Nguyên tắc chung để xác định đó là ba con số đầu tiên của mã vạch UPC. Nó sẽ cho biết nhà máy hay quốc gia xuất khẩu sản phẩm đó. Chẳng hạn với mã vạch củaViệt Nam sẽ là 893, của Hàn Quốc sẽ là 880 và Trung Quốc sẽ từ 690 đến 695,…

Một số trường hợp đặc biệt khó xác định xuất xứ như một công ty ở Ấn Độ nhập khẩu hoa quả từ Trung Quốc, sau đó lại xuất khẩu sang các nước khác nên mã vạch hiển thị xuất xứ hoa quả sẽ ở Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc.


Trên đây là bảng mã vạch theo quy chuẩn quốc tế, giúp bạn nhận biết xuất xứ hàng hóa. Trước khi mua hàng, người tiêu dùng không chỉ nên kiểm tra bảng mã vạch mà còn tìm hiểu thông tin của công ty sản xuất, cũng như công ty nhập khẩu hàng.