[/size][size=3]Tháng tư vừa qua, sự kiện bé gái Nujoud Ali, 10 tuổi, tự mình đến tòa án xin ly dị, tạo ra một sự kiện chưa từng có trong nền tư pháp Yémen – đất nước mà tục lệ tảo hôn được những người Hồi giáo bảo thủ bảo vệ một cách kiên quyết.
Chính Nujoud, một bé gái mắt sáng, cao chưa tới 1,2 mét, đã đưa vấn đề tảo hôn ra trước công luận và nền tư pháp Yémen.
Nỗi thống khổ của em bắt đầu từ tháng 2 năm 2008, khi cha đem em từ Thủ đô Sanaa đến tận làng quê nơi ông bắt em vào một căn nhà và nói “đây là nhà chồng con”.
Đó là một căn nhà ba gian xơ xác. Em ngồi bó giò trên sàn nhà, lòng hoang mang lo lắng. Em nói với những người lạ mặt xung quanh: “Con sợ lắm, con lo lắm, con chỉ muốn về nhà”.
Nỗi thống khổ xảy ra ngay từ đêm đầu. Người “chồng” khoảng 30 tuổi tên là Faez Ali Thamer, lột quần áo em ra sau khi tắt đèn. Em vừa khóc vừa bỏ chạy, nhưng ông ta đuổi theo, đè em ra, hãm hiếp em. Rồi sau đó còn đánh đập em tàn tệ.
Cha em trông tiều tụy như một người ốm đói, làm nghề quét dọn, nhưng ngày nay phải đi ăn xin để kiếm sống. Ông có hai vợ và 16 người con. Nghèo đói là một nguyên nhân của nạn tảo hôn ở Yémen.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]
Ngoài ra người ta còn sợ con gái mình bị bắt cóc và bị cưỡng hôn. Nhưng nguyên nhân chính của nạn tảo hôn, theo một nghiên cứu của Đại học Sanaa năm 2006, là tục lệ và niềm tin rằng uốn nắn một bé gái nhỏ đồng trinh thành người vợ biết khuất phục dễ hơn uốn nắn các cô gái đã thành niên.
Nujoud đã kêu nài van lạy nhà chồng, và cha mẹ cho mình được tự do, nhưng không ai động lòng vì theo họ bỏ chồng là một điều nhục nhã cho gia đình.
Cậu của em khuyên em đem sự việc ra tòa án. Ngày 2/4, em trốn nhà, một mình vẫy một chiếc xe taxi đến thẳng tòa án. Lần đầu ra khỏi nhà em lo sợ quá, nhưng đành liều.
Em ngồi trước cửa tòa chờ các vị quan tòa bước ra, túm lấy áo kêu khóc, xin được cứu vớt. Một vị quan tòa thương tình cho em về nhà ở tạm một đêm, ngày mai sẽ giải quyết.
Tối hôm đó lần đầu tiên em được ăn một bữa cơm không có tiếng chửi rủa đe dọa, và cũng lần đầu tiên em biết màn hình vô tuyến… Một tuần sau vụ xử ly hôn được mở ra, với sự có mặt đông đúc của nhà báo, phóng viên nhiếp ảnh, truyền hình, và quan trọng nhất là bà luật sư tự nguyện Shada Nasser.
Cha mẹ của em, cha mẹ chồng, và chồng của em cũng được mời đến phiên xử. Từ đêm hôm trước họ đã được “tạm giữ” để có mặt tại phiên xử. Sau khi nghe trần tình, nguyện vọng của hai bên, quan tòa hỏi trực tiếp Nujoud: "Cô muốn ly thân hay ly dị với chồng?"
Không chần chừ Nujoud đáp: "Con muốn ly dị chồng". Tòa án chấp thuận lời yêu cầu của cô. Sau phiên tòa, Nujoud sống một thời gian với cậu, trước khi về nhà cha mẹ của mình.
Em nói: "Con không giận gì cha, con đã tha thứ cho cha rồi, con rất thương cha". Em thề không bao giờ lấy chồng nữa. Nguyện vọng của em là trở thành một luật sư như bà Shada Nasser để bảo vệ quyền lợi phụ nữ ở Yémen.[/size] 3bored3