Ôtô - xe máy 2013-03-20 06:27:47

[mrkhoa217] Một số vấn đề khi chạy xe tay côn


Một số vấn đề khi chạy xe tay côn

Khởi động:

Theo kinh nghiệm của một số người chạy xe lâu năm, xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đểu chảy xuống phía bình chứa nên khi khởi động máy cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn mục đích để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn. Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng (bỏ qua các nguyên nhân khác như dơ su-páp, không kín hơi…) nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn. Ngoài việc xem màu bugie thì có thể kiểm tra độ xăng lúc vừa khởi động máy bằng cách mở ốc gió từ từ đến vừa thì dừng cũng là cách khá ổn.




 
Trước khi vào số nên nẹt pô vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.

Nguyên tắc chạy xe là khi vừa nổ máy không nên chạy nhanh đột ngột khi máy nguội.

Sử dụng côn, số:

Việc này nhiều người mới chạy xe côn tay thường không làm chủ được bộ số. Nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay thông thường là ở khoảng 1/3 hoặc ½ tay côn nhả ra là bắt côn là ổn, không nên để côn quá “lơi” hoặc quá “nhạy”. Nếu côn nhạy quá thì dễ bị tuột, côn bắt không tốt, còn quá lỏng thì vào số khó và có tiếng kêu chuyển nhông. Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ”. Có nghĩa là khi cắt côn, tay bóp nhanh, khi nhả côn thì cần từ từ . Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn.

Khi chạy xe thì tuỳ theo tốc độ và lực kéo của xe mà để số phù hợp. Thông thường, theo kinh nghiệm của tôi dùng cho em GN 125 thì khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 25km/h, dưới 30km/h chạy bằng số 4 và số 5 chạy với xe đủ trớn trên 30km/h. Một đặc điểm dễ nhận thấy ở xe côn tay là nếu máy bị nặng sẽ có âm thanh kêu ở bộ nhông số và xe giật cục như một bác nào đó thắc mắc là xe chạy như vào gờ báo đường. Vậy nên chú ý nếu xe có hiện tượng giật cục là số không phù hợp tốc độ, lúc đó cần trả về số nhỏ hơn.

Việc trả về số không cũng là vấn để nan giải cho những người đi xe lạ. Đối với xe cũ sự quen với chứng tật của xe là chủ yếu, nhưng trên nguyên tắc chung là ở số 2 thì đạp ½ cần số về phía trước ở số 1 thì móc ½ cần số về phía sau, bạn nên tạo cảm giác nhận biết tua máy và tua bánh băng nhau thì xe rất dễ về số 0. Nếu xe dừng máy còn nổ thì nên vừa “vê” ga nhè nhẹ vừa nhấp nhẹ tay côn vừa đạp cần số cho về hết ở số 1 (nếu quen xe có thể về luôn số 0) và vừa buông tay côn cho xe giật 1 chút, bóp nhanh tay côn, đúng lúc đó móc nhẹ chân sô về phía sau (nhớ là nhẹ thôi) để về số 0. Một cách hay nhất là khi chuẩn bị dừng có dự tính trước bạn nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy thì rất dễ. Với xe quen có thể dừng lại ở ngã tư đèn đỏ bằng số 0 dễ dàng.


Chạy xe côn tay điều đầu tiên phải nắm 2 nguyên tắc cơ bản:
-Thao tác bóp côn: "bóp nhanh nhả từ từ" tức là khi bóp côn phải nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn thì nhả từ từ để tránh tình trạng bị giật (bốc đầu).
-Thao tác về số: ”vận tốc nào thì số đó“ tức là vận tốc nhỏ thì đi số nhỏ để tránh tình trạng tắt máy và còn để tiết kiệm xăng thông thường thì từ 0 km/h – 10km/h đi số 1, từ 10km/h – 30 km/h đi số 2, từ 30km/h – 50km/h đi số 3 , từ 50km/h - 80km/h đi số 4, trên 80km/h đi số 5 (nếu có)

Một vài thắc mắc về cách đi xe côn tay:
[justify]1. Theo tôi tìm hiểu một số video clip dạy lái xe trên youtube thì khi nổ máy xe xong, bóp tay côn, vào số 1 thì phải nhả tay côn từ từ và đều, khi đó thì xe sẽ bắt đầu chạy theo trớn của garantee (không cần lên ga). Tôi muốn hỏi là điều này đúng hay không?[/justify]
Sau khi khởi động máy > bóp côn > buông đều ra là đúng theo qui tắc từng bước. Nhưng không lên ga thì xe không chạy đươc, xe chỉ chạy được khi nào garantee chỉnh lớn (cách này cũng có thể áp dụng cho những người lần đầu tiên chạy xe tay côn và đang tập chạy) khi chúng ta chạy nhuần nhuyễn rồi thì không cần phải chỉnh garantee lớn nửa.

2. Sau khi đã vào số 1 và có trớn rồi thì những lần bóp tay côn để sang số khác, mình có cần phải nhả côn chậm như lần đầu không?

Sau khi đã vào số 1 và có trớn rồi thì những lần bóp tay côn để sang số khác, mình có cần phải nhả côn chậm như lần đầu không? Trường hợp này có 2 hiện tượng nếu nhả côn nhanh thì làm cho xe bi giật mạnh.
Nếu nhả côn chậm thì làm cho xe đi hơi bị sựng lại. Tốt nhất là nhả ra đều tay (khi chạy quen thì chuyện này thật là rất dễ dàng)

3. Tôi theo dõi thấy mấy anh chị chạy xe tay côn trên đường nhiều khi bóp tay côn lúc xe đang chạy. Điều này có tác dụng gì?

Điều này có tác dụng là (thả trớn) hay còn gọi là giảm tốc độ có điều kiện

4. Khi dừng đèn đỏ bóp tay côn, có cần trả về số 0 hay không? nếu không cần trả về số không thì có thể nhả tay côn ra không? nếu có thể thì nhả như thế nào là đúng.

Khi dừng đèn đỏ có nghĩa chúng ta đang dừng lại với tốc độ bằng 0km/h và theo qui cách vận hành khi xe dừng lại hẳn chúng ta sẽ cho số về số 0 và khi bắt đầu chạy là số 1
Nếu không trả về số 0 thì không thể nhả tay côn vì sẽ tắt máy.

5. Tôi có đọc một số bài về hộp số của xe CD, thì nó cũng là số tới như các xe khác. Tuy nhiên, từ số 4 đạp lên nữa thì nó chưa trả về số 0 mà có 1 số khác, thì số đó là số gì?

Xe CD có số theo cấu trúc như thế này 1>3OD>N

6. Khi đang chạy mà bóp tay côn thì tốc độ xe có giảm xuống không? hay là vẫn nguyên tốc độ cho đến khi nhả ga và bóp thắng.

Khi đang chạy mà bốp tay côn thì tốc độ xe sẽ giảm dần đến khi dừng lại nếu vẫn còn bốp tay côn nhưng nếu không giảm ga thì pitong vẫn làm việc với vận tốc lúc chưa bốp côn. Thông thường khi đang chạy bốp côn đột ngột thi tay ga phải giảm. đó là phản xạ có điều kiện

7. Bạn xử lý như thế nào để đi được trong trình trạng xe bị đứt dây côn, dây ga, thậm chí cả hai?

Bị đứt dây côn: Để ý rằng khi xe đang nổ máy, ta có thể vào số, trả số, mà không cần phải bóp côn, một cách êm ái tùy sự khéo léo của người điều khiển ở tất cả các số trừ khi vào số 1. Kỹ thuật này gọi nôm na là đi côn sống, dựa trên đặc điểm là khi vòng tua máy tương hợp với tốc độ xe thì côn hầu như không còn bám nữa, cho nên chuyển số rất nhẹ nhàng, ít giật hoặc lực khực. Vấn đề khó nhất là làm sao vào được số 1 để đề-ba mà xe không bị tắt máy hoặc giựt ta bật ngửa.
Bị đứt dây ga: Cái này khá đơn giản, chỉ cần vặn ốc chỉnh ga-răng-ti ở bình xăng con cho ga cao thêm là có thể chạy với tốc độ 30-40 km/h

Bị đứt cả 2 dây: Tuy nhiên cứ bình tĩnh, muốn xe chạy, chỉ cần vặn ga-răng-ti lên khá cao, đẩy xe cho có chớn rồi nhảy lên và vào số, khi vào số được rồi thì thò tay xuống vặn ga-răng-ti cao thêm nữa cho đủ chạy cầm chừng đến cửa hàng sửa chữa.

* Ghi chú: Chỉ có thể áp dụng tốt mánh lới trên khi đi đường trường, đường phố lúc thưa người, còn khi đi đường phố lúc tan tầm thì không thực sự có hiệu quả.

[justify]8. Có thực sự cần bóp côn khi vào số tiếp theo ko?[/justify]
Không phải cái gì nhà sản xuất làm ra mà không có tác dụng của nó đặc biết là các sản phẩm kỹ thuật, nên việc bóp côn là cần thiết.

9. Sự khác nhau giữa bóp côn và không bóp côn để vào số tiếp theo là gì?

Bóp côn là nhằm tách ly hợp của máy, để vào số (xe tự động cũng có côn, nhưng nó đã kết hợp cả 2 vào một, bạn đã bao giờ âm côn để thả dốc chưa?), nếu không bóp côn mà vào số thì rất dễ làm mòn các chi tiết của hộp số và làm mòn bố nồi.

[justify]10. Và vòng tua máy như thế nào là phù hợp để vào số tiếp theo, nếu xe không có đồng hồ tua thì "cảm nhận" nó như thế nào?[/justify]
Các xe khác thì mình không biết sao chứ tua máy của Ex thường rơi vào các tốc độ như sau:
- Số 2: Khoảng tốc độ từ 20-40km/h.
- Số 3: Khoảng từ 70-80km/h
- Số 4: Khoảng trên 80km/h
Đi một thời gian thì bạn sẽ cảm nhận được tua máy để bóp côn vào số, nếu đúng tua máy thì không cần bóp côn cũng vào số được (việc này rất khó, mà làm vậy rất mệt, mất công canh tua máy), nếu không đúng tua máy mà chúng ta vẫn vào số thì nghe tiếng vào số rất lớn cảm thấy rất xót xe (khi đã bóp côn luôn rồi)

11. Xe côn tay là gì?
Côn tay là đóng ngắt li hợp bằng tay, cái càng xe bên trái ( tay thắng bên trái ) dùng để đóng ngắt li hợp,các dòng xe thể thao đều dùng côn tay, côn tay còn gọi là ambrayage tay ,vì hiệu suất cao và tốc độ nên dòng xe côn tay được dùng trong tất cả các giải đua trên thế giới, ngay cả việt nam, loại xe này có rất nhiều ưu điểm và lợi ích kinh tế.
Ưu điểm của xe côn tay:
+ Đềpa nhanh mạnh bỏ xa mấy con côn tự động
+ Tiết kiệm xăng thêm
+ Tăng tốc nhanh và tốc độ tối đa tăng thêm khi làm côn tay
+ Vô số rất nhẹ và trả số rất nhanh chỉ mất 1s để trả số 4 về mo
+ Rất nam tính và mạnh mẻ
+ Lội nước không tắt máy
+ Chỉ cần một cái bóp côn thì tốc độ tăng nhanh
+ Chuyên dụng để đi xa
+ Cánh đàn ông rất thích loại xe này.
+ Đi xe côn tay (amada tay) mới là đàn ông. Bởi vì họ thích điều khiển, thích vận hành. Đi xe ga rõ là tiện nghi hơn (nhất là trong phố), nhưng nhàn vì chả phải chỉnh chọt mấy, còn xe côn, số thì bóp côn, vê ga, móc số…

12. Xe côn số (côn tự động) có an toàn hơn không?

Xe côn tự động: Vào số không dùng cái gì cả. Khi đạp cần số xuống thì tự nó ngắt côn rồi. (VD như Dream, Wave, Viva…)
Ưu điểm: Thường thì xe số to hơn, nặng hơn, bánh lớn hơn nên bám đường hơn, đầm hơn, phanh ăn hơn.. nên an toàn hơn.
Đúng là côn tay xe đi khỏe máy hơn côn tự động. Cơ cấu côn tự động thì dựa vào tốc độ vòng quay của máy để côn bung ra và máy nối với hộp số. Tức là ga càng cao thì nối càng chắc. Nhưng nhược điểm của nó là do ở vòng quay thấp thì momen xoắn của trục động cơ chưa đạt được cực đại, cho nên động cơ không phát huy hết công suất, dẫn đến lãng phí xăng. Có điều đi xe côn tay mà đường đông thì hơi vất vả. Không có kiểu buông một tay thong dong được.
Bài tập thực hành:
Nổ máy (bằng đề hoặc cần đạp) chờ cho máy về galanti

Bóp côn (đạp cần số tới trước) vào số 1.

Nhích 1 chút ga và nhả từ từ tay côn, nhớ là nhả từ từ nhé, nhả nhanh là chết máy. Khi nhả côn từ từ thì xe sẽ dần dần dịch chuyển, lúc này nhích tiếp ga sao cho ga lên 1 chút thì tay côn nhả ra 1 chút. Làm đúng theo câu: vào ga ra côn bóp và vặn kết hợp.

Có 1 cách đềpa dễ hơn dành cho các bạn mới tập chạy xe côn tay: lúc chưa nổ máy bạn vào số 1 sau đó bóp côn lại và đề cho máy nổ, lúc máy đã nổ rồi thì nhả côn từ từ ra kết hợp với lên một chút ga.

Đi được 1 đoạn thì vào tiếp số 2 (móc cần số lên), ko khác gì xe thường chỉ phải bóp côn.

Cứ thế tương tự cho các số 3, 4, 5 … . Hãy nhớ là : Tốc độ nào thì đi với số ấy, chậm thì số nhỏ, trung bình thì 2-3 , nhanh thì 4-5. Cái này còn áp dụng cho cả ôtô sử dụng số sàn nếu ai biết đi xe côn tay thì sẽ học lái ôtô rất nhanh và ngược lại.

Theo quy định chung với các xe côn tay thì thứ tự số là : 1 dập (về trước), 2-3-4-5 … móc (về sau) ưu điểm của bộ số này là trả số nhanh (mổi khi ôm cua, phanh gấp, dừng đèn đỏ) để ra xe nhanh tránh tình trạng tắt máy khi xe ở vận tốc nhỏ mà số lớn. Bộ số này được dùng ở các xe môtô thể thao - sport chuyên dùng để đua.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)