[justify] Buổi sáng, bé Công, sinh ngày 9/6/2005, đến trường vẫn bình thường khỏe mạnh, nhưng đến chiều về thì bé bị hỏng mắt. Bé kể rằng cô giáo đánh bé ra như vậy, nhưng bà hiệu trưởng nhà trường bảo rằng bé không sao cả… [/justify]
[size=2]Cháu Vũ Minh Công và bà nội cháu (ảnh chụp ngày 20/12/2008)[/size]
"Mắt con mù rồi mẹ ơi"
Ngày 18/12, TTTĐ nhận được đơn thư tố các của nhiều người dân xã Đồng Sơn huyện Nam Trực (Nam Định) trong đó có đơn của anh Vũ Văn Dự thôn Sa Lung, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực (Nam Định) về việc cháu Vũ Minh Công - con anh, sinh ngày 9/6/2005, học sinh trường mầm non Nam Thượng, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực (Nam Định) bị cô giáo trường mầm non Nam Thượng, Nam Trực (Nam Định) đánh hỏng mắt.
Ngày 20/12 tại nhà riêng của cháu Vũ Minh Công, anh Vũ Văn Dự - bố đẻ cháu Công cho biết: "Sáng ngày 5/12, như thường lệ, cho cháu ăn sáng xong mẹ tôi (bà nội cháu Công) đưa cháu đến trường, sức khỏe của cháu bình thường. 4h kém, bố tôi - ông Vũ Văn Lùn đến trường đón cháu, các cô giáo bảo "cháu đang trong giờ học".
Trở về nhà một lúc, ông nội cháu lại quay lên trường. Nhưng trên đường đến trường, qua nhà cô Nguyễn Thị Gái - một phụ huynh của trường, bố tôi nhìn thấy cháu Công đang ôm mắt khóc. Khi ông hỏi, Công nói "Cô giáo Năm đánh cháu". Gia đình đến trường và đề nghị cô đưa cháu đi khám. Tuy nhiên, lúc đó phòng khám hết giờ, nên phải đưa cháu đến bệnh viện.
Sáng ngày 6/12, mắt cháu sưng, chảy nhiều nước mắt và không mở được. Cháu Minh Công được đưa lên bệnh viên Đa khoa Nam Định khám. Bệnh viện đa khoa Nam Định kết luận: "Cháu Công bị viêm giác mạc, không làm sao cả, về tra thuốc là khỏi".
Ba ngày sau khi khám ở bệnh viện đa khoa Nam Định về, mắt cháu Công không những không đỡ mà còn sưng to hơn và nhiều lòng đỏ. Ngày 10/12, gia đình anh Vũ Văn Dự chuyển cháu Minh lên bệnh viện mắt trung ương (Hà Nội) khám. Tại bệnh viện mắt trung ương, ông Nguyễn Quốc Anh, bác sĩ trực tiếp điều trị cho cháu Vũ Minh Công, kết luận: "Vũ Minh Công bị xuất huyết tiền phỏng và đục thuỷ tinh thể".
Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bệnh viện cho cháu Công điều trị ngoại trú, một tuần sau đến kiểm tra lại để phẫu thuật.
Bà Tống Thị Dung - bà nội cháu Công giải thích thêm: "Bác sĩ bệnh viện mắt trung ương nói "vết thương bên ngoài gần như đã lành, nhưng vết thương trong mắt lại chưa lành. Vì vậy cần phải uống thuốc cho khi nào vết thương trong mắt lành, bệnh viện sẽ tiến hành phẫu thuật cho cháu".
Hiện tại, mắt bên phải của cháu rất khó mở và chảy nhiều nước mắt. Khi che mắt bên trái lại, mắt bên phải hoàn toàn không nhìn thấy gì. Lo nhất là tâm lý của cháu hoảng loạn nên hễ có người lạ đến nhà chơi là cháu rất sợ. Thậm chí, Công sợ cả người hàng xóm thân quen. Vì vậy, cháu cứ ôm chặt lấy bà nội và úp mặt vào ngực.
Chị Hà Thị Liên - mẹ đẻ cháu Công kể: "Đi làm về, cháu chạy lại ôm lấy tôi và nói "mắt con mù rồi mẹ ơi!", nghe con nói lòng tôi như có trăm ngàn mũi kim châm. Tôi sinh con ra lành mạnh, khỏe mạnh, cho con đi học để bằng chúng bằng bạn, có ngờ đâu cơ sự thế này. Cháu còn bé, ban ngày có người chơi, khiến cháu quên đi cái đau. Nhưng cứ đến đêm cháu quấy lắm và luôn miệng kêu đau!".
Những ngày này, nhà chị Liên bà con chòm xóm đến thăm cháu rất đông. Ai cũng xót xa.
Một người hàng xóm của cô giáo Năm nói: "Trước đây 4, 5 tháng trước ở trường, không hiểu các cô trông thế nào Công bị trẹo cánh tay trái. Vì tình làng nghĩa xóm, gia đình ông bà Lùn - ông nội cháu Công bỏ qua. Lần này, đánh cháu đến mức mù mắt là điều không thể chấp nhận được. Làm nhà giáo là phải có lương tâm và biết kìm chế sự tức giận của mình".
Cũng như chị hàng xóm trên, dư luận nhân dân xã Sa Lung rất bức xúc về việc làm trên của giáo viên trường mầm non Nam Thượng.
Giải thích về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cờ, hiệu trưởng trường mầm non Nam Thượng (Nam Trực, Nam Định) nói: "Tôi và các cô trong trường không mong muốn chuyện đó xảy ra với cháu Công. Đây là tai nạn nghề nghiệp".
Cô giáo dặn phải nói là "bạn Triều đánh bạn Công"!
Ngày 20/12, TTTĐ đã xuống trường mầm non Nam Thượng để tìm hiểu sự việc. Tại phòng làm việc của ban giám hiệu trường mầm non Nam Thượng, xã Đồng Sơn (Nam Định), bà Nguyễn Thị Cờ, hiệu trưởng trường mầm non Nam Thượng cho biết: "Sau khi sự việc xảy ra, cô Năm - giáo viên lớp cháu Công, báo cáo lại (hơn 3h chiều, lớp đang vui chơi theo nhóm, cô ấy ra ngoài lấy cái cân. Khi trở lại, nhìn thấy hai cháu Triều và Công đang cầm dép và áo khoác đánh nhau. Cô ấy cùng cô bạn - cô giáo phụ lớp vội vàng gỡ các cháu ra và mỗi người bế một cháu. Cô Tống Thị Năm - người bị tố cáo đánh cháu bế cháu Công nhìn thấy mắt cháu đỏ, nên đưa cháu về gia đình để nói rõ sự việc".
[size=2]Mắt phải cháu Vũ Minh Công bị chấn thương nặng không thể nhìn được [/size]
Bà Tống Thị Năm, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tuổi (người bị tố cáo đánh cháu Công) khu Sa Lung, trường mầm non Nam Thượng giải thích: "Khi các cháu đang vui chơi, tôi ra ngoài lấy cân, khi trở vào đến cửa lớp thì thấy hai cháu Công và Triều đang giằng co nhau và mắt cháu Công cứ nhắm lại không mở được ra. Điều này có cô bạn - giáo viên phụ ở lớp làm chứng".
Nếu theo cách nói của cô Năm và hiệu trưởng trường mầm non Nam Thượng, thì mắt cháu Công bị thương là do cháu Triều đánh.
[size=2]Phim chụp X-quang mang tên cháu Vũ Văn Tiến và thẻ khám, chữa bệnh của cháu Vũ Minh Công[/size]
Trên thực tế, sự thật có đúng như vậy không? Bà Tống Thị Dung - bà nội cháu Công, cho biết: "Một cô giáo trong trường nói với tôi là các cô dặn các cháu ở trường nếu có ai hỏi ai đánh bạn Công thì các con phải nói bạn Triều đánh bạn Công".
Tại xã Sa Lung, PV đã tiếp xúc với học sinh trường mầm non Nam Thượng, hầu hết các bé đều đồng thanh nói "bạn Triều đánh bạn Công ạ", kể cả những cháu không học lớp của Công. Dư luận cho rằng, nếu không có tác động từ bên ngoài, các cháu không có phản xạ đồng loạt như vậy. Các cháu ở lớp khác, không thể nào hiểu được điều đó. Vì vậy, vấn đề dư luận đặt ra lúc này là liệu có phải thương tích của Công do cháu Triều gây nên không.
Anh Hữu Thắng, xã Sa Lung, huyện Nan Trực, Nam Định bức xúc nói: "Không biết các cô nói thế nào và dư luận đánh giá ra sao, nhưng khi nhìn vết thương trên mặt cháu, tôi không nghĩ đó là do va chạm giữa hai đứa trẻ ba tuổi gây ra". Anh Thắng giải thích: "Hôm bế cháu về nhà, vết thương bên thái dương phải sâu, còn mắt đỏ ngầu. Trong khi đó, mắt bên trong còn bị thương, chảy máu và đục thuỷ tinh thể. Sức mạnh của một đứa trẻ lên ba không thể tạo nên thương tích nghiêm trọng như vậy".
Chị Cúc mẹ cháu Triều, khẳng định: "Bé Triều nhà tôi là một đứa trẻ nhát, ở nhà chưa bao giờ giành đồ chơi hay bất cứ vật gì của ai. Nếu ai giành đồ của cháu, cháu chỉ biết khóc hoặc gọi mẹ. Cháu không đánh bạn bao giờ. Vì vậy, khi nghe cô nói thế, tôi rất ngạc nhiên và có hỏi con. Cháu nói :" Con không đánh bạn, cô giáo đánh bạn Công". Con tôi năm nay chưa đầy ba tuổi, nó làm sao biết nói dối".
Thay đổi bệnh án để trốn trách nhiệm và moi tiền bảo hiểm
Sau lần khám ở bệnh viện đa khoa (Nam Định) về, mắt của cháu Công không thuyên giảm và có phần nặng hơn. Ngày 10/12/2008, gia đình anh Dự - bố đẻ cháu Công và cô Tống Thị Năm - người bị tố cáo đánh cháu Công, đưa cháu lên bệnh viện mắt Trung ương (Hà Nội) khám và điều trị. Đúng lý thì bệnh án của cháu Công phải là Vũ Minh Công, nhưng trong các đơn thuốc cấp ngày 15/12 và phiếu chụp X quang, ngày 11/12 đều mang tên Vũ Văn Tiến và cuốn sổ khám bệnh cũng bị sửa chữa tên Vũ Minh Công bị xoá và ghi đè lên một cái tên khác là Vũ Văn Tiến. Một y tá bệnh viện mắt Trung ương cho biết: "Ban đầu nhập viện, gia đình cháu Công khai là Vũ Minh Công, nhưng sau đó cô giáo Năm đề nghị bệnh viện thay đổi tên Vũ Minh Công thành Vũ Văn Tiến".
Bà Tống Thị Dung - bà nội cháu Công khẳng định: "Cô Năm đã tự ý sửa bệnh án mà không hỏi ý kiến của gia đình. Khi ký vào bệnh án, Dự - bố đẻ cháu Công mới biết. Nó không đồng ý, nên không ký vào bệnh án.Cô giáo Năm đã phải xin lỗi bệnh viện và làm bệnh án lại như ban đầu. Vì những rắc rối này, mà cả bệnh viện mắt trung ương biết thằng cháu Công nhà tôi đi học bị đánh hỏng mắt".
Vũ Văn Tiến là ai? Tại sao cô Năm lại khai vào bệnh án của Vũ Minh Công? Việc cô Năm thay đổi bệnh án nhằm mục đích gì? Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Dự, cho biết: "Vũ Văn Tiến, theo quan hệ họ hàng là cháu của Công. Còn ở trường, Tiến là bạn cùng lớp với Công. Công không có thẻ khám bệnh dành cho trẻ dưới 6 tuổi, còn Tiến có thẻ khám bệnh dành cho trẻ dưới 6 tuổi".
Được biết, trẻ em dưới 6 tuổi, nếu có thẻ khám bệnh dành cho trẻ dưới 6 tuổi thì khi khám chữa bệnh mọi chi phí sẽ được Nhà nước chi trả. Có lẽ vì vậy mà cô Năm đã thay đổi hồ sơ bệnh án để Công được hưởng chế độ bảo hiểm của Nhà nước.
[size=2]Sổ khám bệnh của cháu Công tại bệnh viện mắt Trung ương [/size]
Tại văn phòng làm việc của Ban giám hiệu trường mầm non Nam Thượng (Nam Trực, Nam Định) nhiều giáo viên của trường khẳng định: "Thẻ khám chữa bệnh dành cho trẻ dưới 6 tuổi, không phải cháu nào cũng được cấp. Cháu Công không có thẻ, Tiến có thẻ".
Giải thích cho việc làm của mình, bà Tống Thị Năm nói: "Hôm đó vội quá, nên khi đi tôi không xin được giấy vượt tuyến và thẻ khám bệnh của bệnh nhân. Tôi lại cầm thẻ khám chữa bệnh của cháu Tiến. Tôi đã xin ý kiến gia đình cháu Công, cụ thể là bà nội và bố cháu".
Cũng như cô Năm, cô Nguyễn Thị Cờ, Hiệu trưởng trường mầm non Nam Thượng (Nam Trực, Nam Định) khẳng định: "Do cô cuống lên mà khai nhầm thôi"
Tuy nhiên, dư luận nhân dân thôn Sa Lung cho rằng, cô Năm không hề nhầm lẫn trong vấn đề này. Bà N.T.G nói thẳng: "Sự việc xảy ra từ ngày 5/12, đến ngày 10/12 mới đưa cháu đến viện Mắt Trung ương. Thời gian 4 ngày không dài, nhưng đủ để gia đình và nhà trường chuẩn bị giấy tờ cho cháu nhập viện. Hơn nữa, khi nhập viện, gia đình nhà anh Dự đã làm bệnh án là Vũ Minh Công rồi, bằng chứng là bệnh án chị đang cầm có sự sửa chữa. Vấn đề này, chắc chắn là cô Năm có chủ định từ trước. Hơn nữa, giấy khám chữa bệnh dành cho trẻ dưới 6 tuổi, do nhà trường hoặc gia đình giữ. Tiến không phải là con cô Năm, cũng không phải người nhập viện, tại sao cô lại cầm tờ giấy của cháu lên viện. Nếu là do cô Năm sơ suất khai nhầm, vậy sao cô lại nói đã xin ý kiến của gia đình. Tôi thấy cô Năm chưa thành thật, cách nói của cô, câu sau đá câu trước".
Thấy nặng… thoái thác
Ngày 25/12, chúng tôi nhận được tin: mắt phải của cháu Công hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa. Chị Nguyễn Thị Gái - người đưa cháu Công từ trường về nhà hôm xảy ra sự việc cho biết: "Hôm 23/12, công an xã Đồng Sơn gọi em về quê để lấy lời khai. Em xuống thăm cháu, thấy mắt trái của cháu không nhìn thấy gì nữa và toàn lòng trắng. Trước ngày em lên Hà Nội, mắt cháu dù khó mở, nhưng vẫn nhìn thấy lờ mờ".
Sự thật ai làm cháu Công nên nông nỗi trên vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, ông Vũ Văn Lùn - ông nội Công cho biết: "Khi tôi làm ầm lên, cô giáo Năm nói "Cháu chỉ cầm áo đánh vào đùi Công thôi!". Nhưng sau này, đặc biệt là khi biết có nhà báo đến tìm hiểu thì cô Năm phủ nhận điều đó. Bây giờ ai hỏi, cô đều nói "do cháu Công và Triều đánh nhau".
Mặc dù, không nhận mình là người đánh cháu Công, những ngày đầu cô Năm và trường mầm non Nam Thượng rất tích cực trong việc chạy chữa cho cháu Công. Cô Năm nói: "Lúc nào tôi cũng có trách nhiệm trong việc chạy chữa cho cháu Công. Gia đình Công bắt tôi phải viết giấy cam kết, phải chịu mọi phí tổn khi cháu nằm viện và cả sau này vết thương của Công có tái phát, tôi đã viết".
Tại văn phòng làm việc của Ban giám hiệu trường mầm non Nam Thượng, cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Cờ đã cho PV xem bản cam kết của cô Năm với gia đình có xác nhận của nhà trường. Trong bản cam kết, cô Năm viết: "Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, tôi sẽ có trách nhiệm về phí tổn cho đến khi cháu xuất viện về. Nếu sau này, vết thương của cháu có tái phát thì tôi cũng sẽ có trách nhiệm cùng gia đình chữa trị cho cháu".
Về vấn đề trên, anh Vũ Văn Dự - bố cháu Công cho biết: "Hôm đưa cháu Công lên viện Mắt Trung ương. Cô Cờ - hiệu trưởng nhà trường đã thu xếp cho cô Tống Thị Năm đi cùng. Cô Năm còn nói với gia đình, "cho cháu đi, có gì còn lo cho Công. Lên viện, cô Năm còn nhờ y tá Vũ Thị Nhung - người quen của cô Năm, lo thủ tục cho Công đâu vào đấy rồi mới ra về".
[size=2]Giấy cam kết của cô giáo Tống Thị Năm [/size]
Nếu sự nhiệt tình, trách nhiệm của cô Năm và nhà trường được duy trì thì đã không có gì để nói. Nhưng sự việc lại đi theo chiều hướng ngược lại. Bà Tống Thị Dung - bà nội cháu Công bức xúc nói: "Ban đầu cô Năm và nhà trường rất nhiệt tình, nhưng khi lên viện mắt trung ương, thấy thương tích của cháu Công nặng. Nên từ đó họ đã thay đổi thái độ. Khi cô Năm về, tôi và chị Nhung - người quen của cô Năm dặn "chị về, khi nào cần tôi sẽ gọi chị lên". Sau này về quê tôi nói chị ấy, chị đưa ra lí do "chị Nhung - người quen của chị bảo không phải lên nữa".
Ngày 18/12, gia đình anh Dự đã gọi cô Năm đến để giảng hòa và giải quyết sự việc trên phương diện tình cảm, nhưng cô Năm đã trả lời: "Tôi không đánh cháu mà đó là do cháu Công với cháu Triều đánh nhau, gia đình muốn kiện thì cứ việc đi mà kiện", anh Vũ Văn Uy - chú ruột của Công cho biết.
Trên thực tế, sau khi sự việc xảy ra với cháu Công, Ban giám hiệu trường mầm non Nam Thượng đến thăm Công 2 lần. Lần thứ nhất vào ngày 7/12 và lần thứ hai vào ngày 20/12. Trong lần thứ hai, cô Nguyễn Thị Cờ, hiệu trưởng nhà trường đưa cho gia đình cháu Công 5 triệu đồng. Bà Dung cho biết: "Khi đưa năm triệu đồng, bà Cờ nói: Tôi đưa cho gia đình 5 triệu đồng và gia đình đừng nói gì đến cô Năm nữa".
Còn cô Năm, từ ngày ở viện Mắt Trung ương về ít lên xuống thăm hỏi cháu Công khiến gia đình cháu Công bức xúc, dư luận bất bình. Vì vậy, chiều ngày 19/12, gia đình anh Dự đã gửi đơn lên công an xã Đông Sơn và Phòng giáo dục huyện Nam Trực (Nam Định)… Tại nhà riêng của mình, chị Hà Thị Liên - mẹ đẻ của cháu Công tâm sự: "Chuyện đã không may xảy ra rồi, có đưa ra pháp luật con tôi cũng không thể lành lặn như xưa được nữa. Vì vậy, mong muốn của gia đình là muốn nhà trường và cô Năm chia sẻ cùng gia đình trong việc chạy chữa cho cháu. Nhưng cô Năm và chồng cô đã ỷ thế vào quen biết, thách thức gia đình tôi, "muốn kiện đi mà kiện"…
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô
Bọn dã man…..chém chém 3curse3