Quan Vân Trường (tức Quan Vũ) là đại tướng nhà Thục Hán, sống vào thế kỷ thứ 3, bị chém đầu bởi quân Tôn Quyền vào năm 58 tuổi. Là một tấm gương hào hiệp, nghĩa khí, trung thành, ông được người Trung Quốc tôn là thánh, thờ cúng nhiều nơi. Xung quanh nhân vật lịch sử được thần thánh hóa này có rất nhiều chuyện kỳ bí và thú vị.
Quan Công là sư tổ của nghề… cầm đồ, cắt tóc
Nhắc đến Quan Vân Trường, ai nấy hình dung ngay đến một chiến tướng oai phong lẫm liệt, thân hình cao lớn, mặt đỏ râu dài, phong thái uy nghiêm như một vị thần. Ông lại nổi tiếng với tính coi khinh tiền tài, vì thế, rất nhiều người sẽ rất sốc khi biết ở Trung Quốc, ông được tôn là tổ sư của rất nhiều nghề nghiệp mưu sinh được coi là “tầm thường” như nghề làm bếp, bán thịt, đồ tể, cầm đồ, cắt tóc, làm đậu phụ…
Các nghề làm võ sư, thầy tướng số cũng coi Quan Công là tổ, cùng với nhiều nghề khác, tổng cộng đến vài ba chục. Thậm chí, các đao phủ cũng “dựa vía” Quan Công. Họ thường giấu đao trong đền thờ ông vì cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở các oan hồn của phạm nhân bị họ chém đầu về báo oán
Không có gia cảnh giàu có như ông em kết nghĩa Trương Phi hoặc chút dòng dõi quý tộc, dù là xa vời, của ông anh kết nghĩa Lưu Bị, thuở hàn vi, Quan Công xuất thân tầm thường, nghèo khó, từng kiếm sống bằng nghề đẩy xe hàng, có lúc làm đậu phụ. Việc ông được tôn làm thánh tổ của nghề làm đậu phụ nghe còn có lý, chứ còn các nghề khác cũng nhận làm tổ thì quả là một điều lạ lùng.
Lạ hơn nữa là mặc dù coi tiền tài như cỏ rác, Quan Vân Trường lại được thờ như một vị thần tài ở Trung Quốc. Các quán ăn, thương điếm… hầu như đều có bàn thờ Quan Công với bức tượng cầm đao, cưỡi ngựa rất oai phong. Điều này lại có xuất xứ rõ ràng từ thời nhà Thanh.
Quan Công là sư tổ của nghề… cầm đồ, cắt tóc
Nhắc đến Quan Vân Trường, ai nấy hình dung ngay đến một chiến tướng oai phong lẫm liệt, thân hình cao lớn, mặt đỏ râu dài, phong thái uy nghiêm như một vị thần. Ông lại nổi tiếng với tính coi khinh tiền tài, vì thế, rất nhiều người sẽ rất sốc khi biết ở Trung Quốc, ông được tôn là tổ sư của rất nhiều nghề nghiệp mưu sinh được coi là “tầm thường” như nghề làm bếp, bán thịt, đồ tể, cầm đồ, cắt tóc, làm đậu phụ…
Các nghề làm võ sư, thầy tướng số cũng coi Quan Công là tổ, cùng với nhiều nghề khác, tổng cộng đến vài ba chục. Thậm chí, các đao phủ cũng “dựa vía” Quan Công. Họ thường giấu đao trong đền thờ ông vì cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở các oan hồn của phạm nhân bị họ chém đầu về báo oán
Không có gia cảnh giàu có như ông em kết nghĩa Trương Phi hoặc chút dòng dõi quý tộc, dù là xa vời, của ông anh kết nghĩa Lưu Bị, thuở hàn vi, Quan Công xuất thân tầm thường, nghèo khó, từng kiếm sống bằng nghề đẩy xe hàng, có lúc làm đậu phụ. Việc ông được tôn làm thánh tổ của nghề làm đậu phụ nghe còn có lý, chứ còn các nghề khác cũng nhận làm tổ thì quả là một điều lạ lùng.
Lạ hơn nữa là mặc dù coi tiền tài như cỏ rác, Quan Vân Trường lại được thờ như một vị thần tài ở Trung Quốc. Các quán ăn, thương điếm… hầu như đều có bàn thờ Quan Công với bức tượng cầm đao, cưỡi ngựa rất oai phong. Điều này lại có xuất xứ rõ ràng từ thời nhà Thanh.
Tương truyền, hoàng đế Càn Long hồi mới lên ngôi mỗi lần đi lại đều nghe phía sau mình có tiếng lẹp kẹp như ai đó mang dép đi theo, nhưng ngoảnh lại thì không thấy ai cả. Một lần quay đầu lại như vậy, vua cất tiếng hỏi: “Ai vẫn hay theo sau hộ giá trẫm thế?”. Lập tức có tiếng trả lời: “Là nhị đệ Quan Vân Trường”. Sau đó, ông vua triều Thanh bèn xuống chiếu phong cho Quan Công là tài thần. Trên cửa miếu thờ danh tướng nhà Thục Hán này từ đó người ta thường đề 10 chữ thếp vàng: “Hán vi Văn võ đế, Thanh phong Phúc lộc thần”.
Cũng trong đời Càn Long, có lời đồn rằng chính Quan Vũ hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc, khiến binh lính nhà Thanh treo ảnh ông trong doanh trại, và đeo tượng của ông như thứ bùa hộ mệnh. Đời sau, vua Hàm Phong đã tôn ông lên ngang hàng với Khổng Tử, gọi là Quan Phu Tử. Sau họ Khổng, ông là người duy nhất được tôn xưng là Phu Tử
Theo các nhà nghiên cứu, việc phong Quan Vũ làm tài thần là một nước cờ chính trị của Càn Long, và câu chuyện Quan Công hiển linh hộ giá nhà vua có lẽ cho chính vua hư cấu. Mặc dù Càn Long đã là đời vua thứ tư của nhà Thanh thống trị Trung Quốc nhưng làn sóng phản Thanh phục Minh vẫn còn mạnh, dân chúng vẫn không quên Mãn Thanh là ngoại tộc, là kẻ xâm lăng. Để góp phần vỗ yên dân chúng, Càn Long đã lợi dụng Quan Vũ, người được bao nhiêu đời dân Hán tôn sùng, kính bái.
Cho dù có phản đối nhiều chính sách của nhà Thanh nhưng người dân lại phấn khởi khi một vị anh hùng người Hán được chính vua Thanh kính trọng, phong thần. Dân Hán lại rất coi trọng thần tài, vì thế thay vì thấy sự tréo ngoe trong chuyện gán Quan Vũ với việc buôn bán, họ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà hết lòng thờ phụng để mong có nhiều tài lộc.
Không chỉ dụ dỗ dân Hán, với câu chuyện hoang đường kể trên, hoàng đế người Mãn Thanh còn mượn oai danh Quan Công để tự nâng mình lên một bậc: ông ta là bậc mà đến anh linh của đức Thánh Quan cũng phải hộ giá. Kể ra, các bậc trí giả người Hán có lẽ đã rất giận dữ vì điều này.
Quan Công là kiếp sau của Hạng Võ?
Vì được tôn là bậc thần nhân nên có rất nhiều truyền thuyết kỳ bí về Quan Vân Trường liên quan đến tiền kiếp của ông. Vị tướng mặt đỏ râu dài này được cho vốn là vị thần áo đỏ ở cung Tử Vi trên thượng giới, cai quản hai sao Văn Xương và Vũ Khúc. Thời Xuân thu – Chiến quốc, ông giáng phàm đầu thai thành Ngũ Tử Tư, tướng quốc của Ngô vương Phù Sai, người sủng ái người đẹp Tây Thi đến mức mất cả giang sơn. Ngũ Tử Tư từ chỗ được Phù Sai trọng dụng bậc nhất, chỉ vì quyết liệt khuyên can nhà vua cảnh giác với Việt vương Câu Tiễn mà bị ban cho thanh kiếm bắt phải tự tử.
Một truyền thuyết khác cho rằng, Quan Vân Trường vốn là rồng đỏ - Xích Long Tinh - ở thiên cung. Hồi ấy dân một vùng vì làm trái ý Thượng đế nên bị phạt hạn hán kéo dài để họ gặp phải nạn đói. Xích Long biết điều ấy, nhưng khi dân chúng kêu cầu, ngài thương xót, không nỡ ngoảnh mặt quay lưng để họ chết đói, nên đã tự ý làm mưa, trái với ý trời. Thượng đế sai binh tướng đi tiêu diệt Xích Long. Ngài chạy trốn đến một ngôi chùa, vị trụ trì lấy cái chuông úp lại, dặn các đệ tử trong chừng ấy ngày không được mở ra. Nhưng các đệ tử không nén được tính tò mò, mở ra xem có con gì ở trong, khiến Xích Long phải chịu nạn đầu thai xuống trần, trở thành Hạng Võ.
Cũng trong đời Càn Long, có lời đồn rằng chính Quan Vũ hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc, khiến binh lính nhà Thanh treo ảnh ông trong doanh trại, và đeo tượng của ông như thứ bùa hộ mệnh. Đời sau, vua Hàm Phong đã tôn ông lên ngang hàng với Khổng Tử, gọi là Quan Phu Tử. Sau họ Khổng, ông là người duy nhất được tôn xưng là Phu Tử
Theo các nhà nghiên cứu, việc phong Quan Vũ làm tài thần là một nước cờ chính trị của Càn Long, và câu chuyện Quan Công hiển linh hộ giá nhà vua có lẽ cho chính vua hư cấu. Mặc dù Càn Long đã là đời vua thứ tư của nhà Thanh thống trị Trung Quốc nhưng làn sóng phản Thanh phục Minh vẫn còn mạnh, dân chúng vẫn không quên Mãn Thanh là ngoại tộc, là kẻ xâm lăng. Để góp phần vỗ yên dân chúng, Càn Long đã lợi dụng Quan Vũ, người được bao nhiêu đời dân Hán tôn sùng, kính bái.
Cho dù có phản đối nhiều chính sách của nhà Thanh nhưng người dân lại phấn khởi khi một vị anh hùng người Hán được chính vua Thanh kính trọng, phong thần. Dân Hán lại rất coi trọng thần tài, vì thế thay vì thấy sự tréo ngoe trong chuyện gán Quan Vũ với việc buôn bán, họ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà hết lòng thờ phụng để mong có nhiều tài lộc.
Không chỉ dụ dỗ dân Hán, với câu chuyện hoang đường kể trên, hoàng đế người Mãn Thanh còn mượn oai danh Quan Công để tự nâng mình lên một bậc: ông ta là bậc mà đến anh linh của đức Thánh Quan cũng phải hộ giá. Kể ra, các bậc trí giả người Hán có lẽ đã rất giận dữ vì điều này.
Quan Công là kiếp sau của Hạng Võ?
Vì được tôn là bậc thần nhân nên có rất nhiều truyền thuyết kỳ bí về Quan Vân Trường liên quan đến tiền kiếp của ông. Vị tướng mặt đỏ râu dài này được cho vốn là vị thần áo đỏ ở cung Tử Vi trên thượng giới, cai quản hai sao Văn Xương và Vũ Khúc. Thời Xuân thu – Chiến quốc, ông giáng phàm đầu thai thành Ngũ Tử Tư, tướng quốc của Ngô vương Phù Sai, người sủng ái người đẹp Tây Thi đến mức mất cả giang sơn. Ngũ Tử Tư từ chỗ được Phù Sai trọng dụng bậc nhất, chỉ vì quyết liệt khuyên can nhà vua cảnh giác với Việt vương Câu Tiễn mà bị ban cho thanh kiếm bắt phải tự tử.
Một truyền thuyết khác cho rằng, Quan Vân Trường vốn là rồng đỏ - Xích Long Tinh - ở thiên cung. Hồi ấy dân một vùng vì làm trái ý Thượng đế nên bị phạt hạn hán kéo dài để họ gặp phải nạn đói. Xích Long biết điều ấy, nhưng khi dân chúng kêu cầu, ngài thương xót, không nỡ ngoảnh mặt quay lưng để họ chết đói, nên đã tự ý làm mưa, trái với ý trời. Thượng đế sai binh tướng đi tiêu diệt Xích Long. Ngài chạy trốn đến một ngôi chùa, vị trụ trì lấy cái chuông úp lại, dặn các đệ tử trong chừng ấy ngày không được mở ra. Nhưng các đệ tử không nén được tính tò mò, mở ra xem có con gì ở trong, khiến Xích Long phải chịu nạn đầu thai xuống trần, trở thành Hạng Võ.
Sở Bá vương Hạng Võ là một nhà chính trị, một vị tướng lừng lẫy từng góp phần lật đổ nhà Tần, rồi tranh chấp một chín một mười với Hán vương Lưu Bang, cuối cùng sa cơ, cơ đồ đổ vỡ, quân binh tan nát, bản thân cùng đường, phải tự đâm cổ chết.
Tương truyền, Lưu Bang sau khi diệt Hạng Võ để giành lấy cả giang san, lên ngôi hoàng đế, đã giết hại các công thần như Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt. Những điều thất đức ấy kết thành án oan ở dưới âm phủ, nhưng qua mấy đời không vị Diêm vương nào xử được. Có anh học trò nghèo khi làm bài thi có cạnh khóe đến chuyện này, bảo là thần minh bất công. Các vị Diêm vương cho là phạm thượng, bắt anh ta xuống âm phủ hỏi tội. Anh chàng không hề sợ hãi, bảo nếu cho tôi ngồi vào ghế Diêm vương, tôi sẽ xử án ấy ngon lành.
Thập điện Diệm vương đồng ý, và thế là anh học trò xử những linh hồn oan gia trái chủ phải đầu thai trở lại để trả nợ kiếp trước: Bành Việt đầu thai làm Lưu Bị, Anh Bố làm Tôn Quyền, Hàn Tín làm Tào Tháo, Hạng Sư, Hạng Bá (hai người dưới trướng Hạng Võ nhưng sau phản bội ông) làm Nhan Lương, Văn Sú (hai tướng bị Quan Công chém đầu), còn Hạng Võ đầu thai thành Quan Vân Trường. Theo truyền thuyết dân gian này, cả 6 vị tướng bị Quan Công chém đầu (khi đi qua 5 cửa ải thuộc đất của quân Tào để về với Lưu Bị) kiếp trước đều là người của Hạng Võ nhưng đầu hàng Lưu Bang, đem quân đuổi chủ cũ đến tuyệt lộ, phải tự sát bên bến Ô Giang.
Còn Lã Mông, tướng của Tôn Quyền, người chiếm được Kinh Châu mà Quan Vân Trường coi giữ, đồng thời bắt sống Quan Công, được cho là người có nợ nần tiền kiếp với họ Quan. Kiếp trước, Lã Mông là ông thợ rèn mà Quan Công thuê rèn thanh long đao theo một công thức bí mật mà ông không muốn người thứ hai nào biết. Sau khi lấy đao, ông giết luôn thợ rèn để giữ bí quyết. Bởi thế, khi đầu thai ở hậu kiếp, ông thợ rèn – Lã Mông – đã đòi nợ bằng việc đẩy Quan Công vào chỗ chết.
Những chuyện hiển linh của Quan Vũ sau khi chết
La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa có kể lại, Tôn Quyền sau khi chiếm được Kinh Châu và chém đầu Quan Công thì mở tiệc khao quân, và tự tay rót rượu thưởng cho Lã Mông. Lã Mông cầm chén rượu, nâng lên định uống thì bỗng ném ngay xuống đất, nhảy đến chộp lấy Tôn Quyền quát: “Thằng mặt xanh râu đỏ và bọn chuột kia có biết ta là ai không?”. Rồi họ Lã xô Tôn Quyền xuống đất, nhảy lên ngồi ghế của Quyền mà hét: “Ta là Hán Thọ Đình hầu Quan Vân Trường đây”. Tôn Quyền kinh hãi, vội quỳ lạy, lạy xong thì Lã Mông ngã xuống đất, hộc máu mà chết.
Tào Tháo cũng bị anh linh của Vân Trường dọa cho chết khiếp. Lúc Đông Ngô mang đầu của Quan Công sang dâng Tào với thâm ý muốn cùng Tào “chia lửa” cơn giận dữ của quân Lưu Bị, Tào Tháo đến nhìn cái đầu của Quan Công, cười và nói đùa rằng: “Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ?”. Bỗng thấy cái đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên, Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái hình nhân gằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ.
Có vẻ như cái chết bất ngờ khiến Quan tướng quân uất ức, không cam lòng nên linh hồn không siêu thoát mà liên tục hiện về cho người dương gian. Ông không chỉ báo mộng cho Lưu Bị, đòi đại ca phải xuất quân trả thù cho mình, mà còn lảng vảng xuất hiện nhiều nơi để đòi trả lại đầu cho mình.
Có lần, đang đêm, nhà sư Phổ Tịnh ở núi Ngọc Tuyền bỗng nghe tiếng la lớn: “Trả lại đầu cho ta”. Nhà sư nhìn lên thấy một vị tướng mặt đỏ râu dài cưỡi ngựa xích thố, tay cầm long đao, hai bên có hai tùy tướng, tất cả từ trên không bay xuống. Hai bên hỏi han nhau, rồi sư Phổ Tịnh nói: “Nhân trước, quả sau. Nay tướng công bị Lã Mông làm hại mà đòi trả lại đầu, vậy thì trước kia Nhan Lương, Văn Sú cùng với 6 tướng ở 5 ải bị tướng quân chém đầu, và biết bao quân tướng nữa chết dưới tay tướng quân thì đòi đầu ở đâu?”.
Nghe vậy, hồn Vân Trường tỉnh ngộ, biến mất, và từ đó không còn hiển linh để đòi báo oán nữa.
Tương truyền, Lưu Bang sau khi diệt Hạng Võ để giành lấy cả giang san, lên ngôi hoàng đế, đã giết hại các công thần như Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt. Những điều thất đức ấy kết thành án oan ở dưới âm phủ, nhưng qua mấy đời không vị Diêm vương nào xử được. Có anh học trò nghèo khi làm bài thi có cạnh khóe đến chuyện này, bảo là thần minh bất công. Các vị Diêm vương cho là phạm thượng, bắt anh ta xuống âm phủ hỏi tội. Anh chàng không hề sợ hãi, bảo nếu cho tôi ngồi vào ghế Diêm vương, tôi sẽ xử án ấy ngon lành.
Thập điện Diệm vương đồng ý, và thế là anh học trò xử những linh hồn oan gia trái chủ phải đầu thai trở lại để trả nợ kiếp trước: Bành Việt đầu thai làm Lưu Bị, Anh Bố làm Tôn Quyền, Hàn Tín làm Tào Tháo, Hạng Sư, Hạng Bá (hai người dưới trướng Hạng Võ nhưng sau phản bội ông) làm Nhan Lương, Văn Sú (hai tướng bị Quan Công chém đầu), còn Hạng Võ đầu thai thành Quan Vân Trường. Theo truyền thuyết dân gian này, cả 6 vị tướng bị Quan Công chém đầu (khi đi qua 5 cửa ải thuộc đất của quân Tào để về với Lưu Bị) kiếp trước đều là người của Hạng Võ nhưng đầu hàng Lưu Bang, đem quân đuổi chủ cũ đến tuyệt lộ, phải tự sát bên bến Ô Giang.
Còn Lã Mông, tướng của Tôn Quyền, người chiếm được Kinh Châu mà Quan Vân Trường coi giữ, đồng thời bắt sống Quan Công, được cho là người có nợ nần tiền kiếp với họ Quan. Kiếp trước, Lã Mông là ông thợ rèn mà Quan Công thuê rèn thanh long đao theo một công thức bí mật mà ông không muốn người thứ hai nào biết. Sau khi lấy đao, ông giết luôn thợ rèn để giữ bí quyết. Bởi thế, khi đầu thai ở hậu kiếp, ông thợ rèn – Lã Mông – đã đòi nợ bằng việc đẩy Quan Công vào chỗ chết.
Những chuyện hiển linh của Quan Vũ sau khi chết
La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa có kể lại, Tôn Quyền sau khi chiếm được Kinh Châu và chém đầu Quan Công thì mở tiệc khao quân, và tự tay rót rượu thưởng cho Lã Mông. Lã Mông cầm chén rượu, nâng lên định uống thì bỗng ném ngay xuống đất, nhảy đến chộp lấy Tôn Quyền quát: “Thằng mặt xanh râu đỏ và bọn chuột kia có biết ta là ai không?”. Rồi họ Lã xô Tôn Quyền xuống đất, nhảy lên ngồi ghế của Quyền mà hét: “Ta là Hán Thọ Đình hầu Quan Vân Trường đây”. Tôn Quyền kinh hãi, vội quỳ lạy, lạy xong thì Lã Mông ngã xuống đất, hộc máu mà chết.
Tào Tháo cũng bị anh linh của Vân Trường dọa cho chết khiếp. Lúc Đông Ngô mang đầu của Quan Công sang dâng Tào với thâm ý muốn cùng Tào “chia lửa” cơn giận dữ của quân Lưu Bị, Tào Tháo đến nhìn cái đầu của Quan Công, cười và nói đùa rằng: “Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ?”. Bỗng thấy cái đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên, Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái hình nhân gằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ.
Có vẻ như cái chết bất ngờ khiến Quan tướng quân uất ức, không cam lòng nên linh hồn không siêu thoát mà liên tục hiện về cho người dương gian. Ông không chỉ báo mộng cho Lưu Bị, đòi đại ca phải xuất quân trả thù cho mình, mà còn lảng vảng xuất hiện nhiều nơi để đòi trả lại đầu cho mình.
Có lần, đang đêm, nhà sư Phổ Tịnh ở núi Ngọc Tuyền bỗng nghe tiếng la lớn: “Trả lại đầu cho ta”. Nhà sư nhìn lên thấy một vị tướng mặt đỏ râu dài cưỡi ngựa xích thố, tay cầm long đao, hai bên có hai tùy tướng, tất cả từ trên không bay xuống. Hai bên hỏi han nhau, rồi sư Phổ Tịnh nói: “Nhân trước, quả sau. Nay tướng công bị Lã Mông làm hại mà đòi trả lại đầu, vậy thì trước kia Nhan Lương, Văn Sú cùng với 6 tướng ở 5 ải bị tướng quân chém đầu, và biết bao quân tướng nữa chết dưới tay tướng quân thì đòi đầu ở đâu?”.
Nghe vậy, hồn Vân Trường tỉnh ngộ, biến mất, và từ đó không còn hiển linh để đòi báo oán nữa.