Chuyện shock 2013-04-29 06:06:17

MUÀ LỂ HỘI ĐÀ NẴNG VÀ MIỀN TRUNG (PART 2)


Như đã nói từ tháng 3 đến tháng 9 là mùa lể hôi đà nẵng - miền trung ( hay còn gọi là mùa ăn chơi LOL 3crisp3)vào mùa này các nam thanh nữ tú sẽ được trải nghiệm một khoản thời gian mà không nới đâu có .. lể hội văn hóa , even sẽ được tổ chức liên tiếp ( năm này có trên 16 lể hội lớn và 12 đến 15 lể hội nhỏ khác nhau )
ngoài lể hội bắn pháo hoa :
Ven bờ Đông sông Hàn
 
Đường Trần Hưng Đạo là vị trí cực kỳ thuận lợi và dễ dàng để ngắm nhìn các màn pháo hoa ở cự ly gần nhất. Đây cũng chính là nơi được chọn làm khán đài của lễ hội. Nếu có được một vị trí ở đây, không chỉ xem được pháo hoa tầm cao, bạn còn có thể nhìn chiêm ngưỡng được cả những màn bắn pháo hoa ở dưới nước.
 


 
Trên cầu sông Hàn
 
Cây cầu nổi tiếng nhất Đà Nẵng là một vị trí vô cùng thuận lợi để chiêm ngưỡng những màn pháo hoa đặc sản. Tuy nhiên, để có được một chỗ đứng trên cầu sông Hàn trong những ngày diễn ra lễ hội pháo hoa quốc tế sẽ là một “thách thức”. Chính bởi lẽ đó nên dù pháo hoa bắn vào buổi tối nhưng rất nhiều người đã không ngại vất vả, đội nắng lên cầu sông Hàn để kiếm chỗ từ buổi chiều.
 

 

 
Trên cầu Rồng
 
Kỉ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẵng, cuối tháng 3 vừa qua, Đà Nẵng vừa khánh thành cầu Rồng - cây cầu thép dài 666 mét với thiết kế đầu rồng có thể phun nước và lửa vô cùng độc đáo. Cách cầu sông Hàn không xa, không chỉ là điểm tham quan mới hấp dẫn cho khách du lịch, cầu Rồng còn là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng màn bắn hoa hoa đẹp mắt trong dịp 30/4 năm nay. Tuy là cầu mới, nhưng với độ "hot" của cầu Rồng, bạn cũng sẽ phải đến sớm nếu muốn có chỗ xem pháo hoa tại đây.
 


 
Dọc đường Bạch Đằng
 
Song song với sông Hàn là con đường Bạch Đằng. Từ ngã ba Bạch Đằng – Phan Đình Phùng đến ngã ba Lê Văn Duyệt được cho là đoạn đường đẹp nhất để ngắm pháo hoa ở cự ly gần. Có lẽ bởi vậy, trong ngày này, cả một đoạn đường Bạch Đằng tuy rất dài nhưng vẫn không có chỗ để đứng.
 


 

Nếu chọn đường Bạch Đằng làm nơi xem pháo hoa, bạn cũng nên đến sớm để chọn chỗ. Tốt nhất bạn nên đi bộ bởi trong thời điểm bắn pháo hoa, khu vực này hạn chế xe cộ lưu thông. Đặc biệt xe không được dừng lại để tránh gây áp tắc giao thông.
 

Rất nhiều người tập trung để xem lễ hội pháo hoa Đà Nẵng.

 

Cầu Thuận Phước
 
Nếu ngại chen chúc hay không thể đi sớm để "xí" chỗ, bạn có thể lên cầu Thuận Phước để ngắm pháo hoa. Cầu Thuận Phước cách cầu sông Hàn chỉ khoảng 2km, mất khoảng 15 phút đi bộ là đến nơi. Đứng tại cầu Thuận Phước tuy hơi khó để nhìn rõ các màn bắn pháo hoa dưới nước, nhưng bạn vẫn có thể tha hồ ngắm những màn pháo hoa tần cao đặc sắc. So với các địa điểm nêu trên, xem pháo hoa trên cầu Thuận Phước có phần thoải mái nhất, ít bị chen chúc, xô lấn nhau như ở phía dưới chân cầu sông Hàn, mà còn rất thoáng mát.
 

Cầu Thuận Phước.

 


 
Chùa Linh Ứng
 
Chùa Linh Ứng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng. Địa điểm này cách chỗ bắn pháo hoa khá xa nên có thể bạn sẽ không chiêm ngưỡng được những màn bắn pháo hoa dưới nước, chỉ có thể thấy được những pháo hoa trên cao. Nhưng bù lại, từ trên chùa nhìn xuống, bạn không chỉ thấy được hết vẻ đẹp của pháo hoa mà còn nhìn được toàn cảnh Đà Nẵng về đêm. Khi xem xong bạn còn có thể vào chùa thắp hương để cầu xin những điều tốt đẹp đến với mình và người thân.
 



 
Những quán cà phê ven sông
 
Đây là thời điểm "ăn nên làm ra" của những quán cà phê gần cầu Sông Hàn. Nhà hàng Memory sát mép sông Hàn và cách cầu sông Hàn không xa được cho là sở hữu một trong những vị trí đắc địa nhất để ngắm pháo hoa. Tuy nhiên, để có một chỗ ngồi đẹp xem pháo hoa ở đây, bạn sẽ phải chi ra khoảng 500.000 đồng. 
 


 

Ngoài ra có khá nhiều quán cà phê dọc trên đường Bạch Đằng cũng có thể xem được pháo hoa. Tuy nhiên so với hàng ngày thì giá đồ ăn thức uống ở những quán này thường cao gấp 3,4 lần. Một chai nước suối trong những ngày diễn ra lễ hội có thể lên tới 20.000đ, bù lại, bạn có thể ngồi tại đó xem pháo hoa.
còn có những dịch vụ free sẽ được lên sóng mạng hơn trước như ..

 
Một tin cực hot khiến các teens thành phố biển vô cùng thích thú.
 
[justify]Vậy là sau Hạ Long và Hội An, Đà Nẵng sẽ là thành phố thứ 3 phủ sóng wifi miễn phí toàn thành phố. Tin vui này được Sở Thông tin và Truyền thông công bố vào những ngày đầu tháng khiến nhiều teen mừng “quên ăn, quên ngủ”. Không chỉ vậy, Ban quản lý dự án lắp đặt hệ thống phát sóng wifi còn “bật mí” sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để mọi người có thể bắt sóng và lướt internet với tốc độ “ưng ý” nhất.[/justify]
[justify]Dù còn khá lâu nữa thành phố Đà Nẵng mới chính thức phủ sóng wifi, nhưng thông tin này đã khiến các teen háo hức từ mấy ngày nay rồi. Ai cũng tự hào vì được sống ở thành phố sạch, đẹp và thật nhiều dịch vụ công cộng tiện ích.[/justify]
 
[justify]Được biết, dự án phủ sóng wi-fi giai đoạn I sẽ lắp đặt 170 Wifi trên các cột đèn chiếu sáng tại các tuyến đường trong trung tâm thành phố, trường đại học, các khu vực công cộng… để phục vụ nhu cầu truy cập internet của mọi người. Hệ thống wi-fi này sẽ có 2 băng tần 2,4 GHz và 5.8 GHz. Hệ thống có thể chịu được 10.000 lượt truy cập cùng lúc. [/justify]

[size=6]lễ hội Mùa xuân Việt - Nhật 2013[/size]
[justify] Năm nay, năm hữu nghị Việt – Nhật và kỉ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Hội giao lưu văn hóaViệt – Nhật phối hợp với Cục hợp tác Quốc tế Bộ VHTTDL tổ chức “ Lế hội mùa xuân Việt - Nhật “ trong không khí đầm ấm và thân thiện.[/justify]
 
[justify]Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người xem với các hoạt động diễu hành, rước kiệu mikoshi truyền thống của đất nước Nhật Bản, trưng bày hoa anh đào lụa, và các sản phẩm văn hóa của hai nước Việt Nam - Nhật Bản tại các gian hàng bán đồ.[/justify]
 
 
Vẻ đẹp của những bông hoa anh đào cuốn hút các bạn trẻ

 
 
[justify]Hai cô gái Việt Nam và Nhật Bản trong bộ trang phục truyền thống[/justify]

 
 
[justify]Màn múa hóa thân thành hình ảnh của những chú mèo[/justify]

 
[justify]Bạn Lã Thị Quy, sinh viên năm cuối, trường Đại học Lao động và Xã hội chia sẻ :“ Khắp nơi tràn ngập không khí của đất nước Nhật Bản. Qua lễ hội này mình biết được nhiều hơn về những nét văn hóa truyền thống của người dân Nhật”[/justify]
 
[justify]Lễ hội còn tổ chức trưng bày triển lãm ảnh có nội dung về lịch sử phát triển ngoại giao hai nước. Bên cạnh đó, khách đến lễ hội có thể tham gia nhiều trò chơi dân gian, thưởng thức các tiết mục biểu diễn võ thuật, biểu diễn nghệ thuật cosplay và nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: học nghệ thuật gấp giấy, cắt giấy, trà đạo, chơi cờ vây, xem múa yosakoi truyền thống Nhật Bản, trưng bày bộ sưu tập búp bê Hani và thưởng thức các món ăn Nhật cực hấp dẫn….[/justify]
 
 

 
Giới thiệu nghệ thuật làm đồ bằng giấy

 
 
[justify]Điệu múa truyền thống của Nhật Bản[/justify]

 
 
[justify] Trò chơi cờ vây là một trong những bộ môn thể thao trí tuệ bậc nhất của Nhật Bản[/justify]

 


[size=7][size=small]Ăn chơi gì ở lễ hội pháo hoa Đà Nẵng[/size][/size]
 

[size=6][size=small]Với chủ đề Tình yêu sông Hàn, cuộc thi pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ diễn ra ngày 29 và 30/4 với sự tham gia của Nga, Italy, Nhật Bản, Mỹ và đội chủ nhà.[/size][/size]
 
 
 
Địa điểm
 

Vào hai ngày 29 và 30/4, thành phố Đà Nẵng sẽ tưng bừng trong các hoạt động lễ hội.
 
Như mọi năm, lễ hội pháo hoa sẽ diễn ra ở ven sông Hàn. Đây là lần thứ 6 thành phố này tổ chức cuộc thi pháo hoa lớn, thu hút đông đảo khách thập phương cả nước và quốc tế vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Nếu định đến Đà Năng đợt này, bạn phải xác định sẽ rất đông đúc.
 
Di chuyển
 
Bạn có thể lưu lại Đà Nẵng trong khoảng thời gian 5 ngày, với chi phí chừng 5 - 7 triệu đồng (tùy phương tiện ôtô, tàu hỏa hay máy bay). Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjetair, Jetstar đều có chuyến bay hàng ngày đến Đà Nẵng. Tuy nhiên hiện nay không còn vé giá rẻ, bạn sẽ phải mua vé khứ hồi khoảng 3,5 triệu - 4 triệu đồng. Vì thế, hãy thử xe khách giường nằm chất lượng cao. Đà Nẵng là thành phố trung tâm nối hai đầu Hà Nội và TP HCM và đều có xe giường nằm đến Đà Nẵng, giá khoảng 450.000 đồng, thời gian di chuyển 12 tiếng.
 
Trong thành phố, bạn có thể thuê xe máy với giá từ 70.000 đến 120.000 đồng cho mỗi xe một ngày, tùy từng loại xe để đi thăm thú các điểm quanh phố. Bạn có thể gọi một số số điện thoại sau để được tư vấn và giao xe tận nơi: Công ty Anh Tuấn: 0905708090, Xe máy Lan Hương: 0511.3984604, 01277.127.129, Công ty Thân Thiện Nhân: 84.511.3956996, 0905860960.
 

Trong khuôn khổ lễ hội pháo hoa, nhiều hoạt động phụ trợ khác cũng được diễn ra như: Liên hoan giao lưu ẩm thực, trang trí ánh sáng nghệ thuật, diễu hành thuyền hoa, trình diễn và tổ chức các hoạt động thể thao biển, các chương trình ca nhạc và thời trang, trưng bày ảnh đẹp Đà Nẵng, ngày hội đọc sách, diễu hành thuyền hoa, hoa đăng trên sông Hàn, biểu diễn âm nhạc đường phố, biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch…
 
Ăn chơi
 
Đà Nẵng có rất nhiều điểm đến cho bạn khám phá. Với bãi biển trải dài gần 40 km, kéo dài từ chân núi Sơn Trà đến Cửa Đại (Hội An), bạn có thể chọn bất cứ bãi tắm nào để ào xuống với biển. Không khí thành phố dễ chịu, mát mẻ quanh năm với nhiều ngày nắng giúp bạn có được những ngày nghỉ thoải mái nhất.
 
Ngũ Hành Sơn, một trong những điểm đến không thể bỏ qua, nằm cách thành phố khoảng 7 km, là điểm đến cho những người hành hương lễ phật. Dưới chân núi Ngũ hành là Non Nước, nơi chuyên bán các mặt hàng được làm bằng đá, từ những bức tượng Phật cho đến những chiếc vòng đeo tay xinh xắn.
 
Bà Nà, điểm đến dành cho những người muốn tránh nắng, nơi vẫn còn nhiều dấu tích của các biệt thự Pháp mang nhiều nét cổ kính. Bà Nà đã có cáp treo, giúp bạn đỡ vất vả khi leo lên đây bằng ôtô hoặc xe máy.
 

Thú vị cùng cung đèo Hải Vân.
 

Non Nước - Ngũ Hành Sơn là một trong những nơi bạn không nên bỏ qua.
 
Bán đảo Sơn Trà, một địa chỉ khác của Đà Nẵng, nơi bạn có thể tìm được những nhà nghỉ yên tĩnh, phong cách và thư thái vì không gian thoáng đãng.
 
Hội An - thành phố di sản nằm cách Đà Nẵng hơn 30 km theo dọc đường biển, là một địa chỉ bạn không nên bỏ qua khi có thời gian ở Đà Nẵng từ 2 ngày trở lên. Bạn có thể đi Hội An buổi sáng và quay lại Đà Nẵng vào chiều tối hoặc ngủ ở Hội An một đêm để xem lễ hội hoa đăng vào rằm và mùng 1 hằng tháng.
 
Biển Lăng Cô, thuộc địa phận Thừa Thiên Huế, nhưng chỉ cách TP Đà Nẵng khoảng 30 km. Nếu đã quá quen thuộc với Đà Nẵng, bạn có thể trải nghiệm cảm giác mới bằng việc thuê xe máy, phóng lên đèo Hải Vân và nghỉ một đêm ở Lăng Cô trước khi về lại Đà Nẵng xem pháo hoa. Còn nếu bạn đi ôtô, qua hầm Hải Vân sẽ nhanh và tiện hơn rất nhiều.
 
Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng, nơi lưu giữ rất nhiều những di tích của những tháp Chăm hơn 1000 năm tuổi quanh khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng.
 
Chợ Cồn, chợ Hàn những khu chợ nhộn nhịp với nhiều mặt hàng phong phú, các loại đặc sản vùng biển thơm ngon đều có bán tại chợ.
 
Nghỉ ngơi
 
Đà Nẵng có tất cả các loại phòng nghỉ dành cho người nhiều tiền hay người ít tiền. Với một du khách đi bụi, hãy đi qua cầu sông Hàn để tìm những nhà nghỉ có giá từ 150.000 đến 300.000 đồng. Với các gia đình, hãy chọn các khách sạn trong phố, tiện cho việc đi lại và mua sắm với mức giá từ 350.000 đến 600.000 đồng. Với những vị khách thích được nghỉ ngơi trong điều kiện tiện nghi hoàn hảo, hãy chọn các khu resort nằm dọc theo đường biển với mức giá từ 1 triệu đồng trở lên. Bạn nhất thiết phải đặt trước vào dịp ngày lễ này để đảm bảo có chỗ nghỉ ngơi.
 

Hải sản tươi ngon.
 
Ẩm thực
 
Hải sản là món ngon không thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng, các quán hải sản có mức giá dễ chịu và nhiều món hải sản tươi ngon, tập trung trên bãi biển phía đường Trường Sa và Hoàng Sa.
 
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
 
Hải sản bà Thôi 1: 98-100-102 Lê Đình Dương – Hải Châu, quán Hải Sản Bà Thôi 2: KDC Mở Rộng 2 – Đường Hoàng Sa – Sơn Trà.
 
Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu.
 
Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu.
 
Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai.
 
Bánh canh cá lóc Thanh Hương: 130 Lê Đình Dương; Bánh canh cá lóc Nhất Vang: 241 Hoàng Diệu; Bánh canh Minh Nguyệt: 8 Yên Bái; Bánh canh Nga: 193 Đống Đa.
 
Cao lầu và cơm gà Hội An ở Đà Nẵng – Cơm gà Hồng Ngọc: 193 Nguyễn Chí Thanh; 267 Thái Thị Bôi, Đà Nẵng (đường Hà Huy Tập quẹo vào).
 
Bánh tráng tương, báng tráng đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn.
 
Quán bún mắm nem tai – bún mắm Ngọc, địa chỉ: số 20 Đoàn Thị Điểm.
 
Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc…) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
 
Bún bò Huế bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
 
Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm.
 
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)