Nghệ thuật - blog 2013-05-25 07:27:25

Lý giải vì sao: các bức điêu khắc Hy Lạp cổ đều khỏa thân?


[size=5]Điêu khắc Hy Lạp cổ đại[/size]
[justify]Trong các loại hình nghệ thuật ở Hy Lạp cổ đại, hội họa và âm nhạc rất mờ nhạt, chỉ có điêu khắc và kiến trúc đã đạt được những thành tựu rực rỡ.[/justify]
[justify]Những công trình điêu khắc từ thế kỷ VIII-VII TCN còn cứng nhắc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật phương Đông nhưng dần dần, nó đã vượt qua chủ nghĩa công thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực.[/justify]
[justify]
Người Gaul chết gục - tượng cổ Hy Lạp năm 230 trước Công Nguyên.

[/justify]
[justify]Tới thế kỷ V-IV TCN, nghệ thuật tạo hình đạt tới trình độ phát triển nhất. Những công trình sáng tạo gắn liền với tên tuổi các nghệ sĩ tài ba như Polignos, Miron, Phidias, họ đã thể hiện tác phẩm sinh động và có tính tư tưởng sâu sắc. Thậm chí, các bức tượng Thần Athéna và Marchiatte của Miron còn diễn tả tinh tế nội tâm của nhân vật.[/justify]
[justify]
Nypei sắp chết - tượng cổ Hy Lạp năm 440 trước Công Nguyên.

[/justify]
[justify]Cổ Hy Lạp là cội nguồn của nền văn hóa châu Âu. Sự ra đời và phát triển của mỹ thuật Hy Lạp có quan hệ mật thiết với điều kiện môi trường tự nhiên, đặc điểm dân tộc và lịch sử xã hội. Thần thoại Hy Lạp là mảnh đất nảy sinh ra mỹ thuật Hy Lạp. Ở trong môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn đó, các nhà nghệ thuật Hy Lạp đã sáng tạo những công trình nghệ thuật kiệt xuất, để lại trong kho tàng nghệ thuật nhân loại những di sản vô giá.[/justify]
[justify]
Thần trời Zeus - tượng đồng Hy Lạp năm 460 trước Công Nguyên.

[/justify]
[justify]Trong thời Hy Lạp cổ đại – một trong những thời kỳ phát triển đỉnh cao của điêu khắc, điêu khắc khoả thân dường như là trào lưu chủ đạo của cả thời kỳ. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc thời kỳ này đều là khỏa thân.[/justify]

[size=5]Ý kiến của các chuyên gia[/size]
[justify]Khi ngắm các bức tượng khỏa thân thời Hy Lạp cổ đại, nhiều người không khỏi tò mò, tại sao phần lớn những bức điêu khắc đều khoả thân? Câu hỏi này quấn lấy vô số những học giả, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu…Ý kiến của họ cũng rất khác nhau.[/justify]
[justify]
Người ném đĩa sắt - tượng khắc Nyron – Hy Lạp cổ đại sơ kỹ cổ điển.

[/justify]
[justify]Giới lý luận gia chia nghệ thuật cổ Hy Lạp thành ba thời kỳ: một là thời kỳ Cổ Phong – thời kỳ hình thành mỹ thuật Hy Lạp. Tuy rằng mỹ thuật Hy Lạp từng bước hình thành phong cách riêng, nhưng nó vẫn giữ được dấu ấn của mỹ thuật Ai Cập.[/justify]
[justify]Hai là thời kỳ cổ điển, ở thời kỳ này mỹ thuật Hy Lạp định hướng theo biểu hiện tính tự nhiên và hiện thực, đồng thời theo đuổi một thứ lý tưởng đẹp, họ tập trung sức lấy tinh thần của nhân vật anh hùng với sự hoàn mỹ của hình tượng và sự tôn nghiêm tạo sự hài hòa thành một thể thống nhất.[/justify]
[justify]Ba là thời kỳ Hy Lạp hóa, văn hóa Hy Lạp vươn dài ra, đồng thời mở rộng giao lưu với phương Đông. Thời kỳ này mỹ thuật còn duy trì truyền thống cổ điển Hy Lạp, những kỹ xảo càng trở nên thành thục, nó theo đuổi hiệu quả kịch tính và biểu đạt của sự hào hứng và cá tính. Như một tác phẩm kiệt tác: “Vận mệnh ba nữ thần”, “Người ném đĩa”, “Hoàng tử LaoCoon”, “Người Homao”.[/justify]
[justify]Có ý kiến cho rằng, quan điểm “Thần người đồng hình đồng tính” làm cho thần chỉ có khuôn mặt của người và tình cảm của người biểu hiện nghệ thuật với cuộc sống con người có hơi thở chung. Khí hậu ở Hy Lạp mát mẻ để người Hy Lạp có nơi vận động lộ thiên rộng lớn. Vận động viên Olympic khỏa thể thi đấu là điều kiện để các nhà nghệ thuật lấy đó làm đề tài khắc họa năng lượng hình thể con người khỏe mạnh và có sức hấp dẫn nhất.[/justify]
[justify]Vì thế, một số chuyên gia cho rằng việc xuất hiện những bức tượng khỏa thân có liên quan chặt chẽ với việc chiến tranh triền miên và sự thịnh hành của các bộ môn thể thao. Trong mắt những người Hy Lạp cổ thì một con người lý tưởng là những nam nữ khoả thân có huyết thống tốt, phát triển bình thường, tỷ lệ cân đối, tay chân cơ thể chắc khoẻ, giỏi các môn thể thao.[/justify]
[justify]Một số chuyên gia khác lại có quan điểm, nghệ thuật khoả thân của Hy Lạp cổ đại bắt nguồn từ… phong tục khoả thân của người cổ đại.[/justify]
[justify]Các học giả Trung Quốc, chẳng hạn như Phan Tùy Minh lại cho rằng điêu khắc khoả thân của Hy Lạp là kết quả của chủ nghĩa khoái lạc về giới tính đang là phong tục thời thượng lúc bấy giờ. Nó không bắt nguồn từ phong tục khoả thân cũng không bắt nguồn từ các môn thể thao khoả thân.[/justify]
[justify]Tuy vậy, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, mọi người vẫn chưa thể biết được trong các phán đoán của giới chuyên môn, cái nào là đúng cái nào là sai.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)