Khi "phi công trẻ lái máy bay bà già" trở nên "bình thường" thậm chí là thành "mốt" trong giới trẻ. Câu hỏi đặt ra là: Liệu có nên hay không?
Phi công trẻ lái máy bay bà già”, “trai trẻ săn quý bà”, “chị ơi em yêu chị”, “sister vol2”,… "Mốt" ý nên không teenboys nhở?
1/ “Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
Xuất phát từ trái tim, tình yêu ý đáng gật đầu cái rụp. Điều đáng nói tình yêu lại làm “phi công” sống có trách nhiệm hơn, được “người ta” quan tâm, chăm sóc thì có gì đáng lên án đâu nhở?
Mối tình của chị L (22 tuổi) với anh Th (20 tuổi) là một tình yêu “đỉnh của chuẩn” khiến nhiều nhân phải mơ ước. Chị L có một profile đẹp long lanh: học giỏi, hoạt động Đoàn năng nổ và một khuôn mặt ưa nhìn. Trong khi đó anh Th lại lầm lì, mặc dù thông minh nhưng từng mắc bệnh “bình quân chủ nghĩa” do học trong một tập thể toàn con trai. Anh là người chủ động “cầm cưa”. “Bạn bè chị nói rằng nhiều người thích chị nhưng do họ nghĩ chị cá tính quá nên không dám theo đuổi, chị yêu anh ấy cũng bởi lần đầu tiên có một người dám dũng cảm đến trước mặt mình bày tỏ tình cảm”.
Nếu như trước đây anh ấy thường xuyên đi chơi điện tử thâu đêm, “bóng bánh” đến mức không thiết gì ăn uống, quần áo cẩu thả thì từ khi có chị một cuộc Cách Mạng đã diễn ra. Thậm chí anh ý còn sắp được chuyển sang khoa cao hơn nhờ phấn đấu tốt. Rõ ràng “một bà chị” lắm chiêu sẽ biết cách trị “thằng em” “ra ngô ra khoai”.
Cũng có những đôi hạnh phúc như anh Kiên và chị Thanh.
Anh Th lãng mạn lắm nhé, cuối tuần nào anh ấy cũng tặng chị một bó hoặc một bông hồng. Nếu chị không có trong phòng thì anh ấy treo luôn ở cửa sổ. Bạn bè anh không ít người quay: “Không biết mày làm thế nào tán được bà đấy, hay mày làm thế chỉ để nổi tiếng?” Còn chị - sinh viên năm cuối nên nhiều người nghĩ chị “cặp lấy tình” cho vớt vát những năm tháng chưa mảnh tình vắt vai. Nói bỏ ngoài tai những lời đó thì khó thật nhưng với sự quyết tâm anh chị vẫn giữ được lửa cho tình yêu. Không phải vì nhiều tuổi hơn mà chị thiếu đi những dỗi hờn – gia vị cho tình yêu. “Chị cũng yếu đuối như bất kì cô gái nào, lại còn thường xuyên cơ, mỗi lúc như thế anh ý lại xuống nước trước, hì”. Không như nhiều đôi lệch tuổi, ngại đi chơi chung, cứ có dịp hai anh chị rủ nhau đi ăn kem, đi vườn bách thú, công viên. Đậm chất teen nhớ.
Mối tình của anh Phạm Trung Kiên (27 tuổi) với chị Nguyễn Thị Thanh (29 tuổi) đã tiến xa hơn thế với “sản phẩm” là bé Bống dễ xương đã được hơn 2 tuổi roài. Học cùng lớp Đại học, có lẽ vì thế mà ranh giới tuổi tác giữa hai anh chị dễ xoá nhoà. Anh ý bảo: “Tuổi tác chênh lệch không hề hấn gì với anh chị, và với anh chị Thanh vẫn còn rất trẻ”. Anh ý còn bảo: “Mọi người thường nói con gái lớn tuổi biết chăm lo cho gia đình nhiều hơn, lúc đó người chồng nhàn quá, làm nũng vợ cũng nên, để tránh trường hợp này ngưòi chồng cần chung tay góp sức xây dựng gia đình cùng với vợ, hạnh phúc không thể đến từ một phía được.” Bonus thêm lời khuyên của anh ý ná: “Vợ chồng trẻ dễ xảy ra va chạm nhỏ, nên đến lúc đó người ta dễ đổ lỗi là do yêu hơn tuổi. Thực chất không phải vậy, điều quan trọng lúc đó vợ chồng phải nghĩ rằng vì yêu mà mới đến với nhau, không thể để chuyện vặt vãnh làm cãi vã, hãy nhớ lại những kỉ niệm đẹp của hai người, gia đình sẽ luôn vui vẻ.”
2/ Delete tình “khê, sống”
Đó là khi những “mối tình phi công” không đi trọn hành trình:
T bị một chị “log out” không thương tiếc với lí do: “Chú kém tuổi chị”, slogan cho T ở đây là “đau một lần rồi thôi”, tình yêu đâu cứ phải cố gắng là được, nhất là sự nỗ lực đơn độc cũng chỉ như “dã tràng xe cát” mà thui.
Kể cả khi đã thành đôi, chỉ một người chăm chút thì cây tình yêu cũng chẳng mấy chốc khô héo rùi tàn lụi. D (18 tuổi) đã từng yêu Tr (19 tuổi) khi còn học cấp 3, D đẹp trai, trắng trẻo, con nhà giàu. Nhà chị Tr cũng ngang cơ như thế, một hot girl lúc nào cũng có những vệ tinh xoay quanh. Tuy nhiên D lại quá trẻ con, sống phớt đời, ham mê điện tử và thuốc lá theo kiểu “bỏ người yêu thì được nhưng những cái đó thì không bao giờ”. Với đôi này chia tay tốt hơn nhiều so với “cố quá thành quá cố”. Kéo dài chỉ làm cả hai mệt mỏi hơn ý chứ.
Nhưng cũng có những đôi tương lai là một màn đen kịt.
“Thương hiệu” boy cưa chị chỉ để thể hiện đẳng cấp pro với “chiến hữu” nhan nhản như “chuyện thường ngày ở huyện.” Một vài lời kích bác: “Bà ấy xinh thế mày tán được anh thưởng” đã khiến M giăng lưới ngay tức thì, và cũng bye bye chị ngay khi hả hê cơn bốc đồng.
Lướt qua một số blog, forum không thiếu các comment như: “Em yêu chị nhưng mà chị có tiền và xe hay không cái đã?” Hay: “Tình yêu không phân biệt tuổi tác mà chỉ phân biệt tiền nhiều hay ít”. Vì chiều chuộng người yêu mà một lần túng quá chị Z đã ăn cắp điện thoại của một bạn cùng trường, kết quả là chị bị đuổi học, mất đi niềm tin của biết bao người, không ít người còn tiếc vì chị học giỏi. Những tình yêu vụ lợi như vậy khiến các chị trước sau gì vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Còn các chàng, bắng nhắng quen rồi khiến con sâu lười trong các chàng hoạt động hết công suất. Hơn nữa còn được cộp cái mác: “lưu manh”. Các nường cứ gọi là tránh xa hàng cây số.
Chạy đua theo “mốt”, hay “tình yêu cá kiếm” mà không xuất phát từ cảm xúc chân thành teen sẽ lãnh hậu quả khôn lường. Đó là niềm tin sứt mẻ, thái độ miệt thị của mọi người, thậm chí bị “xử” tơi bời nếu “oanh tạc” phải dân “anh, chị”.
Chỉ có tình yêu chân thành mới đủ sức mạnh vượt qua mọi thử thách. Sự vụ lợi là liều thuốc độc giết chết tình yêu. Khoảng cách tuổi tác chỉ thật sự được hoá giải khi teen biết lắng nghe nhịp đập trái tim và trang bị cho mình “văn hoá yêu” teen à!