[size=medium]Nói đến Bình Định thì không thể thiếu món bún chả cá. Cùng với Nha Trang và Đà Nẵng, bún chả cá Quy Nhơn góp phần tạo nên thương hiệu món bún chả cá miền Trung vang danh cả nước. Phần ngon nhất của món này là chả cá, được làm từ cá tươi sống ở vùng biển Quy Nhơn như cá mối, cá nhồng, cá thu, cá rựa… Để có chả ngon, người ta lóc thịt cá, trộn với tỏi ớt, tiêu, bột ngọt, dầu ăn, chút muối cùng da lợn xay nhuyễn, sau đó quết thật đều tay, để thành một khối đồng nhất. Lúc này cá xay được chia thành từng mảnh nhỏ, mỏng, hoặc từng viên tròn, vừa miệng cho vào chảo dầu chiên vàng, một phần khác đem cho vào khuôn để hấp cách thủy, khi ăn sẽ cắt nhỏ thành từng miếng.[/size]
[size=medium]
[/size]
[size=medium]Nước dùng được nấu từ xương cá tươi, thường là xương cá thu, cá cờ hoặc có thể mua những loại cá nhỏ nổi tiếng của vùng biển miền Trung như cá chỉ vàng, cá liệt… Những loại cá đó tạo cho nước dùng có vị ngọt tự nhiên, đậm đà và không tanh. Thưởng thức món này, du khách phải ăn kèm với chén tương ớt đặc trưng mới đúng vị.[/size]
[size=medium]Cháo lòng bánh hỏi[/size]
[size=medium]Món ăn này có nguồn gốc từ Diêu Trì, Bình Định, là sự kết hợp rất độc đáo giữa bánh hỏi, lòng heo và cháo trắng. Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn. Khuôn làm bánh hỏi là những chiếc ống tròn, đáy khuôn được khoan thành những lỗ nhỏ li ti. Bánh hỏi có ngon và đẹp mắt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khuôn. Nếu lỗ nhỏ quá, sợi bánh sẽ thanh mảnh, dễ bị đứt gãy, nếu lỗ to quá bánh lại giống sợi bún.[/size]
[size=medium]
[/size]
[size=medium]
Ngồi vào bàn gọi món cháo lòng bánh hỏi, bạn sẽ được phục vụ một đĩa bánh hỏi với lòng heo thái miếng bên trên, bên cạnh là bát cháo nóng hổi cùng chén nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt. Cháo nấu hơi loãng, thêm ít tiết lợn. Những miếng lòng trắng tinh được xếp trên đĩa bánh hỏi. Ăn kèm là đĩa rau sống cùng chén nước mắm chua ngọt hơi cay. Trong những ngày mưa, đây là món ăn thích hợp và ngon miệng mà bạn khó bỏ qua.[/size]
[size=medium]
Nem chua xứ Nẫu[/size]
[size=medium]
Không có cái vị chua của nem Huế hay nhiều bì như nem xứ Thanh, cũng không ngọt như các loại nem miền Nam, nem xứ nẫu có vị ngọt nhẹ với màu hồng nhạt rất đẹp mắt. Thịt heo được làm sạch, lau khô, thái thành từng lát mỏng, quết thịt nhuyện với các loại gia vị như muối, tiêu, đường, bột ngọt… Gia vị nêm vừa phải đúng liều lượng, bởi mặn quá thì lúc nem chín sẽ không còn hương vị ngọt của thịt nữa.[/size]
[size=medium]
[/size]
[size=medium]
Không dùng lá chùm ruột, lá chuối… như nem Nha Trang hay Phú Yên, nem Bình Định luôn được gói trong một lớp lá ổi, mà phải là lá ổi non để có mùi thơm. Múc một lượng thịt vừa đủ, quấn lá ổi quanh thịt. Bên ngoài chiếc nem bọc thêm nhiều lớp lá chuối và dùng dây buộc lại. Nem sau khi gói để nơi thoáng mát qua một ngày là có thể dùng được. Nem Bình Định là món ăn chơi, ăn kèm hay để làm món lai rai đều thích hợp và ngon miệng.[/size]
[size=medium]Bánh ít lá gai[/size]
[size=medium]Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung, không thể thiếu trong các dịp lễ tết hay cưới, hỏi… Nguyên liệu làm bánh là bột nếp và lá gai. Nếp được vo sạch, ngâm qua đêm cho mềm trước khi xay thành bột. Bột sau khi xay được cho vào túi vải, buộc chặt, lấy vật nặng đè lên để nước loãng thoát ra ngoài.[/size]
[size=medium]
[/size]
[size=medium]Cái làm nên màu xanh đen của bánh chính là lá gai. Đây là loại lá mọc rất nhiều ven hàng rào ở quê. Lá gai sau khi hái về, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho vào luộc chín, vớt ra, để ráo. Tiếp đến, giã nát lá gai, vắt lấy nước và trộn chung với bột nếp. Nhân bánh ít lá gai vị ngọt, được làm từ đậu xanh hoặc dừa. Gói bánh rất đơn giản, ép bột bánh mỏng, cho nhân vào giữa, vo tròn lại, thoa một ít dầu lên lá chuối, gói bánh lại và đem đi hấp chín. Bánh ít lá gai khi ăn mềm, dẻo hương thơm thoang thoảng cùng vị ngọt vừa phải rất ngon miệng.[/size]
[size=medium]
Bánh xèo Mỹ Cang[/size]
[size=medium]
Tên đầy đủ của món ăn này là bánh xèo tôm nhảy rau mầm. Thành phần hấp dẫn chính là những con tôm đất vàng ươm trên nền bánh. Người dân Mỹ Cang rất kỹ trong khâu lựa chọn tôm, nhất thiết phải là những con tôm ở sông Gò Bồi. Loại tôm này nhỏ, nhưng chắc thịt, khi chín sẽ đỏ au, ăn vào ngọt lịm vị của nước sông, của đất bồi…[/size]
[size=medium]
[/size]
[size=medium]Chiếc bánh xèo Mỹ Cang không cầu kỳ, một lớp bột mỏng bên dưới, bên trên là tôm, giá, hành tây thái mỏng, dăm sợi hành lá. Ăn kèm là chén nước chấm được pha từ nước mắm nguyên chất, thêm ớt tỏi giã nhuyễn, đường và nước cốt chanh là hoàn hảo. Ăn bánh xèo không thể thiếu rau mầm, dưa leo thái nhỏ, khế chua… tất cả hương vị được tổng hòa vào nhau, để lại ấn tượng khó quên cho người ăn.[/size]
[size=medium]Bánh tráng nước dừa[/size]
[size=medium]Là món ăn nhà quê, những chiếc bánh tráng xứ dừa của vùng đất Tam Quan, Bình Định rất được lòng du khách. Bánh tráng dừa được chế biến từ hỗn hợp bột gạo, nước cốt dừa có xác dừa, mè và muối. Tất cả được trộn đều và đem tráng thành bánh trên nồi hơi. Sau khi tráng, bánh được đem phơi, nếu gặp ngày nắng to thì chỉ cần trong ngày là bánh đã khô.[/size]
[size=medium]
[/size]
[size=medium]Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ nướng để ăn, vì bánh quá dầy nên không thể nhúng nước như các loại khác. Bánh gặp lửa chín vàng, căng phồng lên thoang thoảng hương dừa rất hấp dẫn. Bánh thường được dùng kèm với mắm ruốc để ăn chơi, ăn với các món gỏi… đều ngon miệng.[/size]
[size=medium]Ngoài những món đặc sản trên, đất Bình Định còn rất nhiều món ngon khác như gỏi cá chình, cá lồ ồ hấp cuốn bánh tráng, rượu bầu đá, mực ngào ớt, bún song thằn, cua huỳnh đế, cá niên An Lão…. tha hồ cho bạn thưởng thức.[/size]