Bệnh nhân nằm ở phòng đầu hồi nhưng mãi tận phòng cuối cùng của hành lang vẫn ngửi thấy mùi khiến nhiều người đến khám bệnh đều kinh hãi
Theo lời các bác sĩ tại khoa D3, Bệnh da người lớn Nam, thuộc Viện da liễu Quốc gia, T. là một bệnh nhân đã sống sót kỳ diệu sau khi mắc bệnh tự miễn quá nặng.
Biểu hiện của bệnh tự miễn ngoài da khi còn ở thể nhẹ.
T, 27 tuổi, nằm Viện da liễu Quốc gia đã nhiều năm vì căn bệnh tự miễn, từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Đó là khi cơ thể anh tự sản xuất ra chất tiêu diệt chính tế bào của cơ thể mình. Hệ thống miễn dịch của anh mắc một lỗi nghiêm trọng, thay vì tiêu diệt các thành phần lạ, nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể thì lại quay sang tiêu diệt chính tế bào da của mình. Khi mắc lỗi này, hệ thống miễn dịch của anh đã liên tục sản xuất ra chất đặc hiệu để tiêu diệt tế bào da, dẫn tới bề mặt da bao phủ của anh luôn trong tình trạng bỏng rát, tổn thương.
BS Phạm Hồng Lãnh, trưởng khoa D3, Bệnh da người lớn Nam, thuộc Viện da liễu Quốc gia cho biết: "Căn bệnh này rất khó chữa, vì chính tế bào trong cơ thể đánh nhau. Không thể diệt bất cứ bên nào vì diệt bên nào thì cơ thể cũng bị nguy hiểm theo. Chỉ có cách làm dịu, dàn hoà và đẩy hai anh ra hai nơi để không đánh nhau nữa".
Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị tây y, gia đình bệnh nhân T không thấy khỏi hẳn, liền dừng thuốc tây y để điều trị thuốc nam. Nhưng vừa dùng thuốc nam được tuần thì thấy da của T bung ra. Thầy bốc thuốc nam bảo đó là do công thuốc, cơ thể phát độc ra ngoài, nên gia đình càng cố. Hậu quả là sau một thời gian, bệnh nhân thoi thóp, thập tử nhất sinh và nhập Viện Da liễu Quốc gia trong tình trạng da toàn thân chuyển sang màu đen, bị thối, mưng mủ, không còn chỗ nào lành lặn vì bị hoại tử. Tóc bệnh nhân cũng bị rụng, da đầu, da tay chân trợt trạt. Cả gia đình và bệnh viện đều xác định bệnh nhân sẽ chết.
"Chúng tôi ngày đêm lăn lộn với T. và sống chung với mùi thối bốc ra từ người bệnh như mùi xácchết suốt một tháng liền. Bệnh nhân nằm ở phòng đầu hồi nhưng mãi tận phòng cuối cùng của hành lang vẫn ngửi thấy mùi. Nhiều người đến đây khám bệnh đều gai cả người” – BS Lãnh vẫn còn nguyên cảm giác ái ngại khi nhớ lại những ngày chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh viện phải thiết kế hẳn một tấm ga giường đặc biệt, dưới tấm ga đổ một lớp bột than như bột phấn rôm dày 3cm, để bệnh nhân nằm lên, vừa thấm nước dịch, vừa rất êm. Mỗi ngày, bố T phải thay ga bột 1 lần. Mỗi lần bế T, là một lần làn da của T bị bong trợt.
Trong lúc đó, các bác sĩ liên tục bồi phụ nước cho T bằng ba con đường: chuyền nước, đạm, đường. T không tự uống hay ăn gì vì trong khoang miệng lẫn niêm mạc ruột cũng bị hư tổn, buộc phải ăn bằng đường tĩnh mạch. Ngoài ra, căn bệnh này giống như bỏng, uống nước đằng mồm nhưng chảy ra đằng da. Thậm chí, nước chảy ra nhiều đến mức bệnh nhân còn không có nước mà đi tiểu.
Cứ vừa uống thuốc vừa truyền, sau một tháng, da bệnh nhân mới khô dần, bệnh nhân mới bắt đầu có thể ăn cháo và nói chuyện được. Thêm 20 ngày nữa thì bệnh nhân đã có thể đi lại được.
Đây là căn bệnh không thể khỏi hẳn nên T phải dùng thuốc duy trì cả đời. Ngoài ra, khi mắc thêm bệnh khác, T phải được điều trị tích cực hơn để cuộc chiến giữa bạch cầu và tế bào da không quá căng thẳng.
Theo lời các bác sĩ tại khoa D3, Bệnh da người lớn Nam, thuộc Viện da liễu Quốc gia, T. là một bệnh nhân đã sống sót kỳ diệu sau khi mắc bệnh tự miễn quá nặng.
Biểu hiện của bệnh tự miễn ngoài da khi còn ở thể nhẹ.
T, 27 tuổi, nằm Viện da liễu Quốc gia đã nhiều năm vì căn bệnh tự miễn, từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Đó là khi cơ thể anh tự sản xuất ra chất tiêu diệt chính tế bào của cơ thể mình. Hệ thống miễn dịch của anh mắc một lỗi nghiêm trọng, thay vì tiêu diệt các thành phần lạ, nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể thì lại quay sang tiêu diệt chính tế bào da của mình. Khi mắc lỗi này, hệ thống miễn dịch của anh đã liên tục sản xuất ra chất đặc hiệu để tiêu diệt tế bào da, dẫn tới bề mặt da bao phủ của anh luôn trong tình trạng bỏng rát, tổn thương.
BS Phạm Hồng Lãnh, trưởng khoa D3, Bệnh da người lớn Nam, thuộc Viện da liễu Quốc gia cho biết: "Căn bệnh này rất khó chữa, vì chính tế bào trong cơ thể đánh nhau. Không thể diệt bất cứ bên nào vì diệt bên nào thì cơ thể cũng bị nguy hiểm theo. Chỉ có cách làm dịu, dàn hoà và đẩy hai anh ra hai nơi để không đánh nhau nữa".
Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị tây y, gia đình bệnh nhân T không thấy khỏi hẳn, liền dừng thuốc tây y để điều trị thuốc nam. Nhưng vừa dùng thuốc nam được tuần thì thấy da của T bung ra. Thầy bốc thuốc nam bảo đó là do công thuốc, cơ thể phát độc ra ngoài, nên gia đình càng cố. Hậu quả là sau một thời gian, bệnh nhân thoi thóp, thập tử nhất sinh và nhập Viện Da liễu Quốc gia trong tình trạng da toàn thân chuyển sang màu đen, bị thối, mưng mủ, không còn chỗ nào lành lặn vì bị hoại tử. Tóc bệnh nhân cũng bị rụng, da đầu, da tay chân trợt trạt. Cả gia đình và bệnh viện đều xác định bệnh nhân sẽ chết.
"Chúng tôi ngày đêm lăn lộn với T. và sống chung với mùi thối bốc ra từ người bệnh như mùi xácchết suốt một tháng liền. Bệnh nhân nằm ở phòng đầu hồi nhưng mãi tận phòng cuối cùng của hành lang vẫn ngửi thấy mùi. Nhiều người đến đây khám bệnh đều gai cả người” – BS Lãnh vẫn còn nguyên cảm giác ái ngại khi nhớ lại những ngày chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh viện phải thiết kế hẳn một tấm ga giường đặc biệt, dưới tấm ga đổ một lớp bột than như bột phấn rôm dày 3cm, để bệnh nhân nằm lên, vừa thấm nước dịch, vừa rất êm. Mỗi ngày, bố T phải thay ga bột 1 lần. Mỗi lần bế T, là một lần làn da của T bị bong trợt.
Trong lúc đó, các bác sĩ liên tục bồi phụ nước cho T bằng ba con đường: chuyền nước, đạm, đường. T không tự uống hay ăn gì vì trong khoang miệng lẫn niêm mạc ruột cũng bị hư tổn, buộc phải ăn bằng đường tĩnh mạch. Ngoài ra, căn bệnh này giống như bỏng, uống nước đằng mồm nhưng chảy ra đằng da. Thậm chí, nước chảy ra nhiều đến mức bệnh nhân còn không có nước mà đi tiểu.
Cứ vừa uống thuốc vừa truyền, sau một tháng, da bệnh nhân mới khô dần, bệnh nhân mới bắt đầu có thể ăn cháo và nói chuyện được. Thêm 20 ngày nữa thì bệnh nhân đã có thể đi lại được.
Đây là căn bệnh không thể khỏi hẳn nên T phải dùng thuốc duy trì cả đời. Ngoài ra, khi mắc thêm bệnh khác, T phải được điều trị tích cực hơn để cuộc chiến giữa bạch cầu và tế bào da không quá căng thẳng.