[justify]1. Pascal Payet: 3 lần trốn tù bằng trực thăng![/justify]
[justify]Trực thăng là phương tiện được sử dụng[/justify]
[justify][justify]Pascal Payet, hay còn gọi là Kalashnikov Pat, bị bắt vì tội giết người trong một vụ cướp xe bảo vệ và bị tuyên án 30 năm tù vào năm 2001. Hắn đã 3 lần tìm cách thoát thân bằng trực thăng! Lần cuối cùng vào tháng 7 năm 2007, một chiếc không tặc Squirrel cùng với phi công đã từ khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Cannes đáp xuống mái nhà giam, mang theo 3 người đàn ông trang bị vũ khí hạng nặng nhằm tìm kiếm Payet.[/justify]
[/justify]
Để giải thoát cho Payet
[justify][justify]Hắn được đưa lên mái nhà bởi những tên đồng bọn bịt mặt. Sau khi hạ cánh xuống gần biển Địa Trung Hải, người phi công được giải thoát. Từ đó Payet và đồng bọn của hắn hoàn toàn biến mất.[/justify]
[/justify]
[justify][justify]2. John Dillinger: Trốn tù nhờ súng giả làm bằng gỗ và xi đánh giày![/justify]
[/justify]
[justify][justify]Đầu những năm 1930, tên cướp nhà băng John Dillinger ở Midwest, Hoa Kỳ đã cướp được ít nhất 20 ngân hàng, 4 trạm cảnh sát và trốn tù 2 lần. Hắn bị giam tại nhà tù bang Indiana, thành phố Michigan cho tới khi được trả tự do trước thời hạn vào năm 1933. Chỉ 4 tháng sau, hắn lại phải vào nhà giam ở Lima, Ohio. Nhưng đồng bọn đã giết cảnh sát trưởng Jessie Sarber và giải thoát cho hắn. Phần lớn những tên này đều đã bị bắt trở lại vào cuối năm tại Tuscon, Arizona. Một mình Dillinger được đưa đến trại giam Lake County ở Crown Point, Indiana. Hắn phải đối mặt với tòa án vì bị tình nghi có liên quan tới cái chết của cảnh sát viên William O'Malley trong một cuộc đọ súng ở Đông Chicago, Indiana.[/justify]
[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Dillinger[/justify]
[justify]Ngày 3 tháng 3 năm 1934, Dillinger lại trốn thoát khỏi nhà tù bang Indiana, vốn là một nhà tù được canh gác bởi rất nhiều cảnh sát và bảo vệ của nhà nước. Nhiều tờ báo đưa tin rằng Dillinger đã sử dụng một khẩu súng gỗ bôi xi đánh giày đen. Với khẩu súng này, hắn đã buộc một nhân viên bảo vệ mở cửa xà lim. Hắn còn bắt cóc 2 con tin, khóa tất cả nhân viên bảo vệ vào nhà giam rồi tẩu thoát.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Vụ trốn tù tốn không ít giấy mực của báo chí[/justify]
[justify]3. Alfie Hinds: 3 lần trốn tù, 1 lần bằng cách nhốt nhân viên bảo vệ trong phòng tắm![/justify]
[justify][justify]Alfie Hinds - người Anh- đã thoát khỏi vòng vây của pháp luật tổng cộng là 3 lần, nếu tính cả lần được thả tự do cuối cùng thì là 4. Cha của hắn đã chết khi bị trừng phạt vì cướp có vũ trang. Vào năm 1953, Hinds bị bắt vì cướp đồ trang sức có tổng trị giá lên tới 90,000$. Những đồ trang sức này đã không thu hồi lại được. Mặc dù đã được bào chữa là vô tội, hắn vẫn bị tuyên án 12 năm tù giam. Bằng cách nào đó, hắn đã thoát khỏi những cánh cửa khóa và vượt qua bức tường cao 20 foot. Công chúng bắt đầu gọi hắn là “Houdini” Hinds.[/justify]
[/justify]
[justify][justify][/justify]
[/justify]
[justify][justify]Alfie Hinds sống trung thực bằng nghề thợ xây và trang trí cho tới năm 1956, khi thám tử của Scotland Yard tìm ra và bắt hắn trở lại nhà giam sau 248 ngày vượt ngục. Sau khi bị bắt giữ, Hinds đã khởi kiện chính quyền cùng các ủy viên hội đồng vì đã bắt giữ trái phép và đã sử dụng vụ việc này để thực hiện kế hoạch trốn tránh Tòa án Luật một cách thành công. Khi hai vệ sĩ hộ tống Hinds vào phòng tắm và tháo còng tay cho hắn, hắn đã đẩy họ vào buồng vệ sinh và khóa cửa lại. Hắn đã bị bắt tại sân bay chỉ vài giờ sau đó.[/justify]
[/justify]
[justify][justify][/justify]
[/justify]
[justify][justify]Vụ tẩu thoát thứ 3 của Hinds là tại nhà tù Chelmsford. Hắn quay trở lại sống ở Ai len trong 2 năm bằng nghề buôn bán xe cũ. Vận rủi lại một lần nữa đến khi hắn bị phát hiện mua bán một chiếc xe không đăng ký giấy tờ. Lần này, hắn đã sử dụng sự khôn khéo của mình và tìm ra một lỗ hổng của luật pháp. Vào thời điểm đó, trốn tù không bị coi là một hành động phi pháp nên bản án ban đầu của Hinds vẫn được giữ nguyên. Năm 1953, hắn hoàn thành nốt 6 năm tù vì tội cướp đồ trang sức, làm hư hại thanh danh của các viên chức bị bắt giam và sống một cách vương giả nhờ bán câu chuyện của cuộc đời mình cho tờ News of the World với giá 40,000 bảng.[/justify]
[/justify]
[justify][justify][size=3]
[/size][/justify]
[/justify]
[justify][justify][justify][size=3]4. Julien Chautard: trốn thoát nhờ bám vào mặt dưới của chiếc xe tải chở đến nhà giam[/size][/justify]
[justify]
[justify][size=3]Năm 2009, kẻ cố ý gây hỏa hoạn người Pháp Julien Chautard đã vượt ngục thành công khỏi một nhóm các tù nhân mới tại nhà tù Pentonville ở bắc London. Trong khi các tù nhân khác được đưa vào bên trong, Chautard đã trốn đằng sau chính chiếc xe tải đưa hắn đến. Chautard thành công trong việc trốn tù nhờ bám vào mặt dưới của chiếc xe tải. Sau đó hắn đã đến tự thú với cảnh sát.[/size][/justify]
[justify]
[justify][size=3]5. Frank Morris, Clarence và John Anglin: những tù nhân duy nhất trốn thoát khỏi nhà giam Alcatraz[/size][/justify]
[justify][size=3]Sau suốt 29 năm hoạt động, nhà tù Alcatraz chưa có một tù nhân nào trốn thoát thành công. 36 tù nhân có liên quan tới 14 vụ trốn tù, trong đó có 2 người thử trốn 2 lần, 23 người bị bắt lại, 6 người bị bắn và giết chết trong cuộc đào tẩu, 3 người bị mất tích trên biển.[/size][/justify]
[justify][size=3]Nhưng vào ngày 11 tháng 6 năm 1962, Frank Morris, John Anglin and Clarence Anglin đã thực hiện thành công một trong những vụ tẩu thoát phức tạp nhất từng xảy ra. Morris and anh em nhà Anglin đã trèo qua trục thông gió qua một ống khói và lên tới đỉnh mái. Bộ ba sau đó đã trèo xuống tầng thượng và sử dụng xuồng cao su để trốn thoát. Sáng hôm sau cảnh sát đã truy tìm 3 kẻ đào tẩu nhưng không thành công.[/size][/justify]
[justify][size=3]Viên cai ngục cho biết chúng đã sử dụng hình nộm (làm từ xà phòng, giấy vệ sinh và tóc thật) đặt lên giường để đánh lừa những cán bộ nhà tù đi kiểm tra vào ban đêm. Morris và anh em nhà Anglin đã biến mất không một dấu vết. Cho đến nay, chúng vẫn bị truy nã bởi FBI dù người ta tin rằng chúng đều đã chết đuối tại vịnh San Francisco trong khi tìm cách trốn ra khỏi đảo.[/size][/justify]
[justify][size=3]6. Billy Hayes: trốn thoát khỏi một trại giam ở Thổ Nhĩ Kì rồi trở thành nhà văn[/size][/justify]
[justify]
[justify][size=3]Billy Hayes, 22 tuổi, người Mỹ, bị kết án 30 năm tù vào năm 1970 vì buôn lậu ma túy ở một trại giam ở Thổ Nhĩ Kì. Lúc đầu Hayes chỉ bị kết án 4 năm 2 tháng. Gần tới ngày được phóng thích, ông nhận ra rằng chính quyền đã dành cho ông bản án tù chung thân. Do đó, ông đã quyết định trốn thoát. Sau 6 tháng lập kế hoạch, ông đã đánh gục một nhân viên bảo vệ, lấy trộm đồng phục, mang theo 20,000$ cha ông đã giấu trong một album ảnh và lấy trộm một thuyền có mái chèo.[/size][/justify]
[justify][size=3]Với hy vọng sẽ đến được Hy Lạp, Hayes nhuộm đen mái tóc vàng của mình và bắt đầu đi về phía biên giới. Đi chân trần, kiệt sức, và không có hộ chiếu, ông đã bơi qua sông và đi bộ nhiều dặm liên tục. Khi ông bị bắt trở thành một người lính vũ trang, Hayes đã nghĩ rằng, một lần nữa ông lại mất tự do. Nhưng Hayes cuối cùng cũng trở về Hoa Kỳ một cách an toàn và viết một cuốn tự truyện mang tên Midnight Express về kinh nghiệm của mình trong và sau khi thoát khỏi nhà tù.[/size][/justify]
[justify][size=3]3congratz3 3congratz3
[/size][/justify]
[justify][size=3]
[/size][/justify]
[justify][size=3]Theo 24h.com.vn[/size][/justify]
[/justify]
[/justify]