[justify]Là chủ nhân của hai bộ sưu tập đặc biệt, đam mê nó đến thiết tha, cháy bỏng, ông Liêm mong rằng sẽ gìn giữ được những hiện vật của một thời đại đã đi vào dĩ vãng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“Ai cũng bảo tôi chơi ngông, nhưng đó là niềm đam mê. Đơn giản chỉ là muốn gìn giữ những vật trường tồn mãi cùng thời gian. Chứ nói thật, mình chỉ là hạt cát thôi, xã hội còn nhiều anh có bộ sưu tập giá trị hơn nhiều”, ông Liêm đã bắt đầu câu chuyện như thế khi nói về thú sưu tập đồ cổ của mình. Nhưng để có được cơ ngơi như hôm nay, ông đã nếm đủ đắng cay của cuộc đời.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Hè tới đi phụ xe, Xuân về vẽ tranh bán[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đến bây giờ, ở cái tuổi 50 (ông sinh năm 1960) những vết chai, sạm vẫn còn hằn in rõ trên khuôn mặt mà thời gian không thể xóa nhòa về một thời trai trẻ của ông phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh khổ cực.
Ông có siêu xe, nhưng mỗi khi đi làm hay đi chơi với bạn bè, ông chỉ “phi” chiếc xe Toyota corolla cũ kỹ được mua từ những ngày mới lập nghiệp, khoác thêm cái áo màu gụ, vắt vẻo bộ tóc tết dài phía sau, đúng cái chất của một Nhà điêu khắc cổ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ông bảo, như thế lại hay, đi đến đâu, người ta lại để ý, xoi mói thì khó nói chuyện, làm việc lắm. Ông thích sự đơn giản bởi “mình từ cái anh lao động chân tay đi lên, giờ vẫn chỉ vậy thôi”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vốn theo học chuyên văn lại có năng khiếu hội họa, ngày đó ông từng nuôi ước mơ khi học hết cấp ba sẽ thi vào một trường mỹ thuật cho thỏa chí tang bồng. Nhưng do điều kiện kinh tế gia đình những năm sau ngày đất nước thống nhất, quá khó khăn khi cả nhà với 8 miệng ăn, ngoài trông chờ vào vài sào ruộng thì đồng lương ít ỏi từ nghề nghiên cứu văn hóa của người bố, lo được cái ăn cho gia đình cũng như cho 6 anh em được học văn hóa đã là tốt lắm rồi.[/justify]
[justify] [/justify]
Từ hai bàn tay trắng, giờ đây, ông Liêm đã trở thành một tỷ phú |
[justify]Là anh cả trong gia đình nên ngay từ đầu, ông đã ý thức được cần phải làm gì để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ của mình. Bố mẹ can ngăn đủ đường khi biết ông đi theo làm phụ cho đoàn xe chở téc xăng sang Lào, bởi sự nguy hiểm của những cung đường hiểm trở phía tây Thanh Hóa dẫn sang nước bạn Lào có thể lấy mạng người con đầu của mình bất cứ lúc nào, nhưng ông vẫn nhất quyết đi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ông xác định, muốn có tiền để đi học tiếp, thì phải dấn thân, phải cố gắng. Mùa hè gắn bó với những chuyến đi ròng rã ngày này qua tháng khác, phải đánh vật với những trận ốm, sốt rét nơi rừng rú buộc ông phải rẽ ngang, mưu sinh với nghề vẽ tranh bán khi mùa xuân gõ cửa.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“Vẽ tranh, từ bé tôi đã thích rồi. Sau này, thấy đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật nên mới liều đi vẽ tranh rồi nhờ bạn bè đem đi bán hộ”, ông Liêm nhớ lại quyết định làm bạn với giá vẽ, bút cọ. Được đắm chìm trong niềm đam mê của mình, dường như nghệ thuật đã thẩm thấu, tiếp lửa cho ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội sau đó.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Bước vào giảng đường, mọi thứ chuyển biến quá nhanh nhưng như ông bộc bạch, chỉ khi được vào môi trường sư phạm, niềm đam mê hội họa mới được đi đúng hướng, uốn nắn để có được những bước đi vững chắc sau này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tay trắng không trắng tay[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Quãng thời gian theo học, trí tò mò cộng với sự ham học hỏi đặc biệt những công trình văn hóa cổ như tạo nên sức hút, mê hoặc dẫn lối ông đến với ngành học điêu khắc cổ. Cũng từ đó, ông say mê hẳn với cưa đục, thớ gỗ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“Điêu khắc cổ đã lạ lại ít ai để ý, nên lập nghiệp rất khó khăn. Nhiều lúc nghĩ cũng nản, có nên bỏ đi làm nghề khác hay không. Chỉ đến khi việc đúc tượng, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước, xã hội quan tâm hơn. Thì những người học điêu khắc cổ như chúng tôi mới được sống bằng đúng cái nghề của mình”, ông Liêm cho biết.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Máu làm ăn cộng với việc muốn được sống bằng chính tài năng của mình, ý tưởng thành lập cơ sở tu bổ, xây dựng các công trình văn hóa le lói trong suy nghĩ của ông. Ngặt nỗi, vẫn đang tay trắng, túi tiền không cho phép khiến ông phải chạy vạy khắp nơi, nhờ vả mới vay được 5 triệu đồng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chưa bao giờ được cầm số tiền lớn như vậy, nửa mừng nửa lo và trên thực tế khi có số vốn đó, công việc làm ăn trong khoảng thời gian đầu liên tục rơi vào tình cảnh khó khăn. Ông kể việc công trình nhận về cho công nhân làm, đến khi giao cho đơn vị chủ quản họ lại không có tiền thanh toán. Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng ngày càng tăng, khiến ông đứng trước nguy cơ bị phá sản.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Rơi vào cảnh nợ nần nhưng bằng tài năng, xoay xở của mình, sau 4 năm hoạt động (1996-2000), ông Liêm đã trả xong những khoản nợ khổng lồ rồi “lên đời” cho cái cơ sở của mình thành “Công ty tu bổ và xây dựng công trình văn hóa Thanh Hóa”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Được đảm nhận tu bổ nhiều di tích văn hóa, lịch sử xứ Thanh như Thái Miếu nhà Lê, hàng chục ngôi chùa cổ trong và ngoài tỉnh, đặc biệt khi được giao tôn tạo các hạng mục khu di tích Lam Kinh, thương hiệu Hoàng Tuấn Liêm được các nhà quản lý về văn hóa biết đến nhiều.
“Xây điện Kính Thiên, công trình thiêng liêng và lớn quá. Khó khăn nằm ở chỗ các chi tiết của công trình bị mai một do thời gian, tài liệu không có nhiều mà tôn tạo sai nguyên trạng coi như là thất bại, cái tâm của mình cũng áy náy. May rằng, chúng tôi tìm được những tài liệu của các công trình cùng thời, có họa tiết trên kiến trúc có phần giống…”, ông Liêm chia sẻ về công trình khó thực hiện nhất.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Từ hai bàn tay trắng gây dựng nên cơ nghiệp nhưng ông cũng phải trả giá bằng chính hạnh phúc gia đình. Say mê tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật cũng như vật lộn trả cho xong những khoản nợ, vợ chồng ông đã chia đôi ngã. Ông vẫn nói nợ tiền có thể trả được nhưng nợ tình cảm, cái tâm của mình khó trả được.
Đó cũng là phương châm mà ông rút tỉa khi làm cái nghề đặc biệt như phục dựng các di tích văn hóa, lịch sử, gìn giữ giúp thế hệ sau hiểu được một thời dựng nước, giữ nước của dân tộc.
[/justify]