[justify]
GS. NGND Phan Huy Lê đã nhận định như trên sau khi nghe nhiều ý kiến đóng góp xây dựng chương trình Sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử trong thời gian qua.
[/justify]
[justify]Cần có thái độ rõ ràng với môn Lịch sử
[/justify]
[justify]Theo GS.NGND Phan Huy Lê thì việc thống nhất SGK chưa phải là chất lượng lịch sử ở giáo dục phổ thông, vì ngoài SGK ra còn cả một loạt chương trình, một loạt các nhân tố liên quan mật thiết tới nhau.
[/justify]
[justify]“Chúng ta đều nhất trí SGK là một trong những khâu cơ bản nhất, cho nên đổi mới giảng dạy lịch sử ở phổ thông thì phải tạo sự đột phá từ SGK, đây chỉ là một khâu nhưng khâu này cực kì quan trọng, từ khâu đột phá này chúng ta cần mở rộng ra các mối quan hệ với các khâu khác”, GS.NGND Phan Huy Lê khẳng định như vậy.
[/justify]
[justify]Cũng theo vị Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, thì muốn quyết định được chương trình môn Lịch sử trước hết phải nhận thức được môn này như thế nào? Cũng có quan điểm cho rằng đo là tư duy về môn học này, đây là nhận thức có ý nghĩa nền tảng quyết định tất cả những quy định trong chương trình SGK Lịch sử.
GS. NGND Phan Huy Lê. Ảnh Quyên Quyên |
[justify]GS. NGND Phan Huy Lê nêu quan điểm của mình, ông cho rằng hiện nay môn Lịch sử đang là một trong những môn bị coi thường nhất trong nền giáo dục phổ thông, đó là điều đáng buồn, Bộ GD&ĐT cần có thái độ rõ ràng về việc này. Việc nhận định này không phải xuất phát từ Hội Khoa học Lịch sử mà chúng ta phải đề cao và xuất phát từ yêu cầu đào tạo năng lực cho tuổi trẻ - đó là yêu cầu phát triển của chính đất nước chúng ta.
[/justify]
[justify]Chương trình môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông, theo GS.NGND Phan Huy Lê, thì đang thiếu và cũng đang thừa, thừa những cái không cần thiết và thiếu những cái rất căn bản, nên mục tiêu giáo dục và yêu cầu môn lịch sử như thế nào cần được làm rõ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nội dung môn Lịch sử cần được tích hợp?
[/justify]
[justify]Nhận định một số quan điểm cho rằng, muốn học sinh không chán, không sợ môn Lịch sử thì trước hết nội dung trong SGK phải hấp dẫn, có tính trực quan và được tích hợp hơn.
[/justify]
[justify]GS. NGND Phan Huy Lê bày tỏ quan điểm, ông cho rằng mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện nội dung SGK Lịch sử đều rất đáng quý, nhưng cần chọn ra những phương pháp hữu hiệu nhất. Cấu trúc của môn Lịch sử hiện nay chủ yếu theo hướng đồng tâm từ cấp một, cấp hai, cấp ba và đại học, GS Phan Huy Lê nhận định cấu trúc này đã đến lúc phải chấm dứt, nhưng thay đổi bằng cấu trức khác thì phải làm như thế nào?
[/justify]
[justify]Ở cấp một, theo GS Phan Huy Lê chương trình chưa nên bố trí dạy lịch sử mà chủ nên dùng là chuyện kể lịch sử, vấn đề đặt ra chuyện kể đó như thế nào? “Quan điểm của tôi nên phân biệt giữa chuyện kể lịch sử với các câu chuyện gắn với lãnh thổ, chủ quyền, không nên lẫn lộn. Câu chuyện lịch sử và nhân vật lịch sử kể như thế nào đó cho phù hợp với độ tuổi của trẻ” GS Phan Huy Lê nêu quan điểm.
[/justify]
[justify]Ở đây, vấn đề đặt ra là chương trình Lịch sử cho cấp hai và cấp ba: Cấp hai có thể học thông sử, cấp ba học chuyên đề. Trong các cấu trúc từng được bàn thảo nổi lên phương hướng chương trình dạy theo phương pháp tích hợp. Theo GS. NGND Phan Huy Lê, đây là khuynh hướng của nền giáo dục hiện đại, SGK các nước đều làm theo hướng này, hướng này sẽ thích hợp với sự tiếp nhận của tuổi trẻ.
[/justify]
[justify]“Không nên bắt học sinh học riêng lẻ, phải tích hợp ngay trong chương trình và SGK. Nhưng vấn đề thực hiện tích hợp như thế nào? Nên tích hợp với lịch sử thế giới, trong đó khối Đông Nam Á ta có gắn bó nhiều. Tích hợp phải được thực hiện ngay trong bài học lịch sử của môn lịch sử”.
[/justify]
[justify]Với điều kiện và hoàn cảnh nước ta, theo GS Phan Huy Lê có thể tích hợp với những nội dung liên quan, đặc biệt là môn Địa lí. GS Phan Huy Lê dẫn chứng, toàn thể lãnh thổ thống nhất của Việt Nam rõ ràng gắn chặt Địa lí với Lịch sử. Địa lí là trình bày tất cả diện tích, lãnh thổ, thống nhất, kể cả biển đảo, còn Lịch sử là đưa ra quá trình hình thành lịch sử lãnh thổ thống nhất đó, trong đó có chủ quyền biển đảo. Quan điểm của GS Phan Huy Lê là nên theo hướng tích hợp, còn đến mức độ nào thì tùy thuộc vào tính thực tế trong chương trình của chúng ta.
[/justify]
[justify]“Phải xuất phát từ Việt Nam để làm tích hợp chứ không được lấy phương thức chung chung của các nước trên thế giới, thế giới tích hợp có mục tiêu của họ và ta có mục tiêu của ta” GS. NGND Phan Huy Lê thẳng thắn nói.
[/justify]
[justify]SGK Lịch sử quá gò bó
[/justify]
[justify]Nhiều học sinh, giáo viên và thậm chí cả chuyên gia cho rằng SGK Lịch sử quá gò bó, dẫn đến chức năng chưa thật đúng đắn. Cụ thể, gò bó chương trình, thậm chí tới số trang cũng gò bó, chương mục cũng gò bó.
Còn theo GS. NGND Phan Huy Lê, chương trình SGK Lịch sử hiện nay được biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức cho học sinh, mà làm ít đi vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
[/justify][justify] [/justify]
[justify]Đánh giá về chương trình SGK Lịch sử, GS. NGND Phan Huy Lê cho biết, SGK mà không chuẩn xác thì niềm tin vào SGK sẽ giảm, không thể giáo dục được giới trẻ. Vì vậy, trước hết SGK phải khoa học, trung thực và khách quan, cập nhật được những thành tựu mới nhất, trên cơ sở đó chọn lọc những mục tiêu, đổi mới quan điểm.
[/justify]
[justify]“SGK Lịch sử theo tôi mới làm được chức năng là sách cơ bản để học sinh dựa vào đó học, và thầy cô dựa vào đó để dạy. Kiến thức trong SGK gần như là bắt buộc và ra đề thi gần như là dựa vào đó, những gì có trong SGK mới có trong đề thi. Do đó mới gây nhàm chán cho học sinh. SGK là một phương tiện, rộng hơn là công cụ mang tính toàn diện để giáo dục môn Lịch sử, đặc biệt không chỉ chịu giáo dục kiến thức, mà là giáo dục toàn diện và cái chúng ta đang ngắm tới là năng lực của học sinh”, GS. NGND Phan Huy Lê nói về hướng triển khai nội dung SGK sắp tới.
[/justify]
[justify]Theo ý của GS Phan Huy Lê, môn Lịch sử là môn gắn với năng lực với phẩm chất của con người, người học phải có kĩ năng. Hiện nay nhiều học sinh đọc bản đồ không biết đọc, chưa biết phân tihcs ảnh, đó là thể hiện tư duy sử học kém.
[/justify]
[justify]Cuối cùng, GS. NGND Phan Huy Lê nêu ý kiến về “tuổi thọ” của SGK Lịch sử, theo ông SGK bao giờ cũng có tuổi thọ của nó. Kinh nghiệm các nước thường là 5-10 năm, nhưng GS Phan Huy Lê cho rằng 10 năm là nên thay đổi và phải làm lại sách, yếu tố biên soạn và cập nhật SGK luôn phải được đặt lên hàng đầu. Cập nhật không phải là viết lại sách mà bổ sung, trình bày những tri thức cho lớp trẻ. [/justify]
[justify] [/justify]
Xuân Trung - giaoduc.net