Tình yêu, đó không phải là một hoạt động duy trì nòi giống, nơi con người đấu tranh để những bộ gen xuất sắc lựa chọn nhau với hi vọng tạo được những thế hệ tiên tiến hơn. Tình yêu là một điều huyền bí thú vị, một cảm xúc mờ ảo và ngọt ngào của mà con người luôn có gắng phân tích. Đóng góp cho việc tìm hiểu tình yêu không chỉ những nhà văn, nhà thơ mà cả những nhà khoa học và các triết gia. Những người này, bao giờ cũng vậy, họ chia nhỏ hiện tượng, định tên khái niệm, xác định các thành phần và xuất bản những gì thu thập được. Họ hi vọng với nghiên cứu của mình, con người có thể hiểu rõ về hiện tượng độc đáo này, cũng như những phương pháp để tác động, chăm sóc và phát triển nó theo ý mình.
Ghi chú: người viết bài này chưa có dịp quan sát hiện tượng độc đáo trên, chỉ có điều kiện đọc sách và ghi chép của người khác, những lý thuyết của nhà nghiên cứu và ghi chép của người trong cuộc. Đây chỉ là những điều người viết bài nhớ được, giờ tổng hợp và trình bày lại nhân dịp Ngày Lễ Tình Yêu 14-2, một kiểu giết thời gian chống lại hội chứng ngày lễ (holiday syndrome), khi con người tự nhiên có thời gian rãnh rỗi và lẽ ra họ phải làm cái gì đó. Mọi điều viết dưới đây đều chưa được khoa học kiểm định, peer review hay đánh giá gì sất.
[size=4]
Thành phần cấu tạo của tình yêu[/size]
Tình yêu là một hỗn hợp cảm xúc phức tạp mà thành phần của nó vẫn chưa được xác định cụ thể. Tùy suy ngẫm và quan điểm của mình mà các nhà khoa học (các triết gia thì đúng hơn) đưa ra các lý thuyết khác nhau về thành phần cấu tạo của tình yêu, từ đơn giản đến phức tạp. Có những lý thuyết nói đến hơn 21 thành phần khác nhau, nhưng nay người viết bài chỉ xin giới thiệu học thuyết đơn giản với ba thành phần: đam mê (passion), thân mật (intimacy) và tận tụy (commitment), và tùy tỉ lệ giữa chúng mà tình yêu có nhiều tên gọi khác nhau được các nhà văn nhà thơ đặt cho.
Đam mê (passion): Đam mê là thành phần đặc trưng của tình yêu, điều đem lại cho nó sự quyến rũ bí ẩn. Bằng lực hấp dẫn kỳ lạ của mình, đam mê kéo hai người lại gần nhau với những cảm giác bức rứt khó chịu khi họ ở xa. Ghi nhận cho thấy não con người tạo ra hợp chất lạ khi hai người đam mê ở gần nhau, gây nên cảm xúc dễ chịu mà bình thường không có. Đó là vị ngọt độc đáo của tình yêu.
Truyền thuyết đồn rằng Adam thấy sống với Eve mệt quá nên tìm cách chạy trốn, vậy nên Đức Chúa Trời tạo ra đam mê làm động lực cho hai người tìm hiểu và lại gần nhau, cho đến khi họ thấy rằng sống vậy cũng vui …Đam mê là động lực chính của tình yêu, tạo lực hấp dẫn mạnh giúp hai người xa lạ vượt qua những rào cản trắc trở để lại gần nhau.
Thân mật (intimacy): Thân mật là điều liên kết lâu dài giữa hai người trong xã hội, dù họ có yêu hay không. Theo người viết thì càng ít rào cản, trắc trở giữa hai người thì độ thân mật của họ càng cao. Thông thường thân mật được thể hiện qua sự đồng cảm (cùng cảm nhận), quan điểm chung (cùng suy nghĩ) và kỷ niệm chung (cùng thực hiện) giữa hai người, cũng như điều riêng giữa họ mà người ngoài không mấy ai biết. Thân mật giúp giữ những rào cản bị loại bỏ không tái sinh, và giữ hai người tiếp tục ở gần nhau khi đam mê đi đâu mất.
Tận tụy (commitment) Đam mê bí ẩn thoát ẩn thoát hiện, còn thân mật là liên kết phân tử không đủ sức gắn hai người thành một. Tình yêu cần nhân tố tin cậy để gắn hai người thành một và đó là tận tụy, gắn bó. Ẩn mặt trong kỷ niệm đẹp hay những phút giây vui vẻ hay hạnh phúc (nghiên cứu không thấy hóa chất gì tạo ra trong não), tận tụy là mối liên kết nguyên tử bền vững gắn chặt hai người mà không mấy thứ có thể chia cắt.
[size=4]
Phân loại tình yêu[/size]
Từ ba màu chính, chúng ta có thể tạo được 32^3 màu khác nhau trên màn hình máy tính (32-bit color). Cũng vậy, ba thành phần căn bảo có thể tạo nên 32^3 kiểu tình yêu khác nhau. Ở đây tình yêu được chia làm 7 loại chính như hình trên.Dựa trên ba thành phần cấu tạo và các mẫu tình yêu căn bản trên, các nhà khoa học hi vọng sẽ giúp các cặp tình nhân đánh giá tình yêu của mình và bổ sung cho nó những thành phần còn thiếu.
Tình yêu say đắm (Infatuation love): là tình yêu dư đam mê mà thiếu hiểu biết thân mật hay tận tụy. Đây là kiểu tình yêu Holywood quảng bá vì nó nhanh gọn, nhiều tình tiết, nhiều hành động và dễ gói gọn trong một cuốn phim 1g30ph. Chỉ có đạo diễn biết chuyện gì xảy ra sau 1g30ph đó.
Tình yêu lãng mạn (Romantic love): là tình yêu với nhiều đam mê, nhiều kỷ niệm, nhiều giây phút đồng cảm và trò truyện, hay tìm thấy trong tiểu thuyết lãng mạn. Để kéo dài quyển truyện, tác giả thường giữ bí mật mức tận tụy giữa hai người và đặt vào giữa nhiều thử thách. Đến khi tận tụy được thể hiện vào thì cuốn truyện kết thúc vui vẻ “forever and ever”, còn nếu không truyện có thể kéo dài mãi đến khi tác giả cạn ý.
Yêu mến (Liking): vì không có đam mê (Passion) nên cái này không gọi là tình yêu được, dù hai người nhiều khi vẫn được gọi là người yêu. Hai người bạn tốt, hiểu nhau, hay chia sẻ, hay đi chung. Tuy vậy, họ không có sự gần gũi của hai người yêu nhau, ví dụ như ôm hôn hay nắm tay chẳng hạn, và họ cũng chẳng cần những chỗ kín đáo ban đêm ^_^
Bạn đường (Companionate): khi hai người bạn tốt quyết định gắn bó tận tụy với nhau … Kinh Thánh ghi chép Đức Chúa Trời nói “Thật không tốt cho người đàn ông khi anh ta ở một mình, ta sẽ tạo cho anh ta một người bầu bạn (companion) tương ứng với anh ta”. Sự quyến rũ dễ dối lừa và nhan sắc là phù du, đam mê rồi cũng sẽ hết, và kết cuộc đẹp forever after thường kết thúc ở tình yêu kiểu này. Người viết bài đoán là bạn đường là mối quan hệ lâu dài Đức Chúa Trời thiết kế cho con người khi Ngài tạo ra phụ nữ, thêm chút đam mê làm xúc tác.
Tình yêu trọn vẹn (Consummate love): là tình yêu lý tưởng, trọn vẹn cả 3 thành phần, là tình yêu lãng mạng + tận tụy hay bạn đường + đam mê. Thực tế cuộc sống hơi bị thiếu lý tưởng, và môi trường lý tưởng thì không bền vững, tình yêu này đòi hỏi nhiều nỗ lực duy trì, để giữ tận tụy lúc trẻ và đam mê khi về già. Mọi nỗ lực đều có quả ngọt, người viết bài cho rằng vị ngọt tình yêu trọn vẹn xứng đáng cho ai chăm sóc nó.
Nếu có dịp (chắc 14-2 năm sau, nếu người viết bài vẫn rảnh rỗi lúc đó), người viết bài sẽ nói tiếp về các giai đoạn trong tình yêu, các chỉ số cần lưu ý và những thử thách giữa giai đoạn.
Bonus: lời cầu hôn của Casanova với Therese, người viết bài, với sở thích sưu tầm của mình, cho rằng đây là lời cầu hôn hay nhất mà anh ta từng đọc
http://blog.360.yahoo.com/blog-vkp_dpgzeqWw4QZ9wl_LYRfn?p=789 Chúc mọi người một ngày lễ tình yêu 14-2 vui vẻ.