủ rồi. Em đã sống đủ uất ức rồi. Nếu ra tòa nữa, em không chịu nổi được. Em muốn chôn hết nỗi đau đi…”.
Rồi Bình lại khóc, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt trắng trẻo, xinh đẹp. Không biết phải làm sao, tôi đành an ủi: “Có lẽ đó là số phận, cô hãy cố gắng cải tạo tốt vào, có như vậy cô sẽ sớm được trở về”. “Vâng, chị ạ. Em sẽ cố hết sức, bởi em còn một sợi dây, một sợi dây chắc chắn để giữ em lại, đã đưa em qua những đêm dài đầy tăm tối và giông tố. Đó là đứa con tật nguyền của em chị ạ. Em đã xa nó gần 1 năm rồi, không biết nó thế nào. Em cần phải sống, cần phải trả nợ cuộc đời. Đó là chăm sóc đứa con tật nguyền của em. Bởi đó là số phận của em chị ạ…”.
Rời trại giam, lòng tôi nặng trĩu. Khuôn mặt trắng trẻo đầy nước mắt của Bình ám ảnh tôi. Khuôn mặt đó nhắc tôi nhắn với những phụ nữ đang có ý định tiêu cực, đang có ý định “đưa” con về cõi bên kia với mình hãy dừng lại, bởi đó chắc chắn không phải là sự giải thoát.
[size=5]VÃI VỚI CON MẸ NÀY 3be_eaten3 3be_eaten3 3be_eaten3 3be_eaten3 3be_eaten3[/size]
[size=2]
[/size]